Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Giản Thanh

Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct Wholesale - LeYoung

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Giản Thanh (1481- ?) 

         Nhà văn Nguyễn Giản Thanh tự Cự Nguyên, hiệu Phác Hiên. Quê gốc : làng Ông Mạc, sau đổi là Hương Mạc, tục gọi là làng Me, huyện Đông Ngàn, nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cha ông là Nguyễn Giản Liêm đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức 9 (1478) đời Lê Thánh Tông. Thuở nhỏ, ông theo học danh sĩ Đàm Thận Huy, đỗ Tiến sĩ năm Hồng Đức 21 (1490), đời Lê Thánh Tông. Nguyễn Giản Thanh đỗ Trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508), đời Lê Uy Mục, làm quan đến chức Hàn lâm viện thị thư kiêm Đông các đạt học sĩ. Khi nhà Mạc thay nhà Lê, ông làm quen với nhà Mạc, vâng mệnh tới sứ nhà Minh cầu phong cho Mạc Đăng Dung, khi về trải thăng đến chức Thượng thư bộ Lễ, kiêm Hàn lâm viện thị độc, chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Sau khi: mất, ông được tặng tước hầu.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Giản Thanh

        Nguyễn Giản Thanh là soạn giả bộ sách Thương côn châu ngọc, tập hợp thơ vịnh sử của nhiều nhà thơ Việt Nam và Trung Quốc. Ông là tác giả bài phú chữ Nôm Phụng thành xuân sắc (Cảnh sắc mùa xuân ở thành Phụng, tức thành Thăng Long) nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam, thể hiện sự độc đáo về hành văn, ngôn ngữ. Theo gia phả họ Đàm (do Đàm Thận Huy chép) thì bài phú làm vào khoa thi Mậu Thìn (1508) đời Lê Uy Mục và chính nhờ nó mà Nguyễn Giản Thanh được chọn đỗ Trạng nguyên. Bài phú Phụng thành xuân sắc dài 51 câu, miêu tả cảnh sắc, hình thế kinh đô Thăng Long : “Đỉnh Tản Sơn hùm chiếm tây,nam, Dòng Thị Thủy rồng chầu đông bắc”, và cảnh sinh hoạt ở chốn đô thành : “Trai lanh lẹ đá cầu vén áo, Gái éo le rủ yếm đôi quần”, từ đó ca ngợi chế độ, vương triều lúc bấy giờ. Bài phú đã thể hiện được niềm tự hào của tác giả về cuộc sống yên vui, giàu đẹp của đất Thăng Long văn vật, qua đó gửi sắm ý tưởng của tác giả, khẳng định điều cốt yếu để kinh đô vững vàng, trường tồn ấy là duy trì những việc làm nhân nghĩa đối với dân : “Có xuân tượng bởi có thành, Cậy hiểm chẳng bằng cậy đức, Tuy đã nhiều non nhiều nước, mạnh thửa thành trì, Sao bằng lấy nghĩa:lấy nhân, bền làm phong vực”. Lời.văn. Nôm của bài phú khá: lưu loát, tạo dựng được hình ảnh sinh động, tình túy, Càng đọc càng thấy hấp dẫn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top