Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Giới thiệu nhà thơ Hoàng Lộc

Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Tiểu sử nhà thơ Hoàng Lộc

Nhà thơ Hoàng Lộc sinh năm 1920, mất năm 1949. Quê gốc: xã Châu Khê, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông lớn lên và đi học ở Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp, Hoàng Lộc tham gia quân đội, làm phóng viên cho tờ báo Xông pha (cơ quan ngôn luận của bộ đội quân khu 12). Tham gia mặt trận Thu Đông 1947 đến năm 1948 ông chuyển về làm tại tòa soạn báo Bác Sơn (báo của lực lượng vũ trang Liên khu I). Năm 1949, ông mất vì bị bệnh lao quá nặng.

Tác phẩm của nhà thơ Hoàng Lộc

Tác phẩm chính : Chặt gọng kìm đường số 4 (phóng sự – NXB Vệ quốc quân – 1948). Hoàng Lộc làm thơ từ trước Cách mạng tháng Tám. Thơ ông thời kỳ này không có gì đặc sắc. Trong kháng chiến chống Pháp, người ta chú ý tới tập phóng sự Chết gọng kìm đường số 4. Do được tham gia trực tiếp chiến dịch này, có dịp đi sâu vào cuộc sống chiến đấu của những người chiến sĩ gắn bó với hiện thực chiến trường nên những trang: viết của Hoàng Lộc ở tập phóng sự này đã ghi lại được một cách sống động, chân thực và phong phú cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của quân dân ta.Tập phóng sự cũng đã khắc họa được hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, với những phẩm chất cao đẹp từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến. “Riêng Thu Đông 47 đã không có một sáng tác văn chương nào vẻ đường số 4 có giá trị tương đối bằng tập phóng sự của Hoàng Lộc” (Lời giới thiệu của NXB Vệ Quốc quân – dẫn theo Trần Hữu Tá – Từ điển văn học – 1983).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Ngô Thì Nhậm

Tuy vậy cho đến nay, bạn đọc biết và nhớ đến Hoàng Lộc chủ yếu là do bài thơ Viếng bạn. Điều này cũng giống trường hợp của Hồng Nguyên với bài Nhớ, Thôi Hữu với bài Lên Cấm Sơn… (những nhà thơ một bài). Viếng bạn được viết trong chiến dịch Thu Đông 47 và in lần đầu trong tập phóng sự Chặt gọng kìm đường số 4, chương VI, nhàn để Mót bài thơ khóc bạn. Bài thơ làm theo thể thơ 5 chữ, chia làm 6 khổ, mỗi khổ 4 câu. Cả bài thơ là tiếng khóc đau đớn, nghẹn ngào của nhà thơ đối với người bạn vừa hy sinh đột ngột : “Khóc anh không nước mắt, Mà lòng đau như cắt, Gọi anh chữa thành lời, Mà hàm răng đính chặt”. Nó cũng thể hiện được lòng căm uất đối với kẻ thù, tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, cao cả cũng như lời nguyện ước thiết tha của những người đang sống với người đã khuất. Lời thơ giản dị, nhưng xúc động lòng người vì sự chân thực, chân cảm của người viết. Đó là một trong những bài thơ hay của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói riêng, cũng như thơ ca viết về tình đồng chí đồng đội nói chung.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top