The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Huy Lượng

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Huy Lượng (?-1808, cuối TK XVIII – đầu TK XIX)

     Nhà văn Nguyễn Huy Lượng, chưa rõ năm sinh. Quê gốc : làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc, nay thuộc ngoại thành Hà Nội, cùng làng với danh nhân Cao Bá Quát. Về sau, gia đình di cư sang làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Tây. Ông đậu Hương cống, đã từng làm quan với triều Lê, sau nhận quan tước triều Tây Sơn, được tấn phong Chương Lĩnh hầu. 

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Lượng

     Về sáng tác, ông để lại bài Tụng Tây Hồ phú. Tương truyền ông còn là tác giả Cung oán thí (có người cho là Nguyễn Hữu Chỉnh ? hay Vũ Trinh ?).

      Tụng Tây Hồ phú được viết ra nhân dịp vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản ra Bắc, lập đàn tế, nhân kỳ hạ chí tại Tây Hồ. Ông viết bài này ngụ ý ca ngợi công đức của nhà Tây Sơn. Bài phú viết bằng chữ Nôm, độc vận, 86 liên, tả cảnh hồ Tây và thông qua những cảnh đẹp thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt phong phú, sống động của nhân dân ven hồ, để xưng tụng sự nghiệp của triều đại mới.

       Phát huy sở trường của thể phú : “Phú giả phô dã” (Phú là sự phô bày) lại không hạn định độ dài, nhà văn đã viết vẻ Tây Hồ, đệ nhất danh thắng của cựu đô Thăng Long khá phong phú và toàn diện.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Chu Lai

        Trong phần mở đầu, tác giả đã nêu lên nhiều nét khác biệt hết sức độc đáo đầy thú vị, không tìm thấy ở các hồ khác như : Tây Hồ có lịch sử lâu đời và gắn bó với rất nhiều huyền thoại. Nào là, thuở xưa, hồ có nhiều hang động, nơi cư trú của,con hồ ly trắng, nơi đến tìm mẹ của con trâu vàng… Hồ đã từng mang những cái tên như Dâm Đàm, Lãng Bạc. Xung quanh hồ là đến chùa miếu mao ghI dấu ấn lịch sử lâu đời, quanh,năm nghỉ ngút khói hương : “Đền Mục Lang hương lửa.chẳng rời”, “Quán Trấn Vũ nắng mưa nào chuyển, “Tòa Kim Liên xông nổi mùi hương, Chùa Trấn Quốc tưởng in vùng tĩnh phạn”… Lại đến “Dấu Bố Cái”, “Cảnh Bà Đanh” v.v… Khách thập phương về đây không nén nổi bồi hồi xúc động : “Người ngoạn cảnh thẩn thơ đòi đoạn, Khách thâu nhàn lai láng từng khi”. Tuy vay, Tây Hồ không phải là miền lâm tấu, bốn mùa chỉ có cây cối chim muông và trăng gió, Tây Hồ là ven đô sát “36 phố phường”, sầm uất, tấp:nập, cảnh sinh hoạt nhộn nhịp sống động và không:kém phần phồn hoa đô hội. Đây “Lò Thạch Khối khói tuôn nghi ngút”, đó “Bãi – Đuôi -Nheo: thuyền – thương khách chen buồm”;’:trên bờ:thì -:Chày Yên Thái nện trong sương chếnh choảng”, dưới bến thì “Lưới Nghị Tàm ngăn ngọn nước:quanh co’. Chưa hết :'”Cảnh Khán .Sơn chưa gác cuộc cờ…”, “Làng Võng Thị còn đông tiệc rượu”, và “Khách Ngô, Sở chợ đây ngồi san sát”,v.v„. Nhưng theo Nguyễn Huy Lượng, cảnh vật, dù là danh lam thắng tích bao giờ cũng gắn bó với vận mệnh của đất nước và con người. Gặp buổi quốc phá gia vong thï cảnh cũng đượm màu ủ ê, hoang phế. Chỉ trước đây không lâu, khi triều  Lê – Trịnh suy thoái và đổ nát bởi “họa tiêu tường”, Tây Hồ đã phải chịu vạ lây : “Hưởng cổ miếu đôi chòm lạnh lẽo, Đèn viễn thông mấy ngọn lù mù”. Thời đó, người và cảnh đều ngậm ngùi, trong nỗi buồn tái tê mờ mịt !

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Mai Am

       Rồi thời Tây Sơn xuất hiện như một ánh chớp. Hẳn là danh sĩ họ Nguyễn Huy hết sức đắc ý khi nghe tin từ Phú Xuân, người anh hùng bách chiến bách thắng Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế,, sau đó ra tay dẹp thù trong giặc ngoài, chiến công nối tiếp chiến công, tạo nên kỳ tích thống nhất giang sơn về một mối.Tự nhiên, lời văn của công khúc chiết, mà sảng khoái hào hùng vang lên như một bản tráng ca: “Tới Mậu Thân từ rỡ vẻ tường vân, Sông núi khắp nhờ công đãng địch, Qua Canh Tuất lại tưới cơn thụy vũ, cổ cây đều đội đức triêm nhu, Vũng trì chiểu nước dân dân lặng, Nơi đình đài hoa phơi phới đua …”

      Trong thời kỳ thịnh đạt nhất của triều đại Tây Sơn, đất nước Đại Việt đã thực sự vào xuân, báo liệu một  kỷ nguyên đầy hứa hẹn. Bằng hình tượng Chương Lĩnh hầu ‘mượn cảnh ngụ tình, tác giả đã giãi bày về cảnh tượng hồi sinh ấy : “Bãi cỏ non trâu thả ngựa buông, Làn nước phẳng kình trầm ngạc lặn” hay “Mặt đất đùn này thóc, này rau, Mặt nước chảy nọ dòng, nọ bến”.

        Đúng như tác giả khẳng định “Khí càn khôn vận lại …”,nơi nơi sống cảnh thanh bình, chốn chốn ấm no hạnh phúc. Hơn thế nữa, tác giả lại khảng khái coi triều Tây Sơn là triều đại chính thống đã cứu nguy đất nước và dân tộc, đã lập nhiều chiến công vang dội: “ Trời phù chính thống, .Đất mở hoành mô; Quyền Tạø hóa tóm vào. Trong động tác, Khí càn khôn vận lại trước đô du…”

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Hữu Hào

         Sự nghiệp nhà Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng áng văn đặc sắc của Nguyễn Huy Lượng Tụng Tây Hồ phú đã ấn một dấu son trong lịch sử dân tộc. Chính vì thế mà Phạm Thái , coi Tây Sơn là cừu thù, đã viết Tụng Tây Hồ phú với lời lẽ thù địch hằn học.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top