Tiểu sử nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Xuân Ôn
Nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Xuân Ôn, có hiệu Ngọc Đường (còn có hiệu Hiến Đình, Lương Giang). Ông sinh ngày 23 tháng Ba, năm Canh Dần (tức 10.5.1830). Quê gốc : làng Quần Phương, xã Lương Điền, huyện Đông Thành, nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, có tư chất thông minh, 19 tuổi đã đỗ Tú tài (khoa thi Giáp Thìn 1844), nhưng rồi lận đận trường ốc đến năm 37 tuổi (khoa Định Mão 1867) mới đỗ Cử nhân, khoa sau đỗ Tiến sĩ (1871). Nguyễn Xuân Ôn phải tập sự ở kinh đô tới ba năm mới được bổ dụng làm Tri phủ Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), sau đó ít lâu ông được đổi vào làm Đốc học tỉnh Bình Định, rồi về kinh làm Ngự sử, chẳng bao lâu lại bị đưa vào làm Án sát Bình Thuận, là nơi tiếp giáp với đất Nam Kỳ đã bị chiếm đóng. Từ Bình Thuận, ông lại bị đổi ra Quảng Bình chỉ vì ông đã hỏi tội một tên cố đạo Pháp, dám ngang nhiên xúc phạm lễ nghi phong tục Việt Nam. Chưa được bao lâu thì giặc Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, Nguyễn Xuân Ôn rất sốt ruột trước thời cuộc bất lợi cho đất nước như vậy, đã tha thiết xin được vẻ quê hương Nghệ An, trấn giữ nơi địa thế hiểm yếu để tổ chức lực lượng phòng VỆ nhưng Tự Đức đã không chấp thuận, lại còn điều ông về kinh giữ chức Biện lý bộ Hình, rồi cuối cùng cách chức luôn. Trở về quê nhà, Nguyễn Xuân Ôn dốc lòng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa đánh Tây. Ông lập đồn điền khai khẩn đất hoang để tập hợp dân lưu tán, chăm lo luyện tập quân sĩ… Đến năm 1885, vua Hàm Nghi lên ngôi, phong Nguyễn Xuân Ôn làm An Tĩnh Hiệp đốc quân vụ đại thần, thống Lĩnh lực lượng nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tiếp đó, khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương, Nguyễn Xuân Ôn cùng một số sĩ phu yêu nước trong tỉnh đã khởi bình đánh Pháp. Nghĩa quân lập căn cứ ở vùng núi Yên Thành, rồi từ đó mở rộng địa bàn xuống vùng biển Nghệ An và cả Hà Tĩnh. Nguyễn Xuân Ôn, mặc dù tuổi cao sức yếu, lại đã hai lần bị thương, vẫn hăng hái chỉ huy nghĩa quân đánh giặc, lúc lâm trận vẫn anh dũng đi hàng đầu. Thực dân Pháp nhiều lần cho tay sai dụ ông đầu hàng, Đồng Khánh gọi ông về triều phục chức cũ nhưng ông kiên quyết chối từ. Ngày 25.7.1887, nhờ có tay sai chỉ điểm, chúng đã vây bắt ông ngay trên giường bệnh. Ông định tự sát, nhưng không kịp. Chúng giam ông ở nhà lao Huế, ra sức dụ dỗ, mua chuộc nhưng trước sau ông không khuất phục. Mãi gần ba năm sau (1889), khi Thành Thái lên ngôi, Nguyễn Xuân Ôn cũng đã già yếu lắm, chúng mới giả bộ “ân xá” cho ông, nhưng không cho về quê, quản thúc ở Huế. Vài tháng sau, ông mất.
Tác phẩm nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Xuân Ôn
Tác phẩm của Nguyễn Xuân Ôn để lại có : Ngọc Đường thi tập (gồm hơn ba trăm bài thơ chữ Hán), Ngọc Đường vấn tập (gồm 22 bài văn xuôi, cùng một số câu đối, cũng bằng chữ Hán, hầu hết là các sớ, tấu, biểu gửi lên nhà vua như Tờ biểu tạ ơn về việc cha mẹ được phong tặng, Bài tâu về việc trình bày mọi điều lợi hại thời bấy giờ, Bài tâu xín kinh lý miền thượng du, Bài tâu điển trấn các việc nên làm…). Hai tập này đều do con trai ông biên soạn, sau khi ông mất (căn cứ vào lời bạt của Trần Quang Diệm). Ngoài ra, còn một ít bài thơ Nôm được nhân dân truyền tụng.
Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn bộc lộ rõ chí nguyện bình sinh, đúng như Trần Quang Diệm – người cùng thời và là bạn chiến đấu của ông- đã viết trong lời bạt : “Khí phách cương trực lớn lao, bẩm thụ tự ở trời sinh, vì thế thốt ra lời nói có thể làm khuôn phép cho đời, chẳng những chỉ xưng hùng trong thí đàn mà thôi”. Nguồn cảm hứng của Nguyễn Xuân Ôn khởi phát trước hết ở ý thức trách nhiệm của một kẻ sĩ có tâm huyết đối với cuộc đời. Ngay từ thuở còn là một chàng thư sinh hàn VI, Nguyễn Xuân Ôn đã ôm ấp hoài bão lớn và tràn đầy lòng tự tin vào bản lĩnh của mình (Cảm hứng bột phái). Cho đến khi được bổ dụng làm quan, đù tuổi đã gần 50, lại cũng đã ít nhiều vấp váp trên đường hoạn lộ, ông vẫn rất phấnkhởi, bởi tin rằng từ nay sẽ có thể thi thố tài năng để hành đạo giúp đời : “Chốn ấy còn có chỗ để mà thi thố, Nguyện cưỡi gió lớn đạp tan sóng biển” (Làm lúc được chỉ vua bổ chức Tri phủ Quảng Ninh, hậu quan bản bộ về).. Nhưng xuất chính giữa lúc nước nhà đang nghiêng ngửa vì họa ngoại xâm, triều đình chẳng những không lo chống giặc lại còn ra sức cản ngăn những người có chí cứu nước, Nguyễn Xuân Ôn đã phải nếm trải bao điều cay đắng, bất đắc chí. Mặc dầu vậy, ông vẫn quyết tâm hành động và một lòng tin tưởng vào chính nghĩa của mình. Bên cạnh cái hùng tâm tráng chí ấy, thơ văn ông còn chất chứa nỗi hờn căm, uất hận đối với kẻ thù cướp nước và những kẻ cam tâm cúi luồn để mưu cầu danh lợi. Ông không mơ hồ chút nào về dã tâm của thực dân Pháp. Ông lên án triều đình chỉ lo chuyện cầu hòa. Ông lột trần chân tướng của bọn áo tía đai vàng mà lòng dạ xấu xa nhơ bẩn: “Vàng tía loẹt loè thương những kẻ, Khác gì con đi mắc giang mai” (Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ). Theo sát cuộc sống và chiến đấu của nhân dân đương thời, Nguyễn Xuân Ôn liên tiếp gửi lên nhà vua những tấu, biểu thể hiện một tầm hiểu biết sâu rộng và một cái nhìn sắc sảo vẻ thời cuộc. Ông nhiệt tình cổ vũ cho cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc để bảo vệ tổ quốc. Ông ca ngợi những chí sĩ và nghĩa quân không sợ tù đày, chết chóc, vẫn anh dũng chiến đấu. Tấm lòng Nguyễn Xuân Ôn, dù khi luận bàn việc quân quốc hay lúc thư nhàn trong phủ đường, khi cầm quân đánh giặc hay lúc ngoạn cảnh thiên nhiên, khi đấm mình trong nỗi nhớ quê hay lúc mang gông xiềng trong tù ngục… bao giờ cũng ngời ngời chính khí : “Một tấm cô trung trời đất soi rõ, Đôi vừng chính khí sông núi còn ghi” (Cảm thuật IV). : `
Vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Xuân Ôn không ở sự trau chuốt, dẻo ngọt cầu kỳ mà ở sự chất phác, chân thực và rất giàu cảm xúc. “Càng xem càng thấy ý vị thơ văn rất sâu xa…” (Trần Quang Diệm).