Tiểu sử nhà văn Chu Lai
Nhà văn Chu Lai tên thật là Chu Văn La, sinh ngày 5.2.1946. Quê gốc: thôn Tam Nông, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Cha ông là nhà viết kịch Học Phì. Tốt nghiệp phổ thông, Chu Lai vào đại học. Hết năm thứ nhất, ông tình nguyện nhập ngũ và được điều về đoàn kịch nói Tổng cục chính trị. Từ đoàn kịch. Chu Lai xin chuyển sang đơn vị đặc công. chiến đấu ở vùng sâu Sài Gòn cho đến ngày giải phóng miền Nam 1975. Cuối năm 1975, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu VỊI. Cuối năm 1976, về dự Trại sáng tác văn học của Tổng cục chính trị, sau đó học tại Trường viết văn Nguyễn Du khóa I. Sau khi tốt nghiệp. Chu Lai vẻ làm biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội cho tới nay. Ông đã được nhận Giải thưởng văn học của Hội đồng văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang của Hội nhà văn (tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng), Giải thưởng văn học Bộ quốc phòng 1994. Giá: thưởng tiểu thuyết của NXB Hà Nội (tiểu thuyết Phố )…
Tác phẩm của nhà văn Chu Lai
Tác phẩm đã xuất bản : Người im lặng (truyện ngắn – 1976), Nắng đồng bằng (tiểu thuyết – 1977), Đôi ngả thời gian (truyện ngắn – 1979), Vùng đất xa xăm (truyện ngắn – 1961), Sông xa (tiểu thuyết – 1982), Út Ten (truyện thiếu nhi – 1983), Gió không thổi từ biển (tiểu thuyết – 1985), Vòng tròn bội bạc (tiểu thuyết – 1990), Bãi bờ hoang lạnh (tiểu thuyết – 1990), Ăn mày dĩ vãng (tiểu thuyết – 1992), Phố nhà binh (truyện ngắn – 1992), Nhà lao cây dừa (ký sự -1992), Phố (tiểu thuyết – 1993), Ngoài ra, Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu và điện ảnh.
Sinh trưởng trong một gia đình làm văn học nghệ thuật, sớm có điều kiện tiếp xúc với sách vở và đời sống văn học nghệ thuật, Chu Lai yêu văn học từ nhỏ. Ngay từ những năm tháng chiến đấu gian khổ trong đơn vị đặc công ở vùng sâu Sài Gòn, ông đã viết truyện ngắn, tiếc là không có điều kiện xuất bản. Sau ngày đất nước giải phóng (1975), Chụ Lai mới chính thức hoạt động văn học. Ông bắt đầu bằng truyện ngắn. Vệt truyện ngắn đầu tay đăng trên báo Văn nghệ (1976): Kỷ niệm vùng ven, Lửa mắt, Anh Hai Đởm… Sau này được tập hợp trong tập truyện Người im lặng. Bằng bút pháp chân thật, ngồn ngộn chất sống, ông phản ánh được những gian khổ hạnh phúc, buồn vui của cuộc đời người lính chiến. Mười năm lăn lộn trong đời sống chiến đấu của bộ đội đặc công là một nguồn vốn sống phong phú, tạo nên mạch cảm hứng chủ đạo, quán xuyến trong văn nghiệp Chu Lai. Từ cuốn tiểu thuyết đầu tay: Nắng đồng bằng đến tiểu thuyết Sông xa và nhiều tập truyện ngắn sau đó, Chu Lai tiếp tục khám phá những bí ẩn chiến tranh và người lính. Tất cả đều được viết với cảm hứng ngợi ca và bút pháp dung dị, chân thật. Tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc đánh dấu một giai đoạn đổi mới bút pháp của Chu Lai từ cách tiếp cận. lý giải hiện thực, đến nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết. Thông qua nhân vật chính: nhà báo Linh, một người lính, Chu Lai đã đối mặt với những vấn đề gay gắt và nóng bỏng của đất nước sau chiến tranh. Với Vòng tròn bội bạc, Chu Lai có cách nhìn nhận, phân tích vấn để sắc sảo hơn, văn phong đằm sâu hơn, đặc biệt khả năng suy ngẫm, triết lý sâu xa, tâm huyết hơn. Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1992) là tác phẩm có giá trị, gây được tiếng vang hơn cả trong vẫn nghiệp của Chu Lai. Có thể nói, ông đã dồn nhiều vốn sống, tâm huyết cho tác phẩm này và có những tìm tòi đổi mới trong cách viết Ông mượn chuyện hình sự để chuyển tải những ý tưởng nhân văn, lấy hiện tại để khắc họa, tái hiện đến tận cùng hiện thực chiến tranh. Sự trần trụi của chiến tranh được dồn đẩy đến cùng cùng với số phận các nhân vật cũng được dồn đẩy đến chân tường. Tiểu thuyết đạt tới một chiều sâu triết lý : Không thể chối từ, nhưng ngược lại. cũng không thể cứ mãi khư khư ôm lấy quá khứ. Những tìm tòi trong hình thức kể chuyện, thủ pháp đan xen, đồng hiện thời gian (quá khứ – hiện tại) và xây dựng không gian nghệ thuật độc đáo với những tình huống gay cấn, tạo được sức hấp dẫn của tác phẩm. Ăn mày dĩ vãng ghi nhận một bước tiến mới, một đóng góp có ý nghĩa của Chu Lai trong mảng văn học viết về chiến tranh. Những năm gần đây, ngòi bút Chu Lai cũng hướng tới đời sống hiện thực mới. Tiểu thuyết Phố (1993) với những chi tiết, những cảnh đời thực, những câu chuyện phố xá, gia đình thường nhật trong thời kinh tế mở cửa được khắc dựng khá sinh động. Cuốn sách giàu khả năng dự báo này tạo được sự chú ý của công chúng và được nhận giải thưởng tiểu thuyết của NXB Hà Nội (1993).
Chu Lai là cây bút viết khỏe và có sức vươn lên so với những bạn bè cùng thế hệ. Sự đam mê, tâm huyết và công phu suy nghĩ, tìm tòi nghiêm túc cùng với tấm lòng trung thực thiện tâm là cơ sở để Chu Lai có được những thành công và đóng góp đáng quý vào nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác