Tiểu sử tác giả Chu Văn An
Chu Văn An còn gọi Chu An, tự Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn. Tuy chưa thật đích xác nhưng nhiều tư liệu ghi sinh năm Nhâm Thìn (1292). Quê gốc : thôn Văn, làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) nhưng không ra làm quan, ông mở trường dạy học ở quê, có đông học trò, nhiều người về sau nổi danh như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát… Đời Trần Minh Tông. niên hiệu Khai Thái (1324 – 1329) ông được mời ra Thăng Long giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám. Đến đời Trần Dụ Tông (1341 – 1369), ông dâng Thất trảm sớ xin vua chém 7 gian thần, nhưng không được chấp thuận, bèn từ quan về ẩn dật bên núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. nay thuộc tỉnh Hải Dương, Năm Canh Tuất (1370), Trần Nghệ Tông lên ngôi và có lời mời, ông về kinh đô chúc mừng rồi trở lại núi cũ ở ẩn và mất ngay trong năm đó. Vốn nổi tiếng là người có tài, người thầy đức độ, cương trực, sau khi mất, ông được triều đình truy tặng tước Văn Trinh công, ban tên thụy là Khang Tiết và được thờ ở Văn Miếu.
Tác phẩm của tác giả Chu Văn An
Theo tư liệu sử sách, Chu Văn An có biên soạn bộ Tứ thư thuyết ước gồm 10 quyển, nội dung tóm lược 4 tác phẩm kinh điển của Nho giáo để giảng dạy; có thơ chữ Hán Tiều Ẩn quốc: ngữ thi tập, song đều đã thất truyền. Có tài liệu nói ông còn nghiên cứu Đông y, biên soạn Y học yếu giải tập chú di biên, Thanh Trì Quang Liệt Chu thị di thư và cả những ghi chép về thiên văn, phong thủy, song chứng cứ chưa lấy gì làm chắc. Hiện chỉ còn lại 11 bài thơ chữ Hán chép trong các sách Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Phượng Sơn từ chí lược của Nguyễn Thu, tức Nguyễn Bảo.
Thơ Chu Văn An có hai dòng mạch đáng chú ý. Một mặt, ông vẫn hy vọng triều chính sẽ lập lại kỷ cương, đất nước thịnh trị và cá nhân ông vẫn muốn góp tay vào sự nghiệp chung “Thốn tâm thù vị như hôi thổ, Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy” (Tác lòng này hẳn vẫn chưa nguội lạnh như tro đất, Nghe nói đến tiên hoàng luống gạt thảm giọt lệ). Trong tâm tưởng, ông vẫn ngưỡng vọng về một thời thịnh trị đã qua, đau buồn cho thời hiện tại đang suy vị và ước nguyện cho một ngày mai tốt đẹp hơn. Mặt khác, ông thấy cuộc sống trong hiện tại chỉ là “cá bơi ao cổ”, “mây đây ( núi vắng”, rồi đặt câu hỏi “rồng ở chốn nào”, “hạc chẳng thấy về”… Đối diện với thực tại, thơ ông chủ yếu là tiếng nói ưu tư, nhiều khi chán chường, bất lực trước thời cuộc. Trở đi trở lại trong thơ ông là nỗi ám ảnh cô đơn như đám : mây, tự cảm mình như đóa sen, như dòng giếng lạnh đã xa cách sự đời, có khi như đạt tới cái “lười” thanh cao, một thái độ vô vỉ “Thê ngô tĩnh cực hoàn thành lấn, Án thượng tàn thư phong tự khai” (Phượng hoàng đậu cành ngô, lặng lẽ quá đến thành lười nhác, Cuốn sách nát để trên án, gió tự mở ra)… Dẫu sao, đó cũng là tiếng lòng trăn trở suy tư của một nhân cách lớn trước hiện tình đất nước, một tỉnh thần cương nghị – như cách nói của sử thần Lê Tung (TK XV) : “Thất trằm chi sớ, nghĩa động quỷ thần” (Lá sớ đòi chém bảy tên, nghĩa khí chấn động cả quỷ thần). Đời và thơ Chu Văn An trở thành tấm gương sáng trong truyền thống giáo dục Việt Nam.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác