Giới thiệu Lục Súc Tranh Công
Truyện thơ Nôm ngụ ngôn khuyết danh, gồm 453 câu có vần điệu theo lối văn tuồng theo kiểu tuồng đổ, một thể loại văn học dân gian. ực sức có nghĩa là 6 loài gia súc, còn rơnh công ở đây có thể hiểu là kể công trạng của mình giúp chủ nhà như thế nào ? Truyện kể về cuộc cãi vã của 6 vật nuôi đã được thuần dưỡng trong nhà là trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Thoạt đầu, trâu kêu ca rằng mình phải kéo cày, kéo bừa, làm lụng cực nhọc quanh năm mà vẫn bị chủ đối xử tàn tệ. Nghe thấy thế, chó liền cãi lại : trời sinh ra loài vật, mỗi con có một phận riêng, trâu to khỏe thì lo cày bừa, còn chó nhỏ hơn nhưng tỉnh khôn thì lo giữ cửa nhà, của cải, công việc vì thế cũng chẳng kém phần cực nhọc. Chủ nhà thấy trâu, chó cãi nhau không phân phải trái, liền đứng ra khuyên nên hòa thuận với nhau, không nên tranh hơn thiệt. Trâu và chó không cãi nhau nhưng lại quay ra kiện chủ về việc ngựa chỉ ăn báo hại. Nghe có kẻ nói xấu mình, ngựa chạy đến liền kể công lao của mình đã giúp chủ như thế nào ? Được chủ vỗ về, ngựa lại kiện dê. Và cứ thế, hết dê lại đến gà, lợn. Chúng đều cãi nhau, kể lể công lao của mình và cuối cùng nghe chủ khuyên bảo chúng đều bằng lòng với chức phận riêng của chúng. Còn người chủ, trước sau chỉ khuyên nhủ các con vật đừng cãi nhau, sống với nhau hòa thuận, mỗi con mỗi việc thì mới giúp cho chủ mình ăn nên làm ra, phát triển sản nghiệp. Có người cho rằng : truyện phản ánh những bất công xã hội dưới thời phong kiến. Hình ảnh con trâu ám chỉ người nông dân phải làm việc vất vả, nhọc nhằn mà vẫn bị khinh rẻ, chưa được hưởng những đãi ngộ tương ứng. Còn những con vật như chó, ngựa, dê, gà, lợn ám chỉ lũ người đầy tớ tay sai cúc cung tận tụy đối với giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột. Những con vật đó nịnh bợ chủ, đồng thời lại cắn xé lẫn nhau, tranh công, đổ lỗi cho kẻ khác. Trong số lục súc, chỉ có trâu là dám tố cáo những bất công ngang trái, nhưng rốt cuộc cũng lại ngoan ngoãn vâng theo lời chủ. Truyện thể hiện rõ khuynh hướng điều hòa mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Tuy vậy, về mặt khách quan, ở chừng mực nào đó, truyện vẫn là một tiếng nói bênh vực những người lao động làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, đồng thời tỏ thái độ khinh bỉ những kẻ hèn hạ, đầy tớ tay sai chỉ biết cúi đầu vâng lời chủ.
Sự giải nghĩa như trên dù sao cũng chỉ là một trong những cách hiểu về thiên ngụ ngôn này. Ngoài ra truyện cũng là dịp trình làng, trình nghề của 6 loài vật nuôi rất quen thuộc của nhân dân ta. Xét về khía cạnh sân khấu tuồng đồ, truyện có tính chất như một màn diễn xuất hài hước rất thường gặp trong các lễ hội dân gian truyền thống.
Câu văn vần, văn xuôi trong Lục súc tranh công khá trau chuốt, chứng tỏ tác giả khuyết danh của truyện là một người thuộc tầng lớp nho sĩ có học hành, thi cử. Đáng lưu ý là kể từ thời Tự Đức, văn bản tuồng thường dùng nhiều từ Hán, còn tác phẩm Lục súc tranh công lại dùng toàn thơ văn Nôm.
Truyện có thể ra đời vào khoảng nửa đầu TK XIX khi mà chế độ phong kiến triều Nguyễn mới thiết lập, xu thế điều hòa mâu thuẫn tạm hòa hoãn giai cấp ở trong cả nước là một xu thế đang nổi trội. Truyện còn được xem như một truyện ngụ ngôn dân gian rất gần gũi với tâm thức của người bình dân.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác