Trang thơ Hoàng Cầm - Bùi Tằng Việt (208 bài thơ, 1 bài dịch)

Giới thiệu nhà thơ Hoàng Cầm

Trang thơ Hoàng Cầm - Bùi Tằng Việt (208 bài thơ, 1 bài dịch)

Tiểu sử nhà thơ Hoàng Cầm

Nhà thơ Hoàng Cầm sinh ngày 22.02.1922 có tên thật là Bùi Tằng Việt. Quê gốc: xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hoàng Cầm xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Ông học tiểu học, trung học ở Bắc Giang và Bắc Ninh. Năm 1938, ông ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài rồi đi làm nghề văn, dịch sách cho NXB Tân Dân của Vũ Đình Long. Năm 1944, Thế chiến thứ hai diễn ra căng thẳng, gia đình vẻ lại quê gốc Thuận Thành. Ở đây ông tham gia hoạt động thanh niên cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Cách mạng tháng Tám, ông về Hà Nội thành lập đoàn kịch Đông Phương dưới sự chỉ đạo của Ủy ban vận động văn hóa toàn quốc. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, đoàn kịch diễn một thời gian ngắn rồi giải thể. Tháng 8 -1947, vợ chồng ông nhập ngũ, vào Vệ quốc quân ở Chiến khu 12. Năm 1952, ông làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị Năm 1955, là Trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về Hội văn nghệ Việt Nam làm công tác xuất bản.

Tác phẩm của nhà thơ Hoàng Cầm

Tác phẩm chính : Hận ngày xanh (phóng tác theo truyện của Lamartine – 1940), Bóng sen trắng (phóng tác theo Anđersen – 1940), Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm – 1941), Tĩnh giác mở vú (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm – 1942), Thói mộng (truyện vừa – 1941), Hạn Nam Quan (kịch thơ – I944), Bốn truyện ngắn (đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy từ 1939 đến 1943), Ông cự Liên (kịch nói – 1952), Đêm Lao Cai (kịch nói – 1957), Tiếng hát quan họ (trường ca, in chung – 1956), Những niềm tín (thơ dịch – 1965), Men đá vàng (truyện thơ – 1989), Tương lai (kịch thơ – 1995), Kiểu Loứn (kịch thơ – 1992), Miu Thuận Thành (thơ – 1991), Lá diêu bông (thơ – 1993), Bên kia sông Đuống (thơ chọn lọc – 1993), Về Kinh Bắc (thơ – 1994), 99 tình khúc (thơ tình – 1995).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Bảo Định Giang

 Hoàng Cảm thực sự bước vào con đường văn học vào cuối năm 1939, bằng những truyện ngắn in trên Tiểu thuyết thứ bảy. Sau đó ông lại yêu thích thể loại kịch thơ, tham gia tổ chức biểu diễn và bắt tay vào viết kịch bản. Vở kịch thơ đầu tay là Hón Nam Quan, nói về cuộc chia tay giữa Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi, nhằm ca ngợi tỉnh thần chống ngoại xâm. Khi Chiến tranh thế giới lần II đang căng thẳng, Hoàng Cầm về sống ở Bắc Giang và bắt đầu viết kịch thơ Kiều Loan mượn không khí cổ tích, huyền thoại để nói lên khát vọng hòa bình, xóa bỏ chiến tranh thù hận. Trước Cách mạng, Hoàng Cầm chủ yếu sáng tác kịch thơ.

Vào kháng chiến chống thực dân Pháp ông vẫn tiếp tục hoạt động sân khấu và có sáng tác một số bài thơ, nổi bật là bài Bên kia sông Đuống. Bài thơ được đánh giá là một trong những bài hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bằng đi một thời gian dài, đầu những năm 90 của thế kỷ XX Hoàng Cầm cho ra đời liền một lúc mấy tập thơ. Thơ Hoàng Cầm có một giọng điệu riêng – giọng điệu quan họ rất độc đáo. Theo tác giả, những bài thơ tiêu biểu nhất trong đời thơ của ông thường được viết ra bằng những xui khiến vô thức của định mệnh (Bên kia sông Đuống, Lá diêu bông, Cây tam cúc). Về Kinh Bắc là tập thơ quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo của Hoàng Cầm. Phong cảnh thiên nhiên, truyền thống văn hóa, vẻ đẹp duyên dáng của người con gái Kinh Bắc đã trở thành máu thịt của tâm hồn ông. Là con đẻ của vùng quê Kinh Bắc đồng thời ông cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của đất Kinh Bắc. Ở những bài thành công, thơ Hoàng Cầm thường đi vào cõi tiềm thức, vô thức. Nó được diễn tả bằng . ngôn ngữ thơ mông lung, khác lạ và giàu tính biểu cảm. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Nghệ Tông

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top