Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tử Siêu
Nhà văn Nguyễn Tử Siêu, tên thật là Nguyễn Trong Thoát. Quê gốc: xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông đã học học chữ nho và đã đỗ qua tam trường. Ông không cộng tác với chế độ thực dân mà lui về bốc thuốc, mở trường dạy học và viết văn. Ông đã đứng làm chủ bút tạp chí Tân Thanh, sau bị thực dân Pháp đóng cửa và ông bị đưa về quản thúc ở quê nhà. Sau 1945, ông tham gia cách mạng và kháng chiến, từng là Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính (UBKCHC) tỉnh Sơn Tây. Ông là một – nhà hoạt động xã hội có tín nhiệm trong Mặt trận Liên Việt tỉnh, Ủy viên trong Hội đồng y học cổ truyền. Ông mất năm 1965 tại quê nhà. Năm 1995, tỉnh Hà Tây đã tổ chức hội thảo về sự – nghiệp của ông.
Tác phẩm nhà văn Nguyễn Tử Siêu
Nguyễn Tử Siêu là một nhà viết tiểu thuyết lịch sử xuất sắc vào cuối những năm 20 và đầu những năm 30 của TK XX. Từ 1928 – 1936 ông đã viết khoảng 10 cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trị như Tiếng sấm đêm đông (1928), Đỉnh Tiên Hoàng (1929), Vua Bố Cái (1929), Trần Nguyên chiến kỷ (1935), Vua Bà Triệu (1936), Mai Hắc Đế và Lý Nam Đế.
Tiểu thuyết lịch sử của ông thấm nhuần ý thức và cảm hứng dân tộc, thể hiện tấm lòng kiên trung với đất nước, với lịch sử dân tộc. Trong lời nói đầu Tiếng sấm đêm đông, ông tâm sự : “Vì có ông Dương Đình Nghệ mới đuổi bỏ được quân Hán, lấy lại được Giao Châu, mà cứu thoát dân ta khỏi vòng nước lửa. Vì có ông Ngô Vương Quyền mà mới giết được đứa bán nước là Kiều Công Tiên, đánh một trận ở Bạch Đằng, làm cho tiệt quân Hán, mà gây nền độc lập cho đời sau… Ôi lẫm liệt thay cái anh hùng của hai ông, to tát thay cái công đức của hai ông, thật không khác một tiếng sấm giữa đêm đông, làm cho tan hết khí âm hiu hắt, mà thu hồi lấy cái ngày xuân đầm ấm cho nước tổ Việt Nam ta vậy. Bí nhân nay thấy sự tích của hai ông trong sử chép rất là giản lược, e quốc dân ta thấy giản lược mà nhãng quên. Vậy không hiển thô lậu, soạn thành cuốn tiểu thuyết mà hằng nhớ đến hai vị cứu quốc anh hùng ấy chăng ? Nếu quả được như thế, thời đối với sự học, đối với sự quan cảm, cuốn tiểu thuyết này tưởng cũng không đến nỗi toàn là vô ích vậy”. Những lời tâm sự của ông đã bộc lộ nhiệt huyết của một nhà văn có trách nhiệm với nhân dân, với đất nước. Quả thật, những cuốn tiểu thuyết lịch sử của ông xuất bản hồi ấy đã gây được tiếng vang lớn trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ và làm cho bọn thực dân tức tối. Nguyễn Từ Siêu là người có vai trò mở đầu, khai sáng thể loại tiểu thuyết lịch sử trong nền văn học hiện đại.Việt Nam. Tuy nhiên về mặt nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Tử Siêu chưa vượt được lối kết cấu của tiểu thuyết chương hồi, lối kể chuyện chú trọng miêu tả ngoại hình và hành vi ngoại hiện của nhân vật nhiều hơn là xây dựng tâm lý, tính cách nhân vật. Điều đó đã dẫn đến sự lãng quên của bạn đọc trong những thập kỷ tiếp theo. Ngoài tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Tử Siêu còn viết diễn ca lịch sử như tác phẩm Lịch dại anh hùng cứu quốc sử cá theo thể thơ song thất lục bát, dài đến 45 trang ín, thuật kể lịch sử suốt từ thời Hai Bà Trưng đến thời Quang Trung – Nguyễn Huệ đánh quân xâm lược Mãn Thanh. Tác phẩm là sự kế tục dòng diễn ca lịch sử trong văn học dân tộc. Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Tử Siêu còn có đóng góp cho sự nghiệp y tế, giáo dục. Ông là một nhân sĩ trí thức lớn của vùng quê Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, xứng đáng được nhân dân quý trọng, ngưỡng mộ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác