Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Giới thiệu nhà thơ Lê Quang Bí

Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Tiểu sử nhà thơ Lê Quang Bí

(1504 – 1566)

Nhà thơ Lê Quang Bí, hiệu Hối Trai, tự Thuần Phu.Quê gốc : làng Mộ  Trạch, huyện Đường An, nay là xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là con Lê Nại, cháu 4 đờiLê Cảnh Tuân. Lê Quang Bí đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân tức Hoàng giáp, khoa Bính Tuất (1526), niên hiệu ,Thống Nguyên 5, đời vua Lê Cung Hoàng. Cũng năm đó, nhà Mạc thay nhà Lê, Lê Quang Bí làm quan với nhà Mạc. Năm 1548, ông được vua Mạc Phúc Nguyên cử đi sứ Trung Quốc, xin cầu phong. Công việc không xong, ông bị vua nhà Minh giữ lại ở Nam Ninh 18 năm, đến năm 1566 mới được tha về, lúc đó ông đã già hơn 60 tuổi. Cảm ‘vì khí tiết bền vững của ông, vua Mạc Mậu Hợp thăng chức Lại bộ Thượng thư, tước Tô Xuyên hầu, có ý muốn so ông với Tô Vũ nhà Hán đi sứ Hung Nô cũng bị giữ lại non 20 năm. Khi mất ông được truy tặng tước Tô quận công.

Tác phẩm của nhà thơ Lê Quang Bí

Tác phẩm của Lê Quang Bí còn lại tập Tư hương vận lực ( Vân thơ nhớ quê) làm trong thời gian 18 năm trời đằng đắng trên đất khách. Tập này gồm 66 bài, chép lẫn với thơ của Vũ Công Đạo (1629 – 1714) 276 bài. Ông cũng người làng Mộ Trạch làm thơ vịnh sử khi đi sứ và dùng lại nhan để Tư hương vận lực. Riêng thơ của Lê Quang Bí thì có chú rõ “Tô quận công sử vịnh” (Thơ do Tô quận công vịnh).

Đọc thêm  Giới thiệu Phạm Ngũ Lão

Tư hương vận lục là một tập thơ vịnh sử, vịnh những nhân vật của quê hương Mộ Trạch, thuộc hai dòng tộc khoa bảng nổi tiếng họ Lê, họ Vũ. Dưới chế độ phong kiến, làng Mộ Trạch vốn được coi là tiến sĩ sào (tổ tiến sĩ) vì có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan ở địa phương hoặc triều đình và it nhiều đều có công tích với làng, với nước. Trongbài dẫn, chính Lê Quang Bí đã nêu rõ : đó là những nhân vật lịch sử “đã được liệt vào điển chương thờ cúng” hoặc là “tiền bối, hạng bối, hậu bối”. Đó là nhân vật Lê Nhữ Du, thân phụ của Lê Cảnh Tuân, vốn quê Thanh Hóa, nhập cư ở Mộ Trạch, mở đầu dòng khoa. hoạn thi thư và cũng là ông tổ đời thứ của họ Lê làng Mộ Trạch. Tiếp đó là bài thơ vịnh các nhân vật Lê Cảnh Tuân (con của Lê Nhữ Du). Đây là một nhân vật lịch sử thời Trần – Hồ, từng viết Vạn ngôn thư xin với nhà Minh cho lập lại con cháu nhà Trần và bị giặc Minh giam giữ cho đến chết ở đất Trung Quốc. Rồi người cháu của Lê Nhữ Du là Lê Thiếu Dĩnh, con trai của Lê Cảnh Tuân cũng được ngợi khen vì khi làm Chánh sứ sang Trung Quốc đã cất công tìm cha là Lê Cảnh Tuân ở ngục Kim Lãng. Như vậy cả 3 đời ông, cha và con của Lê Nhữ Du đều được Lê Quang Bí vịnh sử. Lê Nhữ Du đã khơi dậy, gây dựng nên nếp giáo hóa, khoa cử học hành và để cho con cháu đời sau ngày càng dồi dào phát đạt, cho nên con là Lê Cảnh Tuân và cháu là Lê Thiếu Dĩnh đều hiển đạt và trở thành nhân vật lịch sử có danh tiếng trong cả nước.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà chiến sĩ Phan Đình Phùng

Hai mươi bài vịnh sử khác đề cập tới các nhân vật Vũ Bá Khiêm, Lê Thúc Hiển, Vũ Tùy, Lê Bá Tuy, Vũ Nhân Trung, Vũ Thế Mãn, Lê Đạc, Lê Lãng, Vũ Đôn, Lê Tung… hầu như mỗi bài vịnh một nhân vật lịch sử, vậy cả 66 bài vịnh là 66 nhân vật lịch sử. Đối với một làng quê, con số đó thật là lớn. Điều đó chứng tỏ làng Mộ Trạch chẳng những là một làng khoa bảng mà còn là một làng quan chức. Có nhà cả ông, cha, con, cháu bên nội, bên ngoại đều đỗ đạt làm quan. Hầu hết những nhân vật được ngâm vịnh là người làng ở vai trên Lê Quang Bí, còn vai ngang hàng với Lê Quang Bí chắc là nhiều hơn nữa và chưa được đề cập tới vì tác giả chỉ ngâm vịnh những nhân vật “đã được liệt vào điểm chương thờ cúng”, tức là những nhân vật đã qua đời. Tập thơ vịnh sử tuy mang tính chất địa phương, dòng tộc, làng xã, nhưng cũng có tính chất quốc gia vì một số nhân vật lịch sử đã có tầm cỡ trên phạm vi cả nước.

Thơ vịnh sử của Lê Quang Bí là những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tuy có nhiều điển tích nhưng đã tránh được lối bình luận khô khan, trở nên hồn hậu, đậm đà và ý vị. Mỗi bài thơ như một hoạt cảnh nhỏ về nhân vật, nói chuyện tâm tình, đề cao truyền thống, đạo lý Nho giáo, đạo lý làm người, phù hợp với đạo lý của xã hội. Tác phẩm phản ánh được niềm yêu mến và tự hào, sự chân thành của người viết nơi xa đất nước nghĩ về quê hương. Có lẽ đó cũng là nguồn lực để Lê Quang Bí giữ vững khí tiết bậc trượng phu suốt 18 năm ròng bị giam lỏng ở đất Nam Ninh.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đỗ Pháp Thuận

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top