Hồ Nguyên Trừng

Tiểu sử Hồ Nguyên Trừng (? – 1446)

 

Hồ Nguyên Trừng

 

Hồ Nguyên Trừng, chưa rõ năm sinh, mất năm 1446, có tên tự là Mạnh Nguyên. Ông là con cả Hồ Quý Ly. Khi Hồ Hán Thương, em Hồ Nguyên Trừng làm vua thì Hồ Nguyên Trừng là Tả tướng quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ, Hồ Nguyên Trừng giữ một vai trò quan trọng và tỏ ra là người hiểu rất rõ thời thế, nhân tâm. Cuối năm 1405, nhà Minh chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong một cuộc họp bàn của triều đình nhà Hồ để đối phó với người Minh do Hồ Hán Thương chủ trì, Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo, hay không theo thôi” (Đại Việt sử ký toàn thư). Hồ Nguyên Trừng đã nói đúng chỗ yếu nhất của nhà Hồ khi phát động cuộc kháng chiến chống Minh. Đó là họ không được toàn dân đồng tâm ủng hộ. Còn bản thân Hồ Nguyên Trừng, quả là đã dũng cảm tham gia cuộc chiến đấu đến cùng với tỉnh thần “không ngại đánh”. Ngay từ trận đầu, Hồ Nguyên Trừng đã có mặt trên chiến trường sông Cầu (vùng Đáp Cầu) và suýt bị nguy khốn. Sau trận đánh nhau dữ dội giữa quân đội nhà Hồ với quân Minh ở thành Đa Bang (thuộc Sơn Tây), Hồ Nguyên Trừng lui binh về giữ cửa biển Muộn Hải (thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), đáp lũy, đúc súng, đóng thuyền để chống giặc. Hồ Nguyên Trừng đã chiến đấu cho tới lúc bị quân Minh bắt tại cửa biển Kỳ La (phía nam Hà Tĩnh), rồi bị chúng đưa về Trung Quốc. Vì biết Hồ Nguyên.

 

Trừng là người có tài về kỹ thuật quân sự nên nhà Minh đã biệt đãi, trọng dụng, cử Hồ Nguyên Trừng làm quan tới chức Thượng thư bộ Công. Theo Minh sử (Binh chế khí, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng “thần cơ” có ba loại lớn, nhỡ, nhỏ khác nhau: súng lớn đặt trên lưng voi, súng nhỡ hai người khiêng, súng nhỏ vác vai. Khi có súng “thần cơ” của Hồ Nguyên Trừng, nhà Minh phải tổ chức, biên chế lại quân đội cho phù hợp với vũ khí mới này. Mỗi lần xuất trận bắn “thần cơ”, người Minh đều phải làm lễ tế Hồ Nguyên Trừng. Hồ Nguyên Trừng được coi là ông tổ của súng thần công Trung Quốc. Không chỉ giỏi chế tạo vũ khí, Hồ Nguyên Trừng còn là người làm thơ và văn xuôi xuất sắc. „ e Tác phẩm của Hồ Nguyên Trừng có Nam Ông mộng lục nghĩa là Ghi chép các chuyện trong mộng của ông giả phương Nam (Nam Ông là tên hiệu của Hồ Nguyên Trừng, từ khi ông sống Ở Trung Quốc). e – Nam Ông mộng lục gồm 31 thiên  truyện, kể về các nhân vật nước ta thời Lý, Trần, Hồ. Trong tác phẩm này có bài tựa ở đầu sách của Hồ Huỳnh, viên quan Thượng thư bộ Lễ, đồng liêu với Hồ Nguyên Trừng, viết năm 1440. Bài tựa của chính tác giả viết năm 1438 và bài hậu tự của Tống Chương, một người Việt Nam, cũng làm quan tại triều Minh, viết năm 1442. Sách Nam Ông mộng lục được in trong nhiều văn tập cổ của Trung Quốc, như Ký lục vựng biên, Ngũ triều tiểu thuyết, Hàm phân lâu bí kíp (tập thứ 9), Tùng thư tập thành sơ biên… ở Việt Nam chỉ có Nam Ông mộng lục in trong bộ Hàm phân lâu bí kíp (tập 9)… `

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Bùi Giáng

 

Trong Bài tựa Nam: Ông mộng lục, Hồ Nguyên Trừng nói rõ mục đích ông viết cuốn sách này cũng như ý nghĩa của tên gọi cuốn sách : “Sách Luận ngữ” từng nói: trong cái xóm mười nhà, thế nào cũng có người trung tín như Khâu (tức Khổng Tử) này, huống hồ nhân vật cõi Nam Giao (tức Việt Nam) từ xưa đã đông đúc, nhẽ nào nơi hẻo lánh mã cho là không có người giỏi. Trong lời nói, việc làm của tiền nhân, trong tài năng có nhiều điều khả thủ. Đến khi binh lửa, sách vở bị cháy sạch, nên những điều đó không ai còn được nghe nói nữa, há chẳng đáng tiếc sao ! Nghĩ tới điều này, tôi dần tìm các chuyện cũ, song thấy mất mát gần hết, trăm phần chỉ còn được một hai, bèn góp lại thành – sách, đặt tên là Nam Ông mộng lục, phòng khi có người đọc tới, một là để biểu dương gương tốt của người xưa, hai là để cung cấp các điều mới lạ cho bậc quân tử… Có kẻ hỏi tôi: “Sách lấy tên là mộng, ý nghĩa ở chỗ nào ?”. Tôi đáp: “Nhân vật trong sách, xưa kia rất phong phú, chỉ vì việc đời thay đổi, dấu tích không còn, chỉ có tôi là người biết và kể lại, thế chẳng phải mộng là gì ? Các bậc đại nhân quân tử có thấu cho chăng ? Còn hai tiếng Nam Ông là tên tự của Trừng tôi vậy…”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Hồ Xuân Hương

 

Qua bài tựa này, có thể thấy ở Hồ Nguyên Trừng có không ít nỗi niềm tâm sự của một người phải sống xa quê hương, đất nước, chỉ còn biết hồi tưởng về những chuyện xa xôi như một giấc mộng trong đời. 

 

Nam Ông mộng lục còn là tập sách cung cấp cho chúng ta một số tư liệu lịch sử quý về đời sống xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, như những nét sinh hoạt tín ngưỡng, trào lưu Đạo giáo, sinh hoạt thi văn trong giới tao nhân mặc khách, phong độ, cốt cách của các sĩ phu quân tử… Nam Ông mộng lục còn cho biết, Trần Nhân Tông có tập thơ Đại Dương Hải Ấn tập và Trần Nguyên Đán là người rất giỏi thiên văn lịch pháp đã soạn bộ sách Bách thế thông kỷ thư.

 

Đặc biệt qua truyện Thầy thuốc từ tâm (Y thiện dụng tâm), chúng ta biết vào thời Trần từng có một số thầy thuốc y đức rất cao, đã mở bệnh đường từ thiện, chữa bệnh, nuôi dưỡng, điều trị bệnh nhân không lấy tiền, “trên giường bệnh không lúc nào vắng người “. Nam Ông mộng lục ngoài giá trị lịch sử còn có giá trị văn học cao. Nhận xét, đánh giá văn Hồ Nguyên Trừng, Thượng thư bộ Lễ triều Minh là Hồ Huỳnh, viết: “Văn ông ngắn gọn mà nghiêm trang, cẩn mật, cao nhã mà uyên bác, theo tình kể việc, theo nghĩa đặt lời, vừa thú vị, vừa thiết thực… Ca ngợi sự tiết nghĩa thì bừng bừng cảm khái, có thể uốn nắn phong tục, biểu dương trước thuật thì siêu thoát, thanh tân. có thể nuôi dưỡng tính tình…”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Hữu Thung

 

Trong di sản văn học cổ Việt Nam, loại tản văn, dưới hình thức ghi chép – (lục, ký, chí) của thời Lý – Trần còn lại đến nay hết sức hiếm hơi. Có lẽ Việt điện u linh, Lĩnh Nam chính quát và Nam

Scroll to Top