Notebook Fountain Pens Pen - Free photo on Pixabay

Giới thiệu nhà thơ Hoàng Tố Nguyên

Notebook Fountain Pens Pen - Free photo on Pixabay

Tiểu sử nhà thơ Hoàng Tố Nguyên

(1929-1975)

Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên sinh ngày 30.8. 1929, mất ngày 30.6.1975, có tên thật là Lê Hoàng Mưu. Quê gốc : tỉnh Tiền Giang. Sinh ở Sài Gòn, nay là TP Hồ Chí Minh. Năm 1945, Hoàng Tố Nguyên tham gia bộ đội, là cán bộ thông tin rồi Trưởng ban tuyên truyền, cán bộ Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc Thủ Dầu Một, lần lượt làm biên tập viên báo Cứu quốc Nam Bộ, báo Vì Chúa – Vì tổ quốc. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn nghệ (1954 – 1956), Ủy viên thường trực Ban đại diện văn nghệ Nam Bộ (1956 – 1957). 1957 – 1959 : ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. 1959 – 1969 : là biên tập viên báo Độc lập. Năm 1969 – 1973 : ông công tại Ty văn hóa Hà Tây. 1973 -1975: ông công tác tại Hội văn nghệ Thái Bình.

Tác phẩm của nhà thơ Hoàng Tố Nguyên

Tác phẩm chính : Đất nước (1955), Gò Me (1957), Quê chung (1962), Gửi chiến trường chống Mỹ (1966), Từ nhớ đến thương (1976).

Thơ Hoàng Tố Nguyên được bạn đọc chú ý từ 1955. Giọng thơ đằm thắm, ân tình của ông đã để lại ấn tượng khá sâu đậm trong tình cảm người đọc. Đất nước. (1955), Gò Me (1957) là tiếng lòng tha thiết, gắn bó sâu nặng với một vùng quê đã trở thành máu thịt. Những hình ảnh, màu sắc, phong cảnh và con người quê hương lần lượt hiện lên qua những ký ức, những kỷ niệm mang một sắc thái riêng, rất Nam Bộ. Những cái tên Gò Me, rừng U Minh cùng với sắc mai vàng, cây lúa nàng Co…, hiện lên qua tâm trạng, qua nỗi niềm thương nhớ – nên có màu sắc rực rỡ, lung linh, như trong một giấc mơ: “Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát; Lúa nàng Co chói rực mặt trời .

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo Nguyễn Văn Siêu

Từ Quê chung (1962), Gửi chiến trường chống Mỹ (1966) trở đi, Hoàng Tố Nguyên đã hướng ngòi bút vào việc thể hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời vẫn quan tâm thường xuyên tới nhiệm vụ giải miền Nam. Ông đã có những cố gắng để có một cách nghĩ, cách cảm mới trước những vấn đề của hiện thực. Bên cạnh quê hương Gò Me, ông có thêm một quê hương mới ở miền Bắc: Hương Canh. Và bên cạnh nỗi niềm thương nhớ miền Nam, còn có thêm  niềm tin tưởng mãnh: liệt vào ngày toàn thắng.

Thơ Hoàng Tố Nguyên êm ả, có phần bằng phẳng, nhưng chân thật. Ông là nhà thơ sống hay viết đều có tình.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top