Tiểu sử tác giả Trần Nhân Tông (1258 – 1308)
Nhà thơ, nhà thiền học Trần Nhân Tông, là con trưởng Trần Thánh Tông, làm vua 14 năm (từ 1279 – 1293), làm Thái thượng hoàng 5 năm, đi tu 8 năm.
Tác phẩm của tác giả Trần Nhân Tông
Tác phẩm của Trần Nhân Tông có : Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Tăng già toái sự, Thạch thất mị ngữ, Trần Nhân Tông thi tập. Nói đến Trần Nhân Tông, trước hết là nói đến người anh hùng cứu nước. Trong hai lần kháng chiến chống Nguyên – Mông (lần thứ hai và thứ ba), Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu “cố kết nhân tâm”, lãnh đạo quân dân vượt qua bao khó khăn gian khổ, đưa cuộc chiến đấu cứu nước tới thắng lợi huy hoàng. Qua hai cuộc kháng chiến, Trần Nhân Tông tỏ rõ ông vừa là nhà chiến lược tài giỏi, vừa là vị tướng cảm quân dũng cảm ngoài chiến trường.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ hai và lần thứ ba là một chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tổng kết nguyên nhân thắng lợi nhà Trần đã giành được trong sự nghiệp kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, chính là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức nên bọn giặc phải chịu bị bát”. Trần Nhân Tông cho rằng quần chúng lao động (các gia nô, gia đồng) mới là người trung thành với đất nước khi đất nước có ngoại xâm. Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Vua (Nhân Tông) ngự chơi bên ngoài, giữa đường gặp gia đồng của các vương hầu, tất gọi rõ tên mà hỏi “chủ mày đâu ?” và dặn dò các vệ sĩ không được hét đuổi. Khi về cung, vua bảo các quan hầu cận rằng : “Ngày thường có thị vệ hai bên, lúc nhà nước hoạn nạn thì chỉ có bọn ấy đi theo thôi”.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Trần Nhân Tông có một vị trí quan trọng. Ông là một triết gia lớn, đứng đầu một triết phái, đó là phái thiền Trúc Lâm Yên Từ. Với phái thiền Trúc Lâm đời Trần mà Đệ nhất tổ là Trần Nhân Tông, Phật giáo Việt Nam đã phát triển rực rỡ và thể hiện được đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, để lại một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng nước nhà.. Theo thiền sử, Nhân Tông sớm tâm đắc với đạo thiển. Ngay thời gian làm vua, ông đã chú ý nghiên cứu triết học thiền tông, nắm được chỗ tỉnh yếu nhất của đạo thiền.
Xét trên bình diện triết học, Trần Nhân Tông cũng như các nhà thiền học khác của phái Trúc Lâm Yên Từ đã suy nghĩ và kiến giải hầu hết các vấn để triết học mà Phật giáo đặt ra, như vấn để “tam”, “phật”, “vô”, “hữu”, vấn đề “sống” “chết”… Nét đặc trưng nổi bật của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông là tỉnh thần thực tiễn, chiến đấu, táo bạo. Trần Nhân Tông (cũng như các vua Trần khác) có một đặc điểm là sau ít năm làm vua thì “thoái vị” nhường ngôi, rồi vào núi vắng tu hành. Hành vị ấy dễ khiến người đời nghĩ rằng vua Trần là người thích nhàn tản, lánh đời, tiêu cực. Thực ra, xét toàn bộ hành trạng Trần Nhân Tông thì thấy, cuộc đời ông là cuộc đời luôn luôn hành động chiến đấu.
Trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên – thanh của Ngô Thì Nhậm có chỗ luận giải rất xác đáng mục đích việc Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử dựng am tu ở đó : “Mọi người thấy đức Điều Ngự (tức Nhân Tông) là tổ thứ nhất khi ra ở chùa Yên Hoa, thì cho ngay là ngài xuất gia. Nhưng có biết đâu, đương lúc bấy giờ, đức tổ biết lấy thiên hạ làm chung, gặp lúc nước nhà yên ổn, song nước láng giềng ở ngay bên cạnh rất mạnh, nên chưa được yên tâm, mà việc đó không thể nói ra, sợ lòng người dao động. Nhận xét thấy Yên Từ là một ngọn núi cao, phía đông có thể nhòm mặt tỉnh Yên, tỉnh Quảng, phía bắc có thể trông tới Lạng Sơn, Lạng Giang nên . mới dựng tu viện, thường qua lại xem động tĩnh, khiến c3o quân giặc ở ngoài không thể gây những việc đáng lo ngại. Đó mới thật là vô lượng lực đại thế chí Bồ tát”…
Sự quan tâm lo lắng tới công việc quốc gia của Trần Nhân Tông còn được phản ánh rõ qua câu chuyện sau. Khi đã nhường ngôi cho con là Anh Tông (1275 – 1320), nhà vua lui về nghiền ngẫm kinh điển nhà Phật. Một lần, Nhân Tông từ Thiên Trường vẻ kinh sử, gặp lúc Anh Tông uống rượu say, ngủ, đánh thức không tỉnh. Nhân Tông biết, giận lắm, trở về ngay Thiên Trường, xuống chiếu đòi các quan hôm sau phải đến họp ở phủ Thiên Trường để điểm mục. Anh Tông tỉnh rượu nghe nói sợ quá, vội vàng đi thuyền nhẹ xuống Thiên Trường tạ tội. Nhân Tông mắng Anh Tông rằng : “Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được. Trẫm còn sống mà ngươi dám thế, huống chi sau này ?” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Anh hùng cứu nước, triết nhân và thi sĩ, ba phẩm chất ấy kết hợp hài hòa với nhau trong con người Trần Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ, ông là con người có một tâm hồn trong trẻo, phóng khoáng, một cái nhìn tỉnh tế, thanh nhã, nhất là đối với cảnh vật thiên nhiên.
Thơ Trần Nhân Tông ngoài vẻ đẹp của một âm điệu hồn hậu còn bao hàm một ý vị thiền, gợi mở thế giới tỉnh thần cao khiết, thanh lọc tâm hồn ta. Trong lịch sử văn học Việt Nam. cây sáo thơ Trần Nhân Tông để lại một tiếng ngân trong đến thẳm sâu.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác