Tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi sinh ngày 24.12.1924. Có thể gọi ông là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn nhạc… đều được. Ông sinh tại Luang Prabang nhưng tuổi thơ sống nhiều ở Phongxalỳ (Lào). Quê gốc : làng Vũ Thạch, Hà Nội. Có tài liệu nói quê gốc ở xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Ông sinh trưởng trong một gia đình viên chức. Thuở nhỏ, sống ở Lào. Năm 1931, ông theo gia đình về nước, học tiểu học và trung học ở Hà Nội và Hải Phòng, rồi tham gia hoạt động cách mạng từ 1941. Từ năm 1943, ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc, phụ trách báo Độc lập và tạp chí Tiền phong. Do những hoạt động đó, ông bị Pháp bắt giam tại Hà Nội và Nam Định. Năm 1945, ông là đại biểu tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào, được cử vào Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau Tổng khởi nghĩa (1945), ông ị là Tổng thư ký Hội văn hóa cứu quốc. Năm 1946, ông làm báo Tiền phong, La Republique, Cờ giải phóng, là Ủy viên Tiểu ban dự thảo hiến pháp và Ủy viên Ban thường trực Quốc hội khóa I. Kháng chiến chống Pháp, ông phụ trách tờ báo Cứu quốc, làm tạp chí Văn nghệ. công tác ở Ban tuyên huấn TƯ. Năm 1952, ông làm chính trị viên phó Tiểu đoàn tại Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308, tham gia nhiều chiến dịch và sáng tác văn học. Năm 1948, ông được bầu là Ủy viên BCH Hội văn nghệ Việt Nam. 1955, ông về công tác tại Hội văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam (1956 – 1958). Từ 1958, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, II và III. Hiện ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội ngày 18.4.2003. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đợt I(1996).
Tác phẩm của tác giả Nguyễn Đình Thi
Tác phẩm : Xung kích (tiểu thuyết – 1951), Thu Đông năm nay (truyện – 1954), Người chiến sĩ (thơ – 1956), Mấy vấn đề văn học (tiểu luận – 1956), Bên bờ sông Lô (truyện ngắn – 1957), Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong vấn nghệ hiện nay (tiểu luận – 1957), Bài thơ Hắc Hải (thơ – 1959), Con nai đen (kịch – 196]), Cái tết của mèo con (truyện thiếu nhi – 1961), Vỡ bờ tập I (tiểu thuyết – 1962), Công việc của người viết tiểu thuyết (tiểu luận – 1964), Vào lửa (tiểu thuyết – 1966), Mặt trận trên cao (tiểu thuyết – 1967), Vỡ bờ tập II (tiểu thuyết – 1970), Dòng sông trong xanh (thơ – 1974), Hoa và Ngần (kịch – 1075), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (kịch – 1976), Rừng trúc (kịch – 1977)… ? Tia nắng (thơ – 1983), Giấc mơ (kịch – 1083), Tiếng sóng (kịch – 1985), Hòn cuội (kịch – 1987), Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, 3 tập, (thơ, văn xuôi, kịch và tiểu luận – 1997).
Là người nghệ sĩ đa tài, Nguyễn Đình Thi sáng tác nhiều thể loại : thơ, nhạc, văn xuôi, kịch, tiểu luận phê bình và ở thể loại nào cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi gắn bó chặt chẽ với cuộc đời hoạt động cách mạng bền bỉ của ông, đặc biệt trên mặt trận văn nghệ. Do đó, ông luôn có những tìm tòi mang ý nghĩa tiên khởi trên cơ sở những yêu cầu thực tiễn của cách mạng và đời sống văn học dân tộc…
Thơ là phần sáng tác đặc sắc, ghi nhận những tìm tòi và thành công rất đáng trân trọng của Nguyễn Đình Thi. Chủ đề bao trùm, nổi bật trong thơ ông là tổ quốc, đất nước. Trên nền cảm xúc . tha thiết, mãnh liệt và thường trực về đất nước, Nguyễn Đình Thi đã có những thành công xuất sắc như Đất nước, Bài hát của người Hà Nội, Bài thợ Hắc Hải. Với Nguyễn Đình Thi, tình yêu tổ quốc, đất nước luôn gắn bó, hòa quyện với tình yêu thiên nhiên và con người, đặc biệt với những người chiến sĩ anh hùng, quả cảm. Ngay ở những tập thơ đầu, cảm xúc của Ông trước vẻ đẹp của những người chiến sĩ (Quê hương Việt Bắc, Lá cờ...) và sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những liệt sĩ vô danh (Người tử sĩ, Ai biết tên các anh…) đã được thể hiện hết sức sâu sắc, xúc động. Sau ngày đất nước được giải phóng (1975) thơ Nguyễn Đình Thi càng sâu lắng hơn trong mạch cảm xúc nhân hậu về những đau thương mất mát, hy sinh của người lính trong suốt cuộc trường chinh của dân tộc ( Buổi chiều Vàm Cỏ, Mùa xuân, Hôm nay…)
Tình yêu là mạch thơ dào đạt và đặc sắc của Nguyễn Đình Thi. Tình thực, xúc cảm mãnh liệt, lối nói bạo mà ý nhị tạo cho thơ tình của ông một sắc thái riêng. Sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng, đất nước, tình yêu và nhiệm vụ đã tạo nên nền cảm xúc cho thơ tình của ông (Nhớ, Chia tay, Bài thơ viết cạnh đồn Tây, Chia tay trong đêm Hà Nội, Lá đỏ…). Ở giai đoạn cuối, thơ tình Nguyễn Đình Thi chìm lắng hơn trong những cảm nhận về hạnh phúc đời người (Trong đêm, Anh tìm Em, Trên con đường nhỏ...). Những tập thơ : Tia nắng, Trong cát bụi, Nguyễn Đình Thi đi vào chiều sâu của suy tư trên nhiều vấn đề : đất nước, con người, tình yêu,nhân thế.
Thơ Nguyễn Đình Thi có bản sắc riêng : hàm súc, cô đọng, giàu chất triết lý, suy ngẫm, có những tìm tòi đáng quý theo xu hướng hiện đại về hình ảnh, nhạc điệu, nhưng vẫn mang tính chất dân tộc đậm đà, trong sáng.
Văn xuôi cũng là lĩnh vực Nguyễn Đình Thi có những đóng góp đáng quý : Xung kích, tiểu thuyết đầu tay của ông đã được Giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952, tái hiện sinh động hiện thực chiến đấu sôi động của một đại đội xung kích trong chiến thắng Trung du. Tập truyện ngắn Bên bờ sông Lô, vớ cách viết độc đáo, đã phản ánh nhiều khía cạnh trong đời sống kháng chiến của dân tộc thời chống Pháp, chống Mỹ. Nguyễn Đình Thi viết Vào lửa và Mặt trận trên cao, tuy chưa có điều kiện đi sâu khắc họa tính cách nhân vật, nhưng hai tiểu thuyết này ghi nhận cố gắng đóng góp nhanh nhạy, kịp thời của ông. Nguyễn Đình Thi dồn tâm huyết và thành công hơn cả trong bộ tiểu thuyết 2 tập Vỡ bờ, tái hiện bức tranh đa diện của xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945. Vỡ bờ ghi nhận những tìm tòi, đóng góp của Nguyễn Đình Thi vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong việc xây dựng những bộ tiểu thuyết dài hơi. Nguyễn Đình Thi cũng là cây bút lý luận sắc sảo. Ông bắt đầu bằng những tác phẩm giới thiệu triết học phổ thông (năm 1942) và triết học đã có ảnh hưởng thực sự đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Thi. Tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc, ông viết nhiều tiểu luận tiến bộ dưới ảnh hưởng quan điểm văn nghệ mác xít : Sức sống của dân tộc Việt Nam trong ca dao, Xây dựng con người… Đi vào kháng chiến, trước yêu cầu thực tiễn của đời sống văn nghệ kháng chiến ông viết Thực tại với văn nghệ, đặc biệt Nhận đường, có tác dụng tích cực trong việc hướng định văn nghệ sĩ hòa nhập với cuộc sống kháng chiến và sáng tác. phục vụ kháng chiến. Những công trình : Máy vấn đề văn nghệ, Công việc của Người viết tiểu thuyết... là những đóng góp thiết thực, có giá trị của Nguyễn Đình Thi với đời sống văn học. Vốn học vấn vững chãi, khả năng tư duy lý luận chặt chế, cách phân tích tình tế, sắc sảo, nghệ thuật diễn đạt tài hoa, độc đáo là cơ sở cho những thành công của tiểu luận phê bình Nguyễn Đình Thí.
Tuy không chuyên, nhưng Nguyễn Đình Thi viết khá nhiều kịch. Đến nay, ông đã có hàng chục vở. Đây cũng là lĩnh vực ông ký thác được những ý tưởng nghệ thuật sâu sắc và có những tìm tòi (về thể loại, về chủ đề, đối thoại, cấu trúc kịch…). Nhiều vở kịch của ông có tiếng vang trong và ngoài nước: Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc…
Ông là tác giả của những ca khúc rất quen thuộc, được sáng tác rất kịp thời nhưng lại có sức sống bền lâu. Diệt phát xít, Người Hà Nội. Tuy sáng tác không nhiều, nhưng ở lĩnh vực âm nhạc, Nguyễn Đình Thi là một nhạc sĩ tài hoa và tâm huyết.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác