The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu tác giả  Hoàng Đức Lương

The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Tiểu sử tác giả  Hoàng Đức Lương

(?-?, TK XV) .

Hoàng Đức Lương là quan chức, nhà biên khảo, nhà thơ nửa cuối TK XV.

Quê gốc : làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, này thuộc tỉnh Hưng Yên, sau di cư sang làng Ngọ Kiều, huyện Gia lâm, trấn Kinh Bắc, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Khoa thi Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ chín (1478) đời Lê Thánh Tông, óng đỗ Hoàng giáp, được bố chức Tham nghị. Năm Mậu Thân (1488), phụng mệnh sung sứ bộ, làm Phó sứ sang giao thiệp với nhà Minh, trở về được thăng Tả thị lang bộ Hộ.Theo Lê Quý Đón trong Kiến văn tiểu lịch, sự nghiệp của ông không truyền lại “những xem tuyển tập của ông, thì tất nhiên ông là tay danh sĩ”.

Tác phẩm tác giả  Hoàng Đức Lương

Tác phẩm : Trích điểm thí tập, để tựa năm 1497, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tâp, sau này được Lê Quý Đón đưa vào Toàn Việt thí lục Trích điểm thì tập, theo Lê Quý Đôn – trong Kiến văn tiểu lục thì sách gồm 15 cuốn nhưng đến thời ông, còn lại không được một nứa. Hiện nay Trích diễm thi tập còn 6 quyển với nguyên vẹn bài tựa của chính soạn giá, phần tuyển thơ chỉ cồn phần thơ ngũ ngôn tứ tuyệt và thất Ngôn tứ tuyệt mà chưa có phần thơ ngũ

Ngôn bát cú và thất ngôn bát cú. Trích điểm thi tập là cuốn hợp tuyển thi ca thứ ba, soạn sau Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên, Tỉnh tuyển chư gia luật thi của Dương Đức Nhan, nhưng là bộ hợp tuyến có tiếng trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Trích điểm thí tập “chọn lọc thơ văn đỉnh đạc, cao siêu của tiền bối về triều nhà Trần và thời Lê sơ, lại có dẫn cả thơ văn của thi nhân -Trung Quốc, việc này không cần biện bạch làm gì nhưng xem giới thiệu họ tên tác giả, cũng có thể tưởng tượng được lúc bấy giờ văn vận phồn thịnh, trứ tác phong phú” (Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn).  Trích điểm thi tập thể hiện quan điểm tư tưởng và quan niệm thẩm mỹ tiến bộ của nhà soạn giá. Biên soạn bộ hợp tuyển thí ca này, Hoàng Đức Lương xuất phát từ niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, sự trăn trọng bảo vệ và phát huy nền văn hóa nước nhà: “Một nước văn hiển, xây dựng đã mấy trăm năm, có lẽ nào không có một quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phái tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường, như thế chả đẳng thương xót lắm sao ?” (Tựa Trích điểm thi tập). Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ và có phần mới mẻ của Hoàng Đức Lương cũng thể hiện rõ trong bài 7. Ông đã bước đầu nhận thức được vấn đề cốt lõi là văn chương có những đặc trưng riêng. Trong bốn nguyên nhân làm cho thơ văn thất truyền, ông đưa lên đầu tiên như sự nhấn mạnh vào nguyên nhân  thấy được đặc trưng của văn chương : “Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả cái đẹp. vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt – tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ có thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy mà thôi”. Có thể nói Hoàng Đức Lương đã thấy được sự khác về chất của cái đẹp trong văn chương, để.cảm nhận được cái đẹp của văn chương cần phải có một trình độ thưởng thức và hiểu biết nhất định. Ở TK XV, một nhận thức như thể quả là một bước tiến dài có ý nghĩa về lý luận thơ. Ba nguyên nhân còn lại dẫn đến sự  mất mát thơ văn đều ít nhiều có liên quan tới việc chưa thấy được đặc trưng riêng của văn học : danh nho làm quan to thì bận việc quan trường, quan nhàn chức thấp thì lận đận khoa cử không có điều kiện để ý sưu tập thơ văn, có người thích thơ văn nhưng lại ngại công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, nên làm nửa chừng rồi bỏ dở, chế độ chính trị khắc nghiệt của nhà nước phong kiến : “Nếu được lệnh vua chúa, không dám khắc ván lưu hành” cũng làm cho thơ văn không được giới thiệu rộng rãi và mai một dần.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Khoa Chiêm

Quan niệm lấy chất lượng thẩm mỹ để xác định tác phẩm văn học đã chỉ phối Hoàng Đức Lương trong sưu tầm, biên soạn. Tiêu chuẩn để đặt thứ tự ưu tiên trong chọn tuyển và sắp xếp là thơ hay, chứ không phải là địa vị xã hội của tác giả. Ông đã sắp xếp bộ hợp tuyển của mình theo thể loại, căn cứ vào chất lượng tác phẩm chứ không theo trật tự vua quan từ cao xuống thấp, không theo thứ tự các triều vua. Có thể nói đây là một quan điểm thật sự tiến bộ, một quan điểm đúng đắn khi làm hợp tuyển văn học.

Khi sáng tác thơ, Hoàng Đức Lương cũng chú ý tới cái đẹp của bài thơ. Cái đẹp ấy có cả trong cảm xúc và trong ngôn từ. Ở bài Tự trào, ông tự giễu về việc làm thơ của mình: suốt ngày vắt óc tìm thơ, nhưng không ra, đến tận đêm khuya, chợt tìm thấy một câu thích thú bèn vùng dậy gọi tiểu đồng ghi lại. Bài Tự trào đã đề cập tới một quy luật của sáng tạo thi ca: sáng tác văn chương không phải là việc làm dễ dãi, nhưng cũng không phải cứ kỳ công là được, chỉ khi nào tâm hồn thật sự xúc động thì thơ mới hiện thành lời. Việc Hoàng Đức Lương thường gieo vần trắc trong một số bài thơ không phải là sự cố ý làm cho cầu kỳ, kiểu cách, mà là một dụng công nghệ thuật. Trên cái nền chung là cổ kính, trầm mặc, thì những vần trắc chính là những nốt nhấn, làm nổi bật lên cái “thần” của bài thơ. Nhìn chung, thơ Hoàng Đức Lương thường đẹp một cách kín đáo, đạm mà có vị, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Xuân Cang

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top