Tiểu sử nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9.9.1937. Quê gốc : xã Triệu Long, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị, hiện sống ở Huế. Đã từng dạy học, tham gia phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ – ngụy đòi độc lập, thống nhất tổ quốc từ những năm 50. Viết văn, viết báo từ khi còn rất trẻ, từng là Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Trị. Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Cửa Việt. Giải thưởng về văn xuôi của bạn sáng tác Hội nhà văn Việt Nam (công bố I981) cho cuốn Rất nhiều ánh lửa (1979).
Tác phẩm của nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tác phẩm chính : Những dấu chân qua thành phố (thơ – 1976). Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu (bút ký – 1971), Rất nhiều ảnh lưu (truyện ký – 1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (bút ký – 1985), Bản di chúc cỏ lau (1991), Hoa trái quanh tôi (truyện Ký), Người hái phù dung (thợ). Húc dị tích và con người (bút ký), Nhàn đàm (nhàn đầm). Người ham chơi (nhàn đầm – 1988). Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với thể ký như một cái duyên thiển định. Nhắc đến ông, người ta nhớ ngay đến hai tập truyện ký xuất sắc : Rất nhiều ánh lửa và Ai đã đặt tên cho dòng sông. Toát lên trong toàn bộ sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là cảm hứng và niềm đam mê đối với vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Ít thấy trong sáng tác của ông những vấn đề phức tạp của đời sống kinh tế, xã hội, cũng như số phận riêng tư của mỗi cá nhân, hay đúng hơn là ông không đi sâu mổ xẻ, truy tìm căn nguyên của những vấn đề đó. Hoàng Phủ Ngọc Tường thường viết những gì mà ông tâm đắc, và đã có quá trình tìm tòi, quan sát và chiêm nghiệm. Với Rất nhiều ánh lửa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc những mảng viết chân thực lung linh cảm xúc, chứng tỏ một khả năng quan sát và sự cảm nhận tính tế của nhà văn về thiên nhiên và con người ở những vùng đất mà ông đã từng đặt chân đến. Trong chín truyện và bút ký ở tập Rơi nhiều ánh lửa có những bài hay, mang đậm tính trữ tình và giàu chất thơ như Rất nhiều ánh lửa, Chế ngự cát, Miếng trầu đỏ, Rừng đước mặn, Còn mãi đến giờ. Ở ông thường có sự liên tưởng, đan xen giữa không gian và thời gian liền mạch và sự chặt chẽ, lô gíc trong kết cấu (như Con sông từ nguồn ra biển, Còn mãi đến giờ).
Ai đã đặt tên cho cho dòng sông là một tìm tòi và thể nghiệm mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút ký. Đây là tập bút ký mang dáng dấp sử thi nhưng vẫn thấm đượm chất thơ và rất gần với đời sống. Lịch sử và văn hóa Huế được thể hiện một cách phong phú, chi tiết và sống động qua con người và thiên nhiên ở đây (Ai đã đặt tên cho dòng sông, Chiếc panhxô và khẩu súng của trường, Hoa trái quanh tôi). Chính cái sở trường trong thể loại ký đã giúp cho Hoàng Phủ Ngọc Tường có một loạt bài báo xuất sắc, để lại ấn tượng thú vị cho người đọc. Ngoài truyện, ký, báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn có thơ và có thơ hay, tuy không thật nhiều.
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết chưa nhiều, nhưng có lẽ chỉ với chừng ấy thôi cũng để khẳng định vị trí và phong cách riêng của ông ở thể loại bút ký văn học.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác