Notes Pen and Pebble Grain Leather Journal Set

Giới thiệu nhà thơ Thúy Bắc

Notes Pen and Pebble Grain Leather Journal Set

Tiểu sử nhà thơ Thúy Bắc

Nhà thơ Thúy Bắc, sinh ngày 2.12.1937, mất ngày 12.9.1996, tên khai sinh là Nguyễn Thị Thu Bắc. Các bút danh: Thùy Dương, Hồng Chung. Quê gốc : xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bà là hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1979).

Từ năm 1956 – 1958, Thúy Bắc học Trường Mỹ thuật công nghiệp Việt Nam. 1958 – 1960, bà làm biên kịch phim truyện kiêm phụ trách tuyên truyền phim của Cục điện ảnh – Bộ văn hóa. 1960 – 1964, bà học khóa l khoa biên kịch phê bình phim Trường Điện ảnh Việt Nam. 1964 – 1931 làm biên tập phim, 1982 – 1995, làm giảng viên Trường viết văn Nguyễn Du. Nhà thơ giữ chức Chủ nhiệm chương trình Hỗ trợ tài năng văn học nghệ thuật thuộc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa quốc tế RICC.

Tác phẩm của nhà thơ Thúy Bắc

Tác phẩm đã xuất bản : Tiếng thẩm (thơ – 1967), Thơ ươm hạt (truyện thơ – 1975), Hoa trắng (thơ – 1977), Nỗi đau không lành (thơ – 1990), Đau cùng ngọn lửa (thơ – 1992), Một niềm yêu (thơ – 1996), Những chiếc áo (truyện thiếu nhi – 1978), Bán thông cáo trên cây (truyện thiếu nhi – 1988), Chuyện riêng chú chim yến (truyện thiếu nhi – 1989), Nơi có giàn hoa tím (truyện – 1990), Trước ngôi nhà Hổ mệnh (tiểu thuyết – 1992), Gió phía rặng Bỏ Để (tiểu thuyết – 1993), Hôn lễ trắng (tiểu thuyết – 1995). Thúy Bắc được nhận Giải khuyến khích thơ báo Văn nghệ năm 1965 cho bài Mỗi bản ra đi và Giải thưởng thơ cuộc vận động sáng tác văn học 27-7 do Bộ nội vụ, Bộ văn hóa, Tổng cục Chính trị và Hội nhà văn tổ chức năm 1974.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hoan Châu

Lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật của Thúy Bắc khá đa dạng và phong phú : điện ảnh, biên tập phim, làm thơ, viết văn v.v…, nhưng thơ ca là lĩnh vực thành đạt hơn cả. Ngay từ năm 1967, với tập thơ Tiếng thẩm, hồn thơ đằm thắm, da diết yêu thương con – người, yêu thương đất nước của Thúy Bắc đã bộc lộ một âm điệu không lẫn với ai. Sau tập thơ Tiếng thám khá chững chạc, nhà thơ cho ra đời liên tiếp các tập Hoa trắng (1977), Nỗi đau không lành (1990), Đau cùng ngọn lửa (1992) và tập thơ cuối cùng Một niềm yêu (1996). Từ tập thơ đầu tiên đến tập thơ cuối đời, thấm trong từng trang thơ Thúy Bắc là tình yêu đối với con người, với cuộc sống, là sự nhạy cảm với thời gian, với tâm trạng của một cái tôi trữ tình ý nhị, nữ tính. Nhiều bài thơ của Thúy Bác được phổ nhạc, đặc biệt là Sợi nhớ sợi thương, một trong những bài thơ hay nhất của tác giả do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc đã trở thành bài hát quen thuộc của công chúng cả nước. Những câu thơ ba chữ của Sợi nhớ sợi thương tưởng như ngập ngừng mà quyết đoán, đơn sơ mà vững chãi đã gieo vào lòng người một nỗi giăng mắc, vấn vương.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top