Nhà văn Lê Minh Khuê khẳng định nhân vị tự do qua tác phẩm

Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê

Nhà văn Lê Minh Khuê khẳng định nhân vị tự do qua tác phẩm

Tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê

Nhà văn Lê Minh Khuê sinh ngày 6.12.1949. Bút danh khác: Vũ Thị Miên. Quê gốc: xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Tốt nghiệp THPT, Lê Minh Khuê tham gia đội thanh niên xung phong hoạt động trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1969, về làm phóng viên báo Tiền phong. Năm 1973, tình nguyện đi chiến trường B. Thời kỳ này công tác tại Đài phát thanh Giải phóng, có mặt trong đội quân vào giải phóng TP Đà Nẵng. 1976, bà công tác tại Đài truyền hình Việt Nam. Từ 1979 đến nay bà là biên tập viên NXB Hội nhà văn.

Lê Minh Khuê đã theo học các lớp bồi dưỡng viết văn do Hội nhà văn tổ chức, học lớp viết văn ở học viện M. Gorky (thuộc Liên Xô cũ).

Tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê

Tác phẩm chính : Cao điểm mùa hạ (truyện ngắn – 1978), Đoàn kết (truyện ngắn – 1980), Thiếu nữ mặc áo dài xanh (tiểu thuyết – 1984), Một chiếu xa thành phố (truyện ngắn – 1987), Em đã không quên (tiểu thuyết – 1990), Bị kịch nhỏ (truyện ngắn – 1993), Lê Minh Khuê – truyện ngắn (1994), Trong làn gió heo may (1998)… Bà được nhận Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn năm 1987 với tập truyện : Một chiều xa thành phố.

Nhìn chung, thể loại mà Lê Minh Khuê quan tâm nhất là truyện ngắn. Sáng tác của Lê Minh Khuê thường viết về những con người bình thường ở xung quanh : trong chiến tranh, đó là những  người lính ; trong thời bình, đó là những con người đang đối mặt với những lo toan, vất vả của thời hiện tại. Nhiều tác phẩm của Lê Minh Khuê đã thể hiện được một cái nhìn khá sắc sảo về những gì tác động đến số phận con người như chiến tranh, như đời sống có tính chụp giật, chợ búa đang nhấn chìm và làm tha hóa con người. Nhà văn cũng không ngần ngại miêu tả mặt trái của xã hội thời hiện đại, đẩy con người tới nỗi cô đơn, mất phương hướng, quay đảo trong các bi kịch, nhiều khi dẫn đến tội ác.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đặng Minh Khiêm

Đã có những lúc, tác giả dường như rơi vào trạng thái tuyệt vọng (qua các truyện ngắn : Anh lính trong D, Những kẻ chờ sung…). Điều đáng trân trọng là chỗ, nhiều tác phẩm của Lê Minh Khuê biết ngợi ca cái đẹp, ngợi ca những nỗ lực vươn tới các giá trị chân – thiện – mỹ trong một thời đại không ít nhiễu nhương. Bằng con mắt khá tỉnh táo, Lê Minh Khuê có ý thức tạo lập một cái nhìn nghiêm túc về các vấn đề xã hội đã và đang tồn tại: Đây là một hướng đi đây tâm huyết mà khi đã bước vào nghiệp văn, như chính tác giả có lần từng thừa nhận, cái cao nhất vẫn là tấm lòng.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top