Nguyễn Du

Hãy nêu những đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

Dàn ý chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

( Từ các bài đã học và đọc thêm )

– Nhân đạo: tấm lòng yêu thương dành cho con người. Lòng nhân đạo trong thơ văn Nguyễn Du đã trở thành một chủ nghĩa.

– Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du:

  •  Đề cao quyền sống, để cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế (Thề nguyễn, Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng…)
  •  Trân trọng những giá trị tinh thần, trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tình thân đó (Trao duyên, Độc Tiểu Thanh Kí)

– Nhận xét, đánh giá:

  •  Nguyễn Du xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam.
  •  Làm nên nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du là các yếu tố thời đại, gia đình, đặc biệt là con người nhà thơ.
  •  Nguyễn Du đã tiếp nối truyền thống nhân đạo của văn học Việt Nam, đồng thời làm mới truyền thống này nhờ những phát hiện, thể nghiệm riêng của mình.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Nhân đạo là một truyền thống tốt đẹp tự ngàn đời của dân tộc Vi Nam. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã thường nhắc nhở cháu con:

– Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

– Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Vậy nên, sống để yêu thương đã trở thành tâm nguyện của biết bao nhiêu người. Và với Nguyễn Du, đó là một quan niệm sống, một triết lí sống mà suốt đời ông không ngừng thực hiện. Qua các sáng tác văn học của mình, nhà thơ đã thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo cao cả.

Nhân đạo là “đạo của nhân”, là đạo làm người và đạo làm người còn gì khác hơn là yêu thương nhau. Nhân đạo là tấm lòng yêu thương dành cho con người. Khi viết nên Truyện Kiều, khi viết nên Văn tế thập loại chúng sinh, khi viết nên Sở kiến hành, Độc Tiểu Thanh kí… đó là những lúc Nguyễn Du bày tổ sâu sắc lòng yêu người của mình. Và ở ông, lòng nhân đạo không chỉ là một tình cảm mà đã trở thành một thứ chủ nghĩa.

Xuyên suốt các sáng tác thơ ca của Nguyễn Du là nguồn cảm hứng bất tận về con người. Đọc Nguyễn Du, chúng ta bắt gặp một thái độ rất mực đề cao con người mà cụ thể đó là sự để cao quyền sống, để cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế. Nhà thơ không say sưa kể chuyện thần tiên mà trực tiếp nói chuyện con người và khi kể chuyện con người, điều khiến ông trăn trở nhất chính là cuộc đời, số phận của họ. Con mắt trông thấu sáu cõi (Mộng Liên Đường) của Nguyễn Du đã nhận thấy ở con người nhan sắc tuyệt trần, ở tài năng tuyệt đỉnh:

– Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

– Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

(Truyện Kiều)

Đọc những câu thơ trên, người đọc cảm nhận rõ nét lòng yêu mến cũng như thái độ ngợi ca của tác giả. Chỉ bằng vài nét bút, thi nhân đã họa lên trước mắt chúng ta bức chân dung của một trang tuyệt thế giai nhân, Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Trang tuyệt thế giai nhân ấy chính là Thúy Kiều – nhân vật lí tưởng được Tố Như yêu nhất trong Đoạn trường tân thanh và cũng là trong suốt đời sáng tác của ông.

Đọc thêm  Phân tích bài thơ Vội Vàng

Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp, tài năng, Nguyễn Du còn phát hiện ra ở con người thời đại mình lòng khao khát được yêu, khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Đó là lí do ông để lứa đôi mới gặp gỡ nhau lần đầu mà Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Đó là lí do nhà thơ để một cô gái tưởng chừng rất dè  đặt như Thúy Kiều lại dám xé rào Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình, sang nhà người yêu tự tình. Đó là lí do tác giả để Kim – Kiều dám vượt quyền cha mẹ, tự ý thể nguyễn, đính ước:

Tiên thề cùng thảo một chương,

Tóc mây một món, dao vàng chia đôi.

