The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu nhà thơ Trần Tế Xương

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà thơ Trần Tế Xương

Nhà thơ Trần Tế Xương, tên lúc nhỏ là Trần Duy Uyên, đến khi đi thi Hương mới đổi là Trần Tế Xương (có bảng ghi là Kế Xương), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, ở khoa thi Quý Mão còn đổi là Cao Xương vì một mộng triệu không lành, nhưng cái tên quen thuộc trên thi đàn vẫn là Tú Xương. Ông sinh ngày 10 tháng Tám năm Canh Ngọ (5.9. 1870) ở làng Vị “Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tính Nam Định (nay là phố hàng Nâu, TP Nam Định) trong một gia đình dòng dõi nho học. Ông đi học sớm và học giỏi, mười lăm tuổi đã lều chõng đi thi Hương, nhưng mãi đến khoa thứ tư (năm Giáp Ngọ – 1894) mới đỗ Tú tài. Sau đó Tú Xương thí liền bôn khoa nữa, cho đến tận khoa Bính Ngọ (1906), cố giành cho được cái bằng Cứ nhân, nhưng đều hỏng cả. Ngày rằm tháng Chạp năm Bính Ngọ (29.1.1907). Tú Xương về ăn giỗ ở quê ngoại (làng Đệ Tứ, huyện Mỹ Lộc), dọc đường gặp mưa, trời lại rét, ông bị cám nặng và. mất ngay đêm đó. Cuộc đời Tú Xương là cuộc đời của một nhà nho cuối mùa bất đắc chí. Ông lớn lên chỉ kịp chứng kiến sự thất bại của các phong trào vũ trang chống Pháp, sự mở đầu của một chế độ mới trên đất nước mình – chế độ  thực dân nửa phong kiến – mà ông thực sự căm ghét. Ông sinh sau đẻ muộn, bước vào cửa Khổng sân Trình lúc Nhỏ học đã bắt đầu tàn tạ, chế độ thi cử thối nát, cho nên dẫu tài năng nổi tiếng thần đồng, ông vẫn cứ trượt hoài trước cái bảng Cứ nhân thành Nam, chỉ một lần dính chút Tú tài “Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu”. Ông tự nhận mình là con người hào hoa, phóng khoáng, nhưng suốt đời vẫn không thoát ra khỏi cảnh nghèo túng, bần hàn… Những điều bất đắc chí đó đâu phải chỉ của riêng Tú Xương mà còn là của cả một lớp nho sĩ thất thế đương thời mà Tú Xương là đại biểu. Nó cũng là một trong những nhân tố góp phần hình thành cá tính nghệ thuật của Tú Xương.

Tác phẩm của nhà thơ Trần Tế Xương

Đương thời, Tú Xương thường làm thơ ứng tác để đọc cho bạn bè nghe, chính bản thân ông cũng không ghi chép lại. Mãi sau khi Tú Xương mất tới hơn chục năm, thơ ông mới bắt đầu được đăng trên báo rải rác từng bài, rồi sau nữa mới được tập hợp thành sách. Công việc sưu tầm chủ yếu dựa vào trí nhớ hoặc tài liệu chép tay của những người cùng thời hâm mộ thơ Tú Xương, không có văn bản gốc. Thành thử đối với một nhà thơ sống-cách chúng ta chưa đầy thế ký, mà việc xác định văn bản thật rất khó khăn : đâu là thơ Tú Xương, đâu không phải thơ Tú Xương ? Rồi câu chữ, lai lịch từng bài… Điều đó cũng chứng tỏ sức sống tự thân của thơ Tú Xương, bất chấp sự phá hoại của thời gian. Cho đến nay, có khoảng trên một trăm bài có thể tin là của Tú Xương, ngoài ra còn vài chục bài ở dạng tồn nghi. Tú Xương hầu như chỉ làm thơ bằng chữ Nôm, theo các thể thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt, lục bát, ngũ ngôn, hát nói, phú, văn tế…

Thơ Tú Xương đa dạng về cảm xúc “khi cười, khi khóc, khi than thở”, phong phú về phương pháp biểu hiện, nhưng tựu trung lại, nó là tấm lòng của ông với cuộc đời, và nỗi khinh bỉ, căm ghét những gì xấu xa nhơ bẩn, là những xót xa cay đắng trước những mất mát – không thể cứu vãn nổi, là nỗi đau khôn cùng của một tâm hồn cô đơn, bất lực chưa tìm được lối thoát. Ra đời giữa lúc văn học nhà nho thời trung đại đang đi dần tới dấu chấm hết, thơ Tú Xương đã tự khẳng định giá trị bằng một sự cựa quậy, bứt phá mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức để vượt ra. Đó là một đóng góp không nhỏ của Tú Xương cho văn học nước nhà.

Trước hết phải kể đến sự “vượt rào” về quan niệm sáng tác. Tú Xương không còn muốn “chở đạo” hay “nói chi” nữa, mà muốn thơ của mình đến thẳng với cuộc đời, không màu mè kiểu cách, không đài các sang trọng gì. Ông chưa một lần phát biểu, nhưng thơ ông tự nó nói lên điều đó, còn hùng hồn, mạnh mẽ hơn mọi tuyên ngôn. Cuộc đời trong thơ ông không bị vo tròn hay bóp méo đi theo kiểu sáng tác lý tưởng hóa, nó cứ vào thơ với tất cả sự trần trụi, xù xì của nó, thái độ tình cảm của tác giả sẽ dẫn dắt mọi sự khen chê, phẩm bình. Thậm chí, ngay cả bản thân nhà thơ cũng được đưa vào thơ như một nhân vật khách thể, để miêu tả, để giãi bày. Các bài thơ ông thường gắn liền với những người thực, việc thực, thường có lai lịch riêng, có hoàn cảnh xuất xứ của nó, khác với lối thơ ngâm, vịnh, hoài, cảm… của thời trung đại. Tuy Tú Xương chưa dựng lên được tầm cao lịch sử của một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, nhưng bức tranh thời đại trong thơ ông đã ghi lại được chặng đường tàn tạ cuối cùng của chế độ. phong kiến Việt Nam và những bước đi  đầu tiên của một xã hội mới dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù, mà thành Nam quê hương ông là hình ảnh thu nhỏ. Ngòi bút của Tú Xương không chỉ dừng ở hiện tượng mà thường tách sâu được vào bản chất của sự việc. Một khoa thị, một góc phố, một sự việc, một gia đình, hay một con người đều mang đậm dấu ấn cả một xu thế thời đại đang đổi thay. Nỗi căm hận, khinh ghét Tú Xương gửi trong tiếng cười trào lộng sâu cay, còn sự cay đắng, xót xa thì đôi khi không nén nối trong lòng, phải bật ra thành lời than thở, trách móc, cũng là để nhắc nhở chính mình và cả những người khác hãy nên “Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Văn Lê

Bám theo gót giày quân giặc còn cả một lũ quan lại to bé lúc nhúc như ổ lợn con ở cái “nơi văn vật”, “đất nhiều quan” ấy. Đối với bọn người này, ngòi bút Tú Xương không kiêng nể, dè dặt chút nào. Ngọn roi trào phúng của Tú Xương cứ quất thẳng, quất trúng đích, đôi khi thật cay độc. Vốn là người quen nhiều biết rộng, sống lâu năm ở địa phương, lại sẵn có con mắt sắc sảo, tỉnh quái nên đường như Tú Xương nắm gọn chân tướng từng tên một, mỗi nét khắc . họa là một dấu ấn không thể lẫn lộn. Về mặt này, Tú Xương là một họa sĩ vẽ ký họa rất tài tình. Cái nước da “đen Kit” của ông Phòng thành, cái cổ “lang ben” của viên Đốc học, thói lang chạ của vợ quan Bố chánh, con đường làm quan của chú Hàn lâm (Lắm quan)… đã trở thành bức biếm họa chân dung đặc sắc. Đi song song với sự sa đọa của giai cấp phong kiến là sự tan rã của những kỷ cương, trật tự xã hội dưới sức công phá ghê gớm của đồng tiền. Đồng tiền này được sự tiếp tay của chủ nghĩa tư bản phương Tây và sự suy đổi của đạo lý phong kiến đã càng làm mưa làm gió, gây nên tình trạng hỗn loạn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội. Nó chi phối các mối quan hệ xã hội, phá vỡ nền tảng đạo lý, nhân tâm, nó biến con người thành tôi mọi, đến nỗi ngay cả trong hơi thở của họ cũng có cái vị tanh tưởi của đồng tiền (Đế? Vị Hoàng). Vì đồng tiền, người ta có thể làm mọi chuyện thương luân bại lý, “con khinh bố”, “vợ chửi chồng”, “chồng chung vợ chạ”… Đồng tiền cũng đẻ ra vô số những cảnh tượng ngược đời, chướng tai gai mắt, những lái buôn “chiều khách quá hơn nhà thổ ế”, những kẻ hãnh tiến khoe khoang sự sang giàu một cách rớm đời “Khăn là bác nọ to tày rế, Váy lĩnh cô kia quét sạch hè”… Đồng tiền len lói khắp nơi với ưu thế tuyệt đối : “Chẳng dại khôn cũng chẳng thân sơ, Có hơi kẽm mới tha hồ ngang ngửa” (Kim tiền). Và một khi đồng tiền đã trở thành tiêu chuẩn cao nhất cho trí tuệ, lương tâm, thì nền học vấn, khoa cử cũng không tránh khỏi tình trạng suy đổi thảm hại.. Trường thi chỉ còn là nơi mua bán. danh vọng một cách lộ liễu và đê tiện, con đường “đậu lạy quan xin” đã đè lấp lối tiến thân duy nhất bằng khoa cử của lớp nho sĩ cuối mùa. Nho học trong xu thế của thời đại mới cũng tiểu tụy như “gà phải cáo”, ngay cả “Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co”, nói gì đến những người thất bại như Tú Xương, chỉ có nước làm “quan tại gia”, “ăn lương vợ”… Như một thư ký trung thành và tài năng, Tú Xương ghi lại những sự việc, những con người của mộ: thời kỳ lịch sử đầy biến động bằng những nét ghi vừa cụ thể sinh động, vừa có tầm khái quát cao, sâu sắc. Trên bức tranh thời đại đó, có thể còn có mảng đậm, mảng nhạt, có thể còn có điều Tú Xương né tránh hoặc ít quan tâm, nhưng lập trường yêu nước, tấm lòng ưu thời mẫn thế và nhân cách cao cả của ông thì bao giờ cũng thể hiện rõ rệt. Tiếng cười trào lộng của Tú Xương bởi thế rất đậm vị trữ tình. Những vần thơ hiện thực trào phúng của Tú Xương, xét cho cùng, chính là tâm huyết của ông với cuộc đời.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Mạc Thiên Tích

Tú Xương còn mạnh dạn đưa mình vào thơ như một nhân vật khách thể sống động, có ngoại hình, có tính cách, có tâm trạng riêng tư… Ông vẽ mình chẳng đẹp chút nào “Râu rậm bằng chổi, Đầu to tày giành”, ông phóng đại những thói hư tật xấu của mình đến cực đoan “Cao lâu thường ăn quỵt, Thổ đi lại chơi lường”… Nhưng thực ra đó chỉ là một thủ pháp nghệ thuật của Tú Xương, để đối nghịch với thói đời thường giả trá, thích đổi đen thành trắng, tô xấu thành đẹp, để biểu lộ một thái độ sống riêng của mình, không giống những kẻ đang ngụp lặn trong dòng đời ô trọc. Triết lý sống ấy được hình tượng hóa qua nhân vật Chú Mán mà Tú Xương xem là người “Trải mùi đời không chán giả làm ngây”, qua một cuộc đời “Ngoài cương tỏa thành thơi ai đã biết”, nói đúng hơn là biết mà không phải ai cũng theo được, bởi nó là biểu hiện của một nhân cách lớn. Tú Xương tự hào về điều đó. Nhưng Tú Xương không sống ngoài cuộc đời. Ông không phải là con người của những lý tưởng cao vời, thánh thiện, ông là con người của đời, với những niềm vui, nỗi buồn trần thế, với cả những thói hư tật xấu của khách tài tử đa tình mà ông không thể phải giấu kín. Ông không những đáng trọng mà còn đáng yêu là vì thế. Con người luôn luôn cười cợt phóng túng ấy, con người bề ngoài có vẻ ngông nghênh phớt đời ấy thực ra lại có một trái tim đa cảm, rất nặng tình đời, tình người. Bởi thế nên ông phải đau đời, phải dằn vặt buồn khổ vì nỗi bất lực của mình trước những dâu bể cuộc đời. Ông bất mãn sâu sắc trước quyền thế ngang ngược của kẻ thù và sự đổi thay nghịch chiều không gì cưỡng lại được của đất nước, nhưng lại chỉ có thể ngậm ngùi nuối tiếc một thuở đã qua (Sông lấp). Ông khinh bỉ bọn tiểu nhân đắc thế, núp gần núp xa vào uy thế của quân giặc, ông căm giận thói đời đen bạc, giả trá, chua xót cho thể sự đảo điên, đạo đức suy đồi, nhưng rồi cũng chỉ có thể tự trách mình là đồ “thái vô tích” và có lúc phải giả điếc, giả đui. Ông hiểu hơn ai hết tình trạng bế tắc của lớp nho sĩ cuối mùa và đã hết sức vùng vẫy mong thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn vô nghĩa ấy, nhưng thoát không nổi, bởi chưa dứt bỏ được một thói quen đã thành tập quán : ““Tấp tểnh người đi, tớ cũng đi” (Đi thí). Ông muốn sống phong lưu nhưng suốt đời cứ bị cái nghèo níu kéo đến cay cực “Van nợ lắm khi trào nước mắt, Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi” (Than nghèo). Tất cả cứ đồn đẩy Tú Xương vào một tâm trạng bị kịch để rồi đêm đêm, những khi một mình một bóng, nỗi buồn như từ ‘*vạn thuở dồn về”, nỗi buồn không biết ngỏ cùng ai, cũng không thể gọi tên ra được, sự cô đơn, lạnh lẽo đến choáng ngợp cả tâm hồn, bao trùm cả ngoại. cảnh. Cái tôi trữ tình ấy nào phải chỉ của riêng Tú Xương ! Nó ít nhiều còn là đại biểu cho một thời đại, một tầng lớp người như Tú Xương, lớp người tuy không đủ gân sức để mưu đồ được việc lớn, nhưng tấm lòng lo nước, thương đời, cái nhân cách “không dễ bán” của họ vẫn được người đời trân trọng, kính yêu. Nó là cội nguồn giá trị văn chương của thơ ông, cội nguồn của còn vẻ cao sang, đài các, chứa đầy sự uyên bác, cách điệu nữa. Cũng vẫn là thứ ngôn ngữ thơ ca đã được tỉnh luyện từ thời Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương ngày trước, nhưng nó ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc, dân dã và cô đúc tối đa sự sống đời thường, có khi còn được cá thể hóa bằng những lời ăn tiếng nói đặc trưng của thời buổi Tây Tàu hỗn tạp. Tú Xương không  vào đền thờ cổ để tìm cảm hứng, tìm chất liệu sáng tác cho thơ mình. Ông đến thẳng với dòng đời đang cuồn cuộn chảy; tìm tòi đến tận cội nguồn, bản chất và cùng cười, khóc, thở than với nó. Nếu như nói rằng thơ ca Việt Nam thời trung đại đã có cả một quá trình phấn đấu gian khổ để thoát ra khỏi sự ràng buộc của những khuôn sáo, ước lệ và ảnh hưởng nặng nề của Hán học thì có thể ghi công cho Tú Xương là người đã hoàn tất quá trình đó, để dọn đường cho thế hệ sau đi tìm những khám phá mới. Cũng cần phải nói tới thiên tài về nghệ thuật trào phúng của Tú Xương. Tiếng cười của Tú Xương là tiếng cười đa thanh, giàu âm sắc, mang đậm nét cá tính sáng tạo của nhà thơ. Có nụ cười duyên của một Tú Xương tài tử, đa tình (Ba cái lăng nhàng, Hóa ra dứa). Có sự đùa vui có khi đến chơi nhà của một Tú Xương vui tính, hóm hỉnh (Để du). Có giọng châm biếm, sắc sảo phá chút kiều cợt chua cay những khi nhà thơ bất bình, phẫn nộ trước những hiện tượng xấu xa, nhơ bẩn của thói đời (Đức Vị Hoàng, Mồng hai tết viếng cô Ký). Có một nỗi vui, buồn, căm giận, khinh bỉ, cội nguồn của mọi tiếng chửi, lời than  được lưu truyền bền vững với thời gian. „ Về mặt nghệ thuật, Tú Xương được xem là một bậc “thần thơ, thánh chữ”.Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã khép lại cả nghìn năm thơ ca nhà nho từ trên một đỉnh cao chói lọi, nhưng đồng thời cũng đã bắt đầu nối những nhịp cầu vươn tới sự cách tân nghệ thuật ở thế kỷ sau. Cũng vẫn là những hình thức thơ xưa, nhưng không tiếng cười cay độc thích đáng dành cho những kẻ mà Tú Xương căm thù, khinh bỉ đến tột cùng (Nữ mới chúc nhan, Lắm quan). Cũng có khi Tú Xương cười chua chát, đắng cay khiến người ta muốn trào nước mắt vì thương cảm (Quan tại giá). Mà ở cung bậc nào thì Tú Xương cũng tạo được một giọng điệu riêng của mình, không thể trộn lẫn trong làng cười Việt Nam. Vẫn là những thủ pháp gây cười ấy thôi, nhưng Tú Xương như một thầy phù thủy cao tay, biến hóa linh hoạt, tài tình, gây hứng thú cho người đọc, khi thì bằng một tình huống đáng cười được đưa ra hết sức táo bạo, bất ngờ, khi thì bằng một từ ngữ chính xác tuyệt đối mà lại rất oái oăm, ngộ nghĩnh, có khi mượn phép đối trong câu thơ luật Đường, cũng có khi nét cười lẫn trong cả cấu tứ của toàn bài thơ. Đọc thơ trào phúng của Tú Xương nhiều khi khó mà biết trước được nhà thơ sẽ dẫn dắt sự việc đi tới đâu, do thế mà cái cười thường vỡ òa ra một cách thật tự nhiên và thích thú. Trong dòng thơ trào phúng Việt Nam, Tú Xương được suy tôn như một bậc thầy vĩ đại của nhiều thế hệ nối tiếp sau Ông.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà viết kịch Tào Mạt

Với những đóng góp đó, Tú Xương đã tỏa sáng ở buổi giao thời của văn chương giữa hai thế kỷ, đúng như Xuân Diệu nói : “Ông Nghè, ông Thám vô mây khói. Đứng lại văn chương một Tú tài”.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top