Hồ Phương (nhà văn) – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu nhà văn Hồ Phương

Hồ Phương (nhà văn) – Wikipedia tiếng Việt

Tiểu sử nhà văn Hồ Phương

Nhà văn Hồ Phương (sinh năm 1930) có tên thật là Nguyễn Thế Xương. Quê gốc : làng Mậu Lương, xã Kiến Đông. Hiện sống ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957). Hồ Phương sinh ra từ một gia đình viên chức nhỏ, ông học tiểu học ở Thái Bình (nơi cha làm việc), học trung học ở trường Bưởi, Hà Nội. Kháng chiến bùng nổ, Hồ Phương tham gia tự vệ phố Lò Sũ, sau đó được biên chế vào Trung đoàn 308 Việt Bắc (sau là Đại đoàn 308). Vừa chiến đấu vừa viết văn, ông đã trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch ở chiến trường phía Bắc và từng được giao phụ trách tờ Quân tiên phong của Đại đoàn 308. Sau kháng chiến chống Pháp, Hồ Phương vẻ Tổng cục Chính trị tham gia thành lập tờ Văn nghệ quân đội. 1981, ông được giao làm Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1990, ông được phong Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1995, chuyển sang làm Tổng biên tập tờ Diễn đàn văn nghệ Việt Nam.

Tác phẩm của nhà văn Hồ Phương

Tác phẩm chính : Vệ út (truyện ngắn – 1957), Lá cờ chuẩn đỏ thắm (truyện ngắn – 1959), Tu nhà (truyện ngắn – 1948), Cỏ non (truyện ngắn – 1960), Xóm mới (truyện ngắn – 1963), Trên biển lớn (truyện ngắn – 1964), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (bút ký – 1966), Kan Lịch (tiểu thuyết – 1968), Nhằm thẳng quân thù mà bắn (truyện -1970), Số phận Lữ dù 3 Sài Gòn (truyện kí – 1971), Những tầm cao (tiểu thuyết 2 tập – 1973, 1977), Phía Tây mặt trận (truyện và ký – 1978), Biển gọi (tiểu thuyết – 1980), Cần sa (truyện ngắn – 1983), Bình minh (tiểu thuyết – 1981), Mặt trời ấm sáng (tiểu thuyết – 1985), Điện Biên lửa sáng (ký – 1984), Táo con (truyện ngắn – 1986), Ông trùm (truyện ngắn – 1992), Cánh đồng phía Tây (tiểu thuyết – 1994).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Thân

Nhà văn đã được Giải thưởng văn học của Hội văn nghệ Hà Nội với tiểu thuyết Những tầm cao, Giải thưởng văn học của Bộ quốc phòng (1994) với bộ tiểu thuyết Cánh đồng phía Tây và Huân chương Độc lập hạng ba.

Hồ Phương là một nhà văn trưởng thành từ quá trình tham gia chiến đấu trong quân đội. Ông là một cây bút viết khá đều. Từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho đến nay, thời kỳ nào nhà văn cũng có những tác phẩm phục vụ kịp thời. Thời chống Pháp, có tập truyện ngắn Thư nhà. Tu nhà là thiên truyện xuất sắc nhất của ông. Thời kỳ xây dựng miền Bắc, ông có Cỏ non, Hà Nội nơi xa. Thời kháng chiến chống Mỹ ông viết Chúng tôi ở Cồn Cỏ, Kan Lịch và sau này, thời kỳ thống nhất đất nước có Như giợt na sa, Những tiếng gõ cửa… Nhà văn rất có năng lực trong việc sử dụng những kinh nghiệm bản thân, cũng như những tư liệu gián tiếp (những câu chuyện qua lời kể của người khác) để xây dựng tác phẩm. Văn Hồ Phương trong sáng, giàu chất trữ tình, tiêu biểu là các truyện Thư nhà, Cỏ non… Nhân vật của Hồ Phương thường là những con người tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sản xuất. Qua những nhân vật đó, nhà văn thể hiện niềm tin của mình về những giá trị tốt đẹp của con người.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thúy Bắc

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top