Hoàng Đạo (nhà văn) – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu nhà văn Hoàng Đạo

Hoàng Đạo (nhà văn) – Wikipedia tiếng Việt

Tiểu sử nhà văn Hoàng Đạo

Nhà văn Hoàng Đạo sinh năm 1906, mất năm 1948, có tên thật là Nguyễn Tường Long, hiệu Tứ Ly. Ông sinh ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là em ruột của Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Năm 1930, Hoàng Đạo thí vào trường Luật khoa, Hà Nội. Sau khi có bằng Cử nhân luật, ông làm Thêm kí lục sự ở tòa án Đà Nẵng rồi tòa án Hà Nội. Bắt đầu cộng tác với báo Phong hóa từ năm 1932. Khi Tự lực văn đoàn công bố thành lập, Hoàng Đạo trở thành một trong những cây bút trụ cột của tổ chức này. Ông chuyên viết những bài phóng sự, nghị luận về đề tài xã hội, kinh tế, chính trị.

Hoàng Đạo từng là đảng viên đảng Đại Việt thân Nhật. Khí quân đội Tưởng Giới Thạch rút, Hoàng Đạo cũng theo sang Trung Quốc. Tháng 8 – 19418, trên chuyến xe lửa từ Hồng Kông đi Quảng Châu, khí qua thị trấn Thạch Long, Hoàng Đạo đã bị chết đột ngột vì đứt mạch máu.

Tác phẩm của nhà văn Hoàng Đạo

Tác phẩm chính : Tập phóng sự trước vành móng ngựa gồm phần lớn những bài đã đăng ở báo Phong hóa về chuyện tòa án, tập nghị luận về đạo lý làm người lấy tên Mười điểm tâm niệm (1939). tiểu thuyết Con đường sáng (1940). tập truyện ngắn Tiếng đàn (1941)… Ông còn viết nhiều sách truyện cho thiếu nhi như Con cá thân; Lan và Huệ, Con chim di sừng, Sơn Tĩnh, Lên cung trăng. Nhiều tác phẩm của Hoàng Đạo thiên vẻ nghị luận xã hội. mang tính luận đề khá rõ. Phái cháng vì nghề nghiệp Tham tá lục sự tòa án nên Hoàng Đạo thường chú trọng khuyến con người ta tu thân, giữ trọn đạo làm người. Áo ước những sự công bằng trong xã hội. nén ngòi bút Hoàng Đạo quan tâm nhiều đến cảnh ngộ, quyền lợi của tầng lớp bình dân. Ông viết khá nhiều về cảnh “bùn lầy nước đọng” ở xã hội thôn quê, về cuộc sống nghèo khổ. tối tăm của người nông dân. Tất nhiên, tình thương đối với người dân quê này là tình thương của một Kẻ bên trên nhìn xuống; lắm lúc không giấu được thái độ ban ơn, miệt thị. Tư tưởng nghiêng về bình dân kiểu ấy bắt gã không khí của thời kỳ Mặt trận Dân chủ, khiển Hoàng Đạo tưởng tượng ra một “con đường sáng”. Qua mẫu địa chủ tư sản mới như nhân vật Duy, tiểu thuyết Con chường xáng đã minh họa cho luận dễ: Phải tự tu luyện hàng ngày để hiểu biết thêm và làm cho người khác cũng hiểu biết như mình. “Con đường sáng” mà Hoàng Đạo vẽ ra ở đây thực chất chỉ là một ảo tưởng ngây thơ của giai cấp tư sản,  tiểu tư sản. Nó minh họa cho giấc mộng cải lương mà Tự lực văn đoàn ôm ấp ở thời kỳ 1936 – 1939,

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Ma Văn Kháng

Văn phong của Hoàng Đạo chắc chắn màu bay bổng, Tuy thể, ông cũng có những trang viết khá gợi cảm về cảnh sắc thiên nhiên làng quê.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top