Tiểu sử nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, sinh ngày 21.7.1949. Quê gốc: xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Nơi ở hiện nay: quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Học hết THPT, Trần Mạnh Hảo đi bộ đội chống Mỹ, vượt Trường Sơn, vào chiến trường Khu VI, qua Đông Nam Bộ làm lính chiến đấu, làm giao liên, rồi làm báo viết văn cho tới nay. Năm 1975, trở về Sài Gòn, ðng định cư ở TP. Hồ Chí Minh cho tới nay. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1975, Ủy viên Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam khóa VỊ (1996 – 2000).
Tác phẩm của nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Tác phẩm đã xuất bản : Trường Sơn của bé (thơ viết cho thiếu nhi – 1974), Tiếng chim gõ cửa (thơ – 1976), Hoa vừa đi vừa nở (thơ cho thiếu nhi – 1981), Mặt trời trong lòng đất (trường ca – 1981), Bư cặp núi và một hòn núi lẻ (thơ – 1986), Đá nước hình tia chớp (trường ca – 1994), Mình anh trong một thế giới (thơ – 1991), Chu khóa của mỗi người (tiểu thuyết – 1987), Ly thân (tiểu thuyết – 1989), Trăng mật (tiểu thuyết – 1989). Sinh ra để yêu nhau (tiểu thuyết – 1989), Thơ phản thơ (lý luận phê bình – 1995), Phê bình phản phê bình (lý luận phê bình – 1996).
Trần Mạnh Hảo đã nhận được một số Tặng thưởng văn chương, trong đó có Tặng thưởng của Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam 1995, Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1996 vẻ lý luận phê bình cho tác phẩm Thơ phản thơ. – Tuy nhiên, dư luận bạn đọc lâu nay vẫn coi Trần Mạnh Hảo là một nhà thơ mặc dù ông thường xuất hiện trên mặt báo, tạp chí với vị trí của một nhà phê bình.
Cùng trưởng thành trong thế hệ các nhà thơ chống Mỹ cứu nước, Trần Mạnh Hảo có những đóng góp cho dòng thơ đánh giặc. Tập thơ đầu Tiếng chim gõ cửa (1976) như một ghi nhận tâm hồn của một người thanh niên chiến sĩ, song loại bài nổi trội như bài Ghi ở sóc Bom Bo còn hiếm hoi. Đến trường ca Đất nước hình tia chớp (1994) và Mình anh trong một thế giới (1991), thơ của ông mới dần dần có được giọng riêng và cảm nghĩ riêng.
Sắc sảo hơn cả có lẽ là bài Phỏng vấn Chí Phèo với những câu thơ như “Nếu tớ câm miệng hến, Như các chú bây giờ, Thì đời toàn Bá Kiến, Lấy đâu thằng làm thơ”. Thơ Trần Mạnh Hảo dù là thơ ngắn, thơ dài, thơ cho trẻ em đều có một nét riêng : trẻ khỏe, nghịch ngợm. Chiếc ô trời của mẹ và Đất nước hình tia chớp là những tập thơ vào độ sung sức của ông. “Tôi đọc thơ Trần Mạnh Hảo như hứng được làn gió mạnh, vừa, mát, vừa nóng, nhưng có cảm giác được thay đổi không khí… Chỉ tiếc những năm gần đây Trần Mạnh Hảo không đắm vào thơ nữa” (Ngô Văn Phú – Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, tr.332).