Vừng trăng vằng vặc giữa trời,

Đỉnh ninh hai miệng một lời song song.

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

(Truyện Kiều)

Bởi quá khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn nên khi phải buộc lòng chia tay mối tình đầu, Kiều thấy cuộc sống hạnh phúc của mình đến đây chấm dứt. Nghĩ đến tương lai, nàng chỉ còn tưởng đến cái chết và oan hồn mình sẽ tìm về theo ngọn gió: .

“Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.”

Tương lai đó làm cho Kiều đau đớn đến tột cùng. Nàng quên hết xung quanh, chỉ còn khóc cho mình, khóc cho mối tình định dày công vun xới mà sao ngắn ngủi:

“Bây giờ trâm gãy, gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”

Trao duyên cho em, nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim là một việc nghĩa đáng mừng nhưng Thúy Kiều đau đớn khôn cùng. Bởi lời thề thủy chung trăm năm Thúy Kiều mới cùng Kim Trọng đồng vọng, giờ chính nàng lại là người lỗi hẹn:

“Ôi Kim lang! Hði Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Cất tiếng gọi tình quân, Kiều tự nhận lỗi phụ bạc về mình. Lời thơ là tiếng khóc ngất của người con gái luôn mang trong mình khát khao tình yêu cháy bỏng. Khát vọng này, chúng ta cũng bắt gặp trong các sáng tác của Hồ Xuân Hương – nữ sĩ cùng thời với Nguyễn Du:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Mời trầu)

 

– Kê đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

(Lấy chồng chung)

 

Nhưng rõ ràng so với cách thể hiện có phần gai góc, sắc sảo của Hồ Xuân Hương thì cách thể hiện của Nguyễn Du có phần đằm thắm, nồng cháy hơn rất nhiều.

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Du

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ đề cao khát vọng hạnh phúc lứa đôi mà còn cất tiếng đòi quyền sống cho con người. Với hình tượng nhân vật Từ Hải, nhà thơ đã thể hiện một cách cao ngạo khát vọng tự do của con người thời đại mình. Gác lại hạnh phúc ngọt ngào, nồng nàn, người anh hùng Từ Hải đã dứt khoát ra đi:

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

. thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh Từ Hải từ bên trong. Xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, chàng khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đô to lớn và ra đi không chút bịn rịn. Đó chẳng phải là chí khí phi thường của một người anh hùng hay sao? Xây dựng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm vào đó ước mơ về cuộc sống tự do, về lẽ công bằng – điều mà ngàn năm phong kiến đã tước mất đi của con người.

Đọc thêm  Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè

Làm nên chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du không chỉ là sự để cao quyền sống, để cao khát vọng hạnh phúc của con người tự nhiên, con người trần thế mà còn là thái độ trân trọng những giá trị tinh thần, trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. Trong Truyện Kiều, nhà thơ rất đồng cảm với nỗi niềm tiếc nuối của Thúy Kiều khi phải trao cho em những kỉ vật của tình yêu đầu:

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.”

Tờ hoa tiên ghi lời thề nguyền của Kiều và chàng Kim, chiếc vành trước đây chàng Kim trao cho Kiều làm của tin bây giờ đều được trao lại cho Thúy Vân. Tờ mây và chiếc vành không chỉ đơn thuần là những kỉ vật lứa đôi mà còn là dấu tích của tình yêu đôi lứa. Các chữ giữ, của chung đã nói lên cái tâm lí có tính bản năng là không đành lòng trao lại cho em. Trân trọng và không đành trao đi những kỉ vật ấy, chứng tỏ tình yêu Kiều dành cho Kim Trọng rất nồng nàn, sâu sắc. Trong Độc Tiểu Thanh hí, thái độ trân trọng những giá trị tinh thần của Nguyễn Du được bộc lộ rõ nét hơn:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

(Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã thành gò hoang cả rồi,

Chí viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ,

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có thân mệnh mà cũng bị đốt dở.)

