Want to Take Better Notes? Ditch the Laptop for a Pen and Paper, Says  Science | Inc.com

Giới thiệu nhà văn Trọng Lang

Want to Take Better Notes? Ditch the Laptop for a Pen and Paper, Says Science | Inc.com

Tiểu sử nhà văn Trọng Lang

Nhà văn Trọng Lang không rõ năm sinh, mất hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tên thật là Trần Tán Cửu. Quê gốc:  làng Do Lễ, huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.  Trọng Lang là nhà văn chuyên viết phóng sự. Tập phóng sự đầu tiên của ông là Trong làng chạy (1935), miêu tả đời sống sinh hoạt, những mưu ma ; chước quỷ và những cách hành động của bọn ăn cướp từ nhà quê đến thành thị. Đời bí mật của sư, vãi (1935) là một thiên phóng sự đài (nhưng thực chất chỉ là những phóng sự ngắn chắp lại, nên có phần rời rạc), trong đó, tác giả phơi bày bộ mặt thật của những kẻ mượn cửa thiển để che đậy những thói gian tà, dâm đăng. Từ tháng 11.1935: đến tháng 2.1936, Trọng Lang cho đăng  trên báo Phong hóa (từ số 163 đến số 173) phóng sự Đồng bóng có tính chất nửa phóng sự, điều tra về thói lên đồng, hầu bóng, mê tín quàng xiên. Trong tập Đồng bóng, những đoạn viết về triều đình của ba vua, về các bà chúa, về tam phủ, tứ phủ rất tỉ mỉ, chứng tỏ tác giả rất thông thuộc các cửa đền, cửa phủ. Tài năng của Trọng Lang thể hiện rõ nhất trong thiên phóng sự Hà Nội lầm than (1938). Trong tập phóng sự nổi tiếng này, tác giả đã miêu tả chân thực, không che đậy, cụ thể và sinh động những cảnh sống nhơ nhớp, những cuộc đời sa đọa, trụy lạc và thê thảm của đủ các hạng người, từ những khách làng chơi thô bị và độc ác, đến bọn cô đầu yêu vờ thương hão để kiếm tiền, từ cảnh sống khốn khổ ô nhục của những cô gái nhà thổ đáng thương, đến tình cảnh nhơ nhuốc, tủi nhục của bọn ăn mày chuyên nghiệp. Ngòi bút phóng sự sắc sảo của tác giả đã xé toạc cái vỏ hào nhoáng bên ngoài để phơi bày ra bằng hết những cảnh “lầm than” của Hà Nội. Tác phẩm đạt được một giá trị văn học đích thực. Đáng tiếc là có khi tác giả tỏ ra khinh miệt những hạng người thật ra chỉ đáng thương hơn là đáng khinh, đáng ghét. Ở những trang phóng sự thành công nhất trong Hà Nội lầm than, ngòi bút của ông vừa sắc sảo, vừa linh hoạt, vừa thể hiện được tâm lý của những con người, đặc biệt là hạng dân quê ít nhiều bị nhiễm thói xấu của thị thành. Tập phóng sự Làm: dân (1938) có những đoạn tả chân khá đặc sắc tuy cái nhìn đối với người nông dân có thể khá tàn nhẫn. Những cách làm tiền cùng với những nét tâm lý của đủ các hạng người, từ những chú khách đến bọn làm quỷ thuật, từ bọn con gái đến bọn con trai dùng mọi cách đê tiện để làm tiền được Trọng Lang miêu tả khá tỉ mỉ trong phóng sự (1938). Với các ông lang (1941) thực chất cũng là một tập phóng sự viết về những cách xoay tiền của bọn lang băm.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú

Tác phẩm của nhà văn Trọng Lang

Trọng Lang còn là tác giả của tập phóng sự Gà chọi (1935). Ngoài ra, ông còn viết những bài điều tra về đường giao thông, về thuốc phiện, về thanh niên, đăng trên các báo Phong hóa, Ngày này, Hà Nội tân văn trong khoảng từ 1935 đến 1941.

Trọng Lang là một trong số những cây bút phóng sự tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top