bg-journal-grief-pencil - Refuge In Grief

Giới thiệu tác giả Đỗ Nhuận

bg-journal-grief-pencil - Refuge In Grief

Tiểu sử tác giả Đỗ Nhuận

Đỗ Nhuận, sinh ngày 3 tháng 5 năm Bính Thìn (1436), mất năm Hồng Đức thứ 26 (1495), thọ 59 tuổi. Quê gốc : làng Kim Hoa, huyện Kim Hoa, thừa tuyên Kinh Bắc nay là thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Đô Nhuận đỗ đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), năm 1468 cùng với Quách Đình Bảo, theo hầu xe vua về thăm Lam Kinh, vua tôi cùng xướng họa ở đó. Năm 1475, Đông các hiệu thư Đỗ Nhuận cùng Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung và Quách Đình Bảo, Ngô Sĩ Liên… tiếp sứ giả nhà Minh là Quách Cảnh. Ông làm quan trải thăng đến chức Thị độc viện hàn lâm, Đại học sĩ đông các, Thượng thư bộ Lễ. Với tài thơ của mình, bấy giờ Đỗ Nhuận cùng với Thân Nhân Trung là hai cây bút ở cung đình, được vua Lê Thánh Tông tin yêu quý trọng, người đời khen ngợi và gọi một cách thân mật là “Thân Đỗ”. Khi Hội Tao đàn được thành lập (tháng Một năm Hồng Đức thứ 25 [ 1494]), vua Lê Thánh Tông giao chức Tao đàn phó nguyên súy cho Đỗ Nhuận. Hội Tao đàn là Hội nhà văn cung đình của Việt Nam do Lê Thánh Tông làm Tao đàn nguyên súy, tập hợp 28 văn thần gọi là Tao đàn nhị thập bát tú. Các bài thơ xướng họa của Hội đã được tập hợp lại thành tập Quỳnh uyển cửu ca.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Đỗ Nhuận (1436 - 1495)

Tác phẩm của tác giả Đỗ Nhuận

Đỗ Nhuận viết nhiều thơ văn, có điều các sáng tác ấy chưa tập hợp lại thành tập riêng, nên thất truyền nhiều. Tác phẩm chính gồm : Thiên Nam dục hạ (đồng tác giả, 100 quyển) ; Anh hoa hiếu trị (đồng tác giả), hiện thất lạc ; thơ Nôm chép chung với nhiều tác giả trong Hồng Đức quốc âm thi tập, Thân chinh ký sự (thất truyền) ; bài văn bia : Thái Hòa lục niên Mậu Thìn khoa Tiến sĩ đề danh ký; Quỳnh uyển cửu ca (đồng tác giả), trong đó có 9 bài thơ họa, 6 đoạn văn bình thơ Lê Thánh Tông, Cháu cơ thắng thưởng (đồng tác giả), Chùm thơ 3 bài (đồng tác giả).Tổng cộng hiện nay còn 13 bài thơ và một số đoạn văn Đỗ Nhuận cùng Thân Nhân Trung bình thơ Lê Thánh Tông.

 Thái Hòa lục niên Mậu Thìn khoa Tiến sĩ đề danh ký là bài văn bia do vua Lê Thánh Tông trực tiếp giao cho Đỗ Nhuận soạn vào tháng Tám năm Hồng Đức thứ 18 (1484). Nội dung bài văn bia là đề dẫn và ghi tên các Tiến sĩ đậu khoa Mậu Thìn, năm Thái Hòa 6 (1488). Trong bài văn bia này, Đỗ Nhuận đã hết lời ca ngợi sự nghiệp trị nước của các bậc đế vương nhà Lê, nhất là việc tuyển chọn nhân tài, dùng người hiền tài. Bài văn bia có đoạn viết : “Sự nghiệp trị nước lớn lao của đế vương không gì cần kíp hơn đào tạo nhân tài, điển chương chế độ đầy đủ của nhà nước, tất phải chờ ở bậc hậu thánh. Là bởi trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào thánh nhân đời sau, thì đều chỉ là cầu thả tạm bợ mà thôi”. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà khảo cứu Sơn Nam

Ngoài tác phẩm văn ra, những bài thơ còn lưu lại đến nay của Đỗ Nhuận đều nằm trong dòng chính thống : ca ngợi công lao, đức độ của nhà vua, bày tỏ lòng trung nghĩa với triều đình phong kiến. Đây cũng là âm hưởng chủ đạo của các nhà thơ Hội tao đàn và thơ ca thời bấy giờ. Những bài tiêu biểu củaĐỗ Nhuận theo hướng này là các bài thơ chữ Hán: Phụng họa ngự chế, Quản đạo, Phụng họa ngự chế, Thần tiết… Đỗ Nhuận mong ước về một vương triều, một xã hội mà ở đó nhân dân được ấm no, mùa màng tươi tốt, nhà vua là dấng anh minh, biết kiềm chế, biết phân biệt hay dở, đúng sai. Được như thế thì cuộcbình trị và sự huy hoàng của vương triều sẽ vững bền trường cửu cùng đất nước núi sông vậy. Thơ Đỗ Nhuận chủ yếu là ca ngợi, ngâm họa, tiếp ý của vua nên lời thơ của ông cũng như những nhà thơ trong Hội tao đàn không tránh khỏi gò bó câu chữ, nghèo nàn và khuôn sáo hình thức thể hiện, thi thoảng mới xuất hiện những câu thơ tinh tế, trau chuốt, giàu cảm xúc, vượt ra khỏi ý muốn chủ quan của tác giả ca ngợi chế độ phong kiến đang thời thịnh trị, Cảm hứng chủ đạo ở những bài thơ của Đỗ Nhuận là bộc lộ lòng yêu nước thiết tha, bộc lộ lý tưởng chính trị – xã hội tích cực của một đại quan, có ý thức trách nhiệm với dân tộc và triều đại đương thời. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà báo Phan Khôi

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top