journal and pen - Skybound Coaching & Training

Giới thiệu nhà thơ Phạm Nhân Khanh

journal and pen - Skybound Coaching & Training

Tiểu sử nhà thơ Phạm Nhân Khanh

(? – ?, khoảng TK XIV)

Nhà thơ Phạm Nhân Khanh chưa rõ năm sinh, năm mất cùng quê quán, chỉ biết tên hiệu là Cổ Sơn, đỗ Tiến sĩ khoảng niên hiệu Long Khánh (1375- , I37?), đời vua Trần Duệ Tông. Cũng khoảng năm này, ông được nhà Trần cử đi sứ Trung Quốc, lúc vẻ được giữ chức Giám tu quốc sử kiêm An phủ sứ bộ Lạng Sơn.

Tác phẩm nhà thơ Phạm Nhân Khanh

Tác phẩm chỉ còn lại 13 bài thơ chữ Hán được Lê Quý Đôn chép trong sách Toàn Việt thi lục.

Qua những bài thơ này có thể thấy con đường làm quan của Phạm Nhân Khanh là rất hanh thông. Một số bài thơ của ông tỏ rõ sự biết ơn đối với triều đình (bài Hộ bái sơn lăng hồi kinh (Hầu vua bái yết lăng mộ trên núi trở về kinh), Phụng Bắc sứ cung ngộ Hy lăng đại tường nhật hữu cảm (Cảm xúc nhân gặp ngày giỗ vua Duệ Tông trong dịp đi sứ phương Bắc). Những bài Thủ tuế (Thức canh năm cũ), Xuân du (Chơi xuân), Nhạn tự (Chữ nhạn), Phát Tích liêm trì (Ao sen chùa Phật Tích) cho thấy niềm hân hoan tự tin của ông vào công việc của triều đình, vào công việc của mình và hy vọng những công việc . ấy đều đạt kết quả tốt. Song đến hai bài cùng đầu đề Thế? tịch (Đêm mùng bảy tháng bảy) và nhất là bài Thu dự (Đêm thu) thì dường như tác giả có tâm sự u uẩn nào đó. Không rõ vì sao trong số thơ ít ỏi của mình, tác giả lại có đến hai bài nói về cảnh chia la giữa Ngưu Lang, Chức Nữ, mặc dù đầu đề là đêm vui gặp mặt của họ. Nỗi buồn này càng thấm thía trong đêm thu se lạnh, cây cỏúa tàn, dù lòng dạ sắt đá đến đâu cũng không khỏi nao nao. Cuối cùng, bài Tống Lãm Sơn quốc sư hoàn sơn (Tiễn quốc sư Lãm Sơn về núi) thì tâm sự ấy đã vương mùi thiển gửi trong cảnh sống ung dung tự tại chốn lâm tuyền.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Quang Huy

Thơ Phạm Nhân Khanh giản dị, ít điển cố là phương tiện để ông thổ lộ nỗi lòng và tỏ bày tình cảm, song số lượng quá ít, không cho biết gì thêm về đương thời, mặc dù ông là nhà viết sử.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top