Tư liệu nhà văn Hà Minh Tuân
Nhà văn Hà Minh Tuân, sinh ngày 10.2.1929 mất ngày 11.3.1992, tên khai sinh là Nguyễn Văn Trí. Quê gốc: xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957).
Năm 1943, Hà Minh Tuân tham gia hoạt động bí mật trong phong trào thanh niên cứu quốc ở Hà Nội, sau phụ trách đoàn thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu, là Đại đội trưởng giải phóng quân. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia Vệ quốc đoàn với chức vụ Đại đội trưởng, rồi Tiểu đoàn trưởng. Năm 1950, ông là Chính ủy Trung đoàn 209, thuộc Sư đoàn 312, tham gia các chiến dịch Việt Bắc, Trung du, Điện Biên Phủ. Năm 1954 ông là trưởng phòng Cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị Năm 1958, ông là biên tập viên báo Văn học rồi giữ chức Giám đốc NXB Văn học. Sau đó, ông chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu tại Tổng cục Thủy sản, rồi lại trở về NXB Văn học làm trợ lý Giám đốc.
Tác phẩm của nhà văn Hà Minh Tuân
Tác phẩm chính :
– Những ngày máu lửa (ký sự -1949), Trong làng Hà Nội (tiểu thuyết – _ 1957), Hơi trận tuyển (tiểu thuyết – 1960), Vào đời (tiểu thuyết – 1962, tái bản 1991), Vẻ đẹp bình dị (tiểu thuyết – 1977). Hà Minh Tuân là một cây bút văn xuôi trung thực. Hơn 40 năm hoạt động văn học, nhà văn Hà Minh Tuân đã ghi lại trong các tác phẩm những chặng lịch sử của dân tộc với mọi vui buồn của con người và cuộc sống.
Nhắc đến Hà Minh Tuân, nhớ đến những tiểu thuyết Trong lòng Hà Nội và Hai trận tuyển của ông với những trang viết về vẻ đẹp trong sáng của một lớp thanh niên lớn lên từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám. Đó là bài ca cách mạng của tuổi trẻ say mê lý tưởng với những ngày chiến đấu sôi nổi và đầy cảm động trên mảnh đất thủ đô mà nhà văn gắn bó.
Nhưng gây ấn tượng sâu sắc hơn cả trong cuộc đời sáng tác của Hà Minh Tuân là cuốn tiểu thuyết Vào đời. Ngay từ khi mới xuất hiện, Vào đời đã trở thành một “vụ án“ văn học. Cuốn sách có một số phận không bình thường vì nội dung của nó không phù hợp với khí hậu văn học cách đây 30 năm. Tác giả đã sớm nhận ra những tiêu cực trá hình tồn tại trong quá trình xây dựng một xã hội mới, đã không né tránh sự thật mà nhìn thẳng vào nó với thái độ phê phán khá mạnh mẽ. Gần đây Vào đời đã được nhìn nhận lại. Tác phẩm đã được tái bản và giới thiệu rộng rãi với bạn đọc.
Với cái nhìn đầy thiện cảm và trân trọng con người, sau Vào đời, ông viết tiểu thuyết Vẻ đẹp bình dị. Tác phẩm ra đời trong thời gian ông nhận công tác ở ngành thủy sản nhưng vẫn không chịu từ bỏ nghiệp văn.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác