Imperfect Spirituality | Journal and pen black

Giới thiệu nhà thơ Ngô Ngọc Du

Imperfect Spirituality | Journal and pen black

Tư liệu nhà thơ Ngô Ngọc Du

(? -?, khoảng cuối TK XVIII)

Nhà thơ Ngô Ngọc Du, biệt hiệu Đào Khê. Quê gốc : tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, ông theo ông nội lên Thăng Long, ngụ tại làng Ưu Nghĩa, gần cửa sông Tô Lịch, thuộc Hà Nội ngày nay. Tương truyền, ông đã sáng tác nhiều bài thơ ký thác tâm sự và ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong khoảng thời gian Lê mạt và đời Tây Sơn. Tập Đào Khê dd xử của ông đã bị thất lạc.

Tác phẩm của nhà thơ Ngô Ngọc Du

Theo Doãn Kế Thiện, tác giả sách Cổ tích và thắng cảnh Thủ đô, thơ Ngô Ngọc Du còn sót lại hai bài : Long Thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục thành Thăng Long) và Đàm ni thân thế khẩu thuật (Vãi Đàm kể chuyện thân thể mình). Cả hai bài đều bằng chữ Hán, viết theo thể thất ngôn cổ phong. Hai bài thơ kể trên góp phần làm sống lại không khí náo nức tưng bừng của đô thành và tỉnh thần lạc quan của nhân dân Thăng Long, khi đế đô đã được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của quân Mãn Thanh. Cũng theo Doãn Kế Thiện, có lẽ bài Long thành quang phục kỷ thực còn thiếu một số câu, nhưng chủ để thì đã được tác giả khắc họa khái quát và chân thực. Bài thơ còn lại 12 câu đã lột tả được cái thần của trận đại thắng Đống Đa lịch sử.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Ngô Thì Du

Dưới ngòi bút của Đào Khê, trận đại thắng cực kỳ oanh liệt hiện lên như một sự phối hợp tuyệt vời chiến thuật nội công, ngoại kích, thọc sâu, diệt cứ điểm lớn của đại quân “áo vải cờ đào” và “trận rồng lửa” của nhân dân nội đô khiến cho giặc Mãn Thanh tan tác “thây chết đầy đồng, máu trôi đỏ nước”. Mấy câu thơ cực tả niềm vui bất tận của cuộc hội ngộ quân dân thật là cảm động : “Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến, Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh. Đây thành già trẻ mặt như hoa… ”.

Công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước mở ra sự hồi sinh của con người, nhất là những con người bất hạnh là nét đẹp khởi sắc dưới triều đình Tây Sơn. Nắm bắt tỉnh tế mạch sống đó, nhà thơ họ Ngô đã viết bài Đàm nỉ thân thế khẩu thuật đầy cảm xúc. Bài mở đầu bằng mấy nét tả thực về một bà vãi già nua ốm yếu như một cái bóng tại chùa Trấn Quốc, giữa hồ Tây mênh mông. Tiếp đến là lời kể về thân thế nổi chìm của vãi Đàm làm đọng lại trong lòng độc giả những cảnh ngộ sầu thảm về một kiếp người bị vùi dập : Vì có chút nhan sắc và tài hoa mà bà đã được tiến vào cung từ thuở thiếu thời và may mắn có lần được chúa Tĩnh Vương – Trịnh Sâm “hỏi han, cười nói, vẻ ân cần”. Không ngờ tai họa liền giáng xuống đầu ngay tức khắc, vì Tuyên phi Thị Huệ “nổi máu Hoạn Thư”! Thế là : “Buồng tối giam mình sống cõi ma, Tuổi xanh mòn mỏi tháng năm qua”. Thân phận bà cũng là thân phận của bao kiếp người tài sắc khác, đã bị chôn vùi trong “cõi ma” như thế. Lời kể cặn kẽ, cụ thể gây xốn xang lòng người. Đời bà cũng là đời của không biết bao cô Tấm, cô Kiều thuở ấy. Kết thúc bài thơ là những lời ca về không gian “bừng ánh sáng” về sự kết thúc ‘“*kiếp oan trái”, về một cuộc tái sinh vĩ đại mà từ tác giả, nạn nhân và nhân dân cố đô đều coi là sự “đổi đời”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Chu Văn

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top