Tiểu sử nhà văn Ngô Ngọc Bội
Nhà văn Ngô Ngọc Bội sinh ngày 7.1.1929. Các bút danh khác: Ngô Ngọc, Kim Môn. Quê gốc: xã Phú Khê, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông học chữ Hán và chương trình tiểu học Pháp. Sau Cách mạng, ông lần lượt tham gia hoạt động thanh niên cứu quốc và du kích tại xã (1945 – 1948), rồi cán sự huyện đội huyện Cẩm Khê (1948 – 1949), cán bộ thông tin tuyên truyền Đà Bắc và tỉnh Hòa Bình (1949 – 1957), cán bộ Ty văn hóa Phú Thọ (1957 – 1968). Từ 1968, ông chuyển về Hà Nội làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ cho tới khi nghỉ hưu (1995).
Tác phẩm của nhà văn Ngô Ngọc Bội
Tác phẩm : Chị cả Phây (truyện ngắn – 1963), Đất bỏng (ký SỰ – 1967), Áo làng (tiểu thuyết – 1975), Đường chè (truyện ngắn, in chung – 1984), Nợ đổi (truyện ngắn – 1984), Lá non (tiểu thuyết – 1987), Chị cả Phây (tuyển tập truyện ngắn – 1987), Ác mộng (tiểu thuyết – 1990), Gió đưa cảnh trúc (tiểu thuyết – 1992), Minh mung cổng trời (tiểu thuyết – 1996), Những mảnh vụn (truyện ngắn – 1996).
Từ truyện ngắn đầu tiên Ruộng liền bờ (1959) đến nay, Ngô Ngọc Bội đã có bốn thập kỷ miệt mài, bền bỉ sáng tác và cho ra đời 5 tập tiểu thuyết, 6 tập truyện ký, và ngót trăm bài ký đăng rải rác trên các báo, chưa ¡in thành tập. Trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại, Ngô Ngọc Bội là cây bút duy nhất dành cả đời văn cho những vấn đề của nông thôn và người nông dân, đặc biệt nông thôn và người nông dân trung du quê ông. Sinh trưởng ở nông thôn, từng nhiều năm hoạt động, lăn lộn, thuộc hiểu đời sống nông thôn, đặc biệt tình cảm thiết tha gắn bó của ông với nông thôn và người nông dân, những lợi thế ấy đã mang đến cho sáng tác của Ngô Ngọc Bội một sắc thái riêng. Trước hết, đó là khả năng nhạy cảm nắm bắt, phát hiện những vấn để. Dõi theo sáng tác – của Ngô Ngọc Bội, có thể thấy từng bước thăng trầm của nông thôn với những vấn đề cốt lõi của nó : Ác mộng là truyện của một thời lịch sử chưa xa : cải cách ruộng đất, Ao làng là vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp với tất cả sự bộn bề, khó khăn và cuộc vật lộn gian khổ của người nông dân cho sự tồn tại của hợp tác xã và của chính mình, Lá non với những vấn để nhức nhối của nông dân, sự quằn quại, vật vã tìm một hướng đi khi hợp tác xã “kiểu cổ” đã bộc lộ những hạn chế, bế tắc, Gió đưa cảnh trúc là những vấn đề của nông thôn thời chống Mỹ và Mênh mang cổng trời gần như là một sự tổng kết cả tiến trình vận động của nông thôn ngót nửa TK qua với những thăng trầm chìm nổi. Viết về nông thôn, Ngô Ngọc Bội không chú tâm viết về nông nghiệp, không sa đà trong việc minh họa chính sách nông nghiệp. Những vấn đề của nông thôn trong tiến trình vận động của nó, chỉ là cái nền, là bối cảnh, trong đó ông gửi gắm nhiều vấn đề tâm huyết về số phận của người nông dân.
Không thuộc số những cây bút tài hoa, nhưng điều đáng quý ở Ngô Ngọc Bội là tâm huyết và sự say mê, là công phu và những nỗ lực để tự vượt mình. – Ngô Ngọc Bội thường có công tìm tòi hình thức biểu hiện. Ông viết dung đị, chân phương và kỹ lưỡng. Sức hấp dẫn “của cây bút này thường là ở khả năng phát hiện vấn đẻ, ở chất liệu hiện thực phong phú, chắc khỏe, và chất dân gian khá đậm, ông đã tiếp nhận được từ đời sống nhân dân.