pen-and-notebook - MET Marketing

Giới thiệu nhà thơ Hà Tông Quyền

pen-and-notebook - MET Marketing

Tiểu sử nhà thơ Hà Tông Quyền

(1798 – 1839),

Nhà thơ Hà Tông Quyền, vì tránh phạm húy, đổi là Hà Quyền, tự Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu Hải Ông. Quê gốc : người xứ Nghệ, sau di cư ra làng Cát Động, huyện Thanh Oai, nay thuộc tỉnh Hà Tây. Năm 1822, dưới triều Minh Mệnh, ông đậu Tiến sĩ, được sơ bổ Trị phủ, sau được triệu về kinh, rất được vua Minh Mệnh ưu ái, trọng thị. Ông thường được tham gia ý kiến vào nhiều công việc trọng đại của triều đình, nhưng có lần trái ý vua, ông bị cắt chức, buộc phải tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản đi Nam Dương quần đảo, để chuộc tội. Trở về, ông được phục chức rồi thăng Tham trí bộ Lại, vào hàng đại thần sung Cơ mật viện. Ông sống thẳng thắn, liêm khiết, tận trung với vua. Có lần Minh Mệnh hỏi ý kiến Ông về người kế vị, ông tâu bày là không nên chọn Trường Khánh Công, tức vua Thiệu Trị sau này. Tin lọt ra ngoài, Trường Khánh Công biết được, bèn lập mưu cho mời ông đến phủ đệ riêng, rồi tìm cách giết đi, đem vứt xác xuống sông ! Bi kịch của đời Hà Tông Quyền cũng là bi kịch của không ít công thần thời Nguyễn.

Tác phẩm của nhà thơ Hà Tông Quyền

Về sáng tác và trước tác, ông đã để lại: Tốn Phủ thi tập, Liêu Đường văn tập, – Mộng dương tập, Vịnh Kiều tam thập thủ, Minh Mệnh chính yếu (sử). 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà viết sử Phan Thanh Giản

Đời làm quan của Hà Tông Quyền chỉ  trên 15 năm, nhưng cũng trải qua lắm bước thăng trầm. Hầu như hoạn lộ của nhiều kẻ sĩ đương thời, đều như vậy. Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú, Lý Văn Phức… đều đã phải trải qua con đường làm quan gập ghềnh như thế. Thời gian đầu ông được tin dùng, nên thơ ông cũng tràn đầy niềm vui và lạc quan. Nhưng bước đường công danh “đeo khổ nhục” (Nguyễn Trãi), với triều Nguyễn, thì đó là chuyện không tránh khỏi, Tốn Phủ đã nhận ra ngay lúc sinh , lực còn rất sung mãn. Viết nên bài Hữu  Cảm (Nhân cảm xúc mà làm), hẳn là ông đã nhụt chí, bởi trong triều ngoài nội, đâu đâu cũng là cảnh đáng ghét, đáng buồn, đáng chán và rất đáng lo ngại. “Cái hứng muốn về không phải vì rau rút cá vược, Từng biết quang cảnh ngày nay không còn như ngày xưa ! Đánh đổ nhau bởi tranh giành quyền thế, Quen thói tự ti, ai còn nghĩ đến phẩm giá hàng thi thư? Trộm cướp nổi lên, sau binh đao loạn lạc, Nạn cơm áo ngày càng cùng kiệt, sau lụt lội, mất mùa…” (Lời dịch xuôi). Cái thịnh thời Minh Mệnh là thế ! Tiếc rằng, những bài thơ có ý nghĩa phê phán hiện thực xã hội chiếm tỉ lệ nhỏ. Mộng dương tập ghi nhận đôi điều khác lạ ở Giăng Lưu Ba (Gia các ta), nhưng tác giả không nêu được vấn đề gì có quan hệ đến nước nhà. Ngoài ra, Hà Tông Quyền cùng với triều thần nhà Nguyễn, phụ họa với Thánh tổ Nhân Hoàng đế, vịnh Truyện Kiều của Nguyễn Du. Minh Mệnh đã hết lời ca ngợi Thúy Kiều, đã “nêu danh giáo” bằng tấm gương trung, hiếu, trinh tiết. Ba mươi bài vịnh Kiều của bồi thần Hà Tốn Phủ tất chỉ đón ý vua mà phụng vịnh. 

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đặng Huy Trứ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top