Free Images : iphone, notebook, writing, pen, journal, notepad, business,  write, brand, mont blanc, document, notes, office equipment 1920x1275 - -  626036 - Free stock photos - PxHere

Giới thiệu nhà thơ Trần Mai Ninh

Free Images : iphone, notebook, writing, pen, journal, notepad, business,  write, brand, mont blanc, document, notes, office equipment 1920x1275 - -  626036 - Free stock photos - PxHere

Tiểu sử nhà thơ Trần Mai Ninh

Nhà thơ Trần Mai Ninh, sinh 28.7.1917, mất năm 1947, tên thật là Nguyễn Thường Khanh. Quê gốc: làng Động Giã, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông sinh tại Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, vì ông thân sinh hồi đó đang làm cầu đường qua vùng Hà Tĩnh. Năm 1929, gia đình định cư ở thị xã Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Các bút danh khác : TK, Mai Đỗ, Hồng Diện. Ông mồ côi mẹ năm lên 4 tuổi, học tiểu học ở TP Vinh, Nghệ An, rồi học tiếp trung học ở thị xã Thanh Hóa. Năm 1934, ra Hà Nội, ông tiếp tục theo học trung học. Năm 1936, khi vừa học xong Tú tài phần thứ nhất, ông được giác ngộ cách mạng, từ đó bỏ học tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên dân chủ Đông Dương thời Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939). Giai đoạn này ông chiến đấu chủ yếu trên lĩnh vực báo chí, văn học. Năm 1937, Trần Mai Ninh và một số bạn bè cùng chí hướng ra tờ Bạn dân, sau đó viết và biên tập ở các tờ Thời thế (1937), Tin tức, Người mới (1938), Bạn đường (1939). Nhà thơ được cử vào Ban phụ trách tòa soạn tờ Thế giới, tờ báo dành riêng cho thanh niên (1938). Trong công tác báo chí, Trần Mai Ninh có khả năng đặc biệt, ông có thể viết đủ thể loại, từ phóng sự, điều tra đến tiểu luận, luận văn tuyên truyền. Mặt trận dân chủ bị đàn áp, ông về hoạt động ở chiến khu Ngọc Trạo – Thanh Hóa. Năm 1942, ông bị địch bắt giam. Tháng 3 – 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông vượt ngục, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Nam Trung Bộ. Sau đó ông tham gia kháng chiến ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. Năm 1947, nhà thơ đã hy sinh anh dũng trên đường đi công tác.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Gia Thiều

Tác phẩm của nhà thơ Trần Mai Ninh

Tác phẩm đã xuất bản : Thằng Tuất (truyện vừa – 1939), Trừ họa (truyện ngắn – 1941), Sống đã rồi viết văn (tiểu luận phê bình – 1943), Thơ văn Trần Mai Ninh (Như Phong tuyển chọn, giới thiệu – 1980).

Là một nhà thơ, nhưng trước hết là một chiến sĩ cách mạng, Trần Mai Ninh đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng. Nhà thơ từng bày tỏ quan niệm của mình về vai trò của người cầm bút trong bài tiểu luận Sống đã rồi viết văn (Thanh nghị số 42, ngày 1.8.1943). Trần Mai Ninh cho rằng người cầm bút phải có một trách nhiệm cao cả trước cuộc đời và con người, văn học có một tác dụng to lớn đối với xã hội. “Một nhà văn muốn sáng tác cho thực có giá trị trong suốt cả một cuộc đời, điều quan trọng nhất là suốt cả một đời, nhà văn ấy phải học, học ở nơi trang sách của đồng loại, và nhất là học ngay bằng máu thịt của mình tung ra giữa trời hoạt. động, trong một sự sống ngang tàng, chăm chỉ, không dừng một phút” (Nhà văn hiện đại – NXB Hội nhà văn, 1997). Khai thác đề tài đấu tranh cách mạng, Trần Mai Ninh đã có nhiều sáng tác tố cáo chế độ thống trị của bọn thực dân trong nhà tù (kịch thơ Hai con sâu), vạch trần âm mưu khai thác thuộc địa của bọn đế quốc (kịch nói Mộ pÌhú), Nhớ máu (1946) và Tình sông múi là hai bài thơ đặc sắc của Trần Mai Ninh. Những vần thơ mang đến cho người đọc một ấn tượng thật mạnh mẽ bởi cảm xúc dâng trào, cách ngắt nhịp táo bạo… Bài Nhớ máu có những hình ảnh thật cô đúc về người chiến sĩ cách mạng, về nhân dân… Tác phẩm chất chứa một nỗi hờn căm dữ dội, một thái độ khinh bỉ kẻ thù cướp nước, bán nước và thể hiện một niềm tin, một tình yêu tha thiết đối với đất nước, quê hương.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Trần Nhân Tông

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top