Nguyên cớ làm dấy lên nỗi lòng đồng cảm ở Nguyễn Du chính là nhất chỉ thư (mảnh giấy). Chẳng được đầy đặn, dày dặn như “quyển”, mảnh giấy gợi lên thân kiếp mong manh, chóng tàn. Khóc cho Tiểu Thanh là Nguyễn Du khóc cho một cuộc đời, số kiếp mỏng manh. Các hình ảnh chỉ phấn (son phấn) và văn chương biểu trưng cho vẻ đẹp hình sắc và cái đẹp tâm hồn. Son phấn có thần nên vẫn phải ôm hận kể cả sau khi chết, văn chương không có thân mệnh cụ thể, nhưng phải chịu sự hành hạ, phải mang luy. Nỗi đau thể xác và bi kịch tinh thần được đồng nhất trong số phận oan nghiệt của một cuộc đời; cái đẹp nói chung đều phải chịu sự chà đạp. Tiếng khóc Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh – chủ nhân của nhốt chỉ thư, chủ thể của chỉ phấn hữu thần và văn chương vô mệnh kia.

Đọc thêm  Văn mẫu giới thiệu tác giả Nguyễn Du

Từ cuộc đời, số phận Tiểu Thanh, Nguyễn Du nhận thức về quy luật tài hoa bạc mệnh, tài tử đa cùng, người có tài hoa, trí tuệ thì số phận long đong. Đó là nỗi bất công ngự trị từ xưa đến nay, là bi kịch đã được khái quát hoá, được đồng nhất. Tác giả còn tự đặt mình vào thế giới của những kẻ phong vận, tự nhận là người cùng hội cùng thuyền để bày tỏ sự tri âm, đồng điệu giữa bản thân mình và người thiên cổ:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong uộn bì oan ngũ tự cư.

(Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi là kẻ cùng một hội với con người phong vận mắc nỗi oan lạ lùng.)

Ngẫm bi kịch của Tiểu Thanh, của những kiếp người /lận đận, Nguyễn Du lại thương chính bản thân mình. Tiểu Thanh đã có Tố Như sẻ chia, đồng cảm với nàng. Còn ba trăm năm nữa đây, ai người tri âm với Tố Như? Câu hỏi của thi nhân bộc lộ nỗi buồn sâu lắng về cuộc đời và cũng là một triết lí về thuyết tài mệnh tương đố. Ai sẽ khóc thương cho ông, cho những văn nhân tài hoa đa cùng như ông? Câu thơ thể hiện đậm nét lòng khao khát được sẻ chia, được tri âm đồng cảm của người nghệ sĩ và đó là điều mà biết bao nhà văn, nhà thơ trước Nguyễn Du chắc chắn đã dự cảm nhưng chưa thể nói lên lời.

Thương người, thương mình, tếm lòng nghĩ suốt nghìn đời (Mộng Liên Đường) ấy xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất của văn học trung đại Việt Nam. Và làm nên chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du chính là một cuộc bể dâu của thời đại, chính là những điều trông thấy mà người thơ đã đi qua trong cuộc đời mình. Hơn hết, đó còn là một trái tim lớn trong một nghệ sĩ lớn (Hoài Thanh).

Hàng ngàn năm văn học trung đại là hàng ngàn năm các nhà thơ, nhà văn không ngừng đấu tranh để giành lại quyền sống cho con người. Tiếp nối truyền thống nhân đạo của các tác giả dân gian, của Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ.., Nguyễn Du đã thực hiện thành công sứ mệnh nhôn học của văn học (M.Gorki) đồng thời làm mới truyền thống này nhờ những phát hiện, thể nghiệm riêng của mình. Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du chính là ngọn đuốc rực sáng soi đường, mở lối cho các nhà nhân đạo lớn như Nguyễn Ái Quốc ~ Hồ Chí Minh, như Nam Cao.. sau này.

Tham khảo các bài phân tích Truyện Kiều

Scroll to Top