Trang thơ Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ, Lê Ta (50 bài thơ, 2 bài dịch)

Giới thiệu nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch và đạo diễn sân khấu Thế Lữ

Trang thơ Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ, Lê Ta (50 bài thơ, 2 bài dịch)

Tiểu sử nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch và đạo diễn sân khấu Thế Lữ

Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch và đạo diễn sân khấu Thế Lữ, sinh ngày 6.10.1907, mất ngày 3.6.1989, tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, còn có bút danh là Lê Ta. Ông sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê gốc : làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông mất tại TP Hồ Chí Minh. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu: Việt Nam. Thuở nhỏ, Thẻ Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc thành chung, ông vào học Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương nhưng được một năm thì bỏ. Ông bắt đầu làm thơ, viết báo. Năm 1932, Thế Lữ tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm đạo diễn và diễn viên. Ông là người khởi xướng việc thành lập những ban kịch như : Tỉnh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ… lưu diễn ở Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Ngay từ những năm 30, Thế Lữ đã ấp ủ một hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Mùa thu năm 1945, ông hào hứng chào đón cách mạng. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thế Lữ lên Việt Bắc tham gia kháng chiến và là Ủy viên thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn sân khấu Việt Nam. Sau đó, ông lần lượt phụ trách Đoàn kịch Chiến thắng (Quân đội), chỉ đạo nghệ thuật Đoàn văn công nhân dân TƯ. Từ 1957, ông là Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Vũ Tú Nam

Tác phẩm của tác giả Thế Lữ

Tác phẩm đã xuất bản : Mấy vần thơ (thơ – 1935), Vàng và máu (truyện – 1934), Bên đường thiên lôi (truyện -1936), Lê Phong phóng viên (truyện _ 1937), Mai Hương và Lê Phong (truyện – 1937), Gói thuốc lá (truyện – 1940), Gió trăng ngàn (truyện – I941), Trại Bỏ Tùng Linh (truyện – 1941), Dương Quý Phi (truyện – 1942), Thoa (truyện – 1942), Truyện tình của anh Mai (truyện vừa – 1953), Tuy đại bơm (truyện vừa – 1953), và một số kịch bản như : Cụ đạo  và sự ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đợi chờ (1949), Tin chiến thẳng Nghĩa Lộ (1952). Thế Lữ còn là dịch giả của nhiều vở kịch của Sêchxpia, Gơtơ, Sinle và Pôgôdin…

Tên tuổi Thế Lữ xuất hiện trên văn đàn từ những năm 30 của thế kỷ XX. Trước Cách mạng tháng Tám, trong lĩnh vực văn học, Thế Lữ là tác giả của nhiều cuốn truyện đường rừng bí hiểm và truyện trinh thám nổi tiếng. Nhưng Thế Lữ trước hết là một nhà thơ. Ông đặc biệt thành công với tập Mấy vần thơ, một tác phẩm tiêu biểu nhất, vang đội nhất của phong trào Thơ mới thời kỳ 1932 – 1935. Bài Nhớ rừng mở đầu tập thơ, mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả đã nói lên tâm sự u uất của một lớp người đang sống trong cảnh bị giam cầm tù hãm, chán ghét thực tại tầm thường giả dối. Thế Lữ đã bộc lộ quan điểm sống thoát ly hiện tại, tìm niềm vui, cái đẹp nơi tiên giới (Tiếng sáo Thiên Thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Mưa hoa, Hoa thủy tiên…). Ông không che giấu quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, chủ trương nhà thơ chỉ biết “ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể”. Nhưng thực ra đó chỉ là một cách tỏ thái độ bất hòa, bất mãn với xã hội thực dân. Thơ Thế Lữ say sưa với bồng lai, tiên cảnh, nặng tình với vàng son quá khứ, nhưng vẫn không dứt được mối dây liên hệ với thực tại. Bằng những bài thơ xuất sắc của mình, Thế Lữ đã góp phần quyết định vào việc giành thắng lợi hoàn toàn cho phong trào Thơ mới. Đặc biệt về mặt nghệ thuật, ông đã góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa thơ ca Việt Nam, khẳng định giá trị biểu hiện sinh động, đa dạng của Thơ mới. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Thế Lữ đã trở  thành người nghệ sĩ cách mạng, có nhiều đóng góp đáng quý đối với phong trào văn nghệ của dân tộc. Ông là người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nền sân khấu Việt Nam.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hồ Quý Ly

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top