Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Giới thiệu tác giả Hương Miết Hành

Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct Wholesale - LeYoung

Giới thiệu tác giả Hương Miết Hành

Hương Miết Hành là truyện thơ khuyết danh viết về chiếc giày thơm. Hương Miết Hành có nghĩa là chiếc giày thơm. Đây là một tác phẩm truyện thơ viết theo thể hành, một thể thơ cổ phong tự sự. Tác phẩm dài 102 câu thơ thất ngôn chữ Hán. Lê Quý Đôn chép truyện này trong cuốn Toàn Việt thi lục và coi đây là tác phẩm khuyết danh đời nhà Trần. Gần đây một số học giả cho rằng tác phẩm có thể xuất hiện vào đầu TK XV, trước khi Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đưa lên vị trí độc tôn, áp đảo cả đạo Phật, vốn được coi là quốc đạo từ thời Lý – Trần. Hương miết hành bắt nguồn từ một vở kịch của Trung Quốc đời Nguyên. Khi vào Việt Nam, nó được tác giả cải biên cho phù hợp với tâm tư, tình cảm, lối sống của người Việt. Vì vậy, đọc Hương miết hành, chúng ta như thấy phảng phất đâu đây câu chuyện dân gian về Tấm Cám với chỉ tiết cô Tấm đi trẩy hội đánh rơi mất giày. Tuy chỉ tiết giữa Hương miết lành và Tấm Cám có sự khác nhau, nhưng chủ đề chung của cả hai tác phẩm là xoay quanh vấn để trai gái tự tìm đến nhau, vượt qua mọi thử thách.

Hương Miết Hành kể về câu chuyện nhân duyên giữa cô gái họ Trương, nhà ở mé chợ Đồng Xuân thuộc thành Thăng Long xưa, và chàng trai họ Lý. Cô gái họ Trương tuổi vừa 16. Nàng có nhan sắc kiều diễm mê hồn, khiến ai đã gặp, không khỏi tương tư.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Húc

Một đêm trăng sáng nọ, nàng đang dạo chơi trước lầu hoa thì Lý Quốc Hoa cưỡi ngựa đi qua. Bắt gặp nhan sắc lộng lẫy của nàng Trương, chàng trai họ Lý đã bàng hoàng, ngây ngất. Mới thoáng nhìn thì bóng hồng đã lần vào lầu cao 4 như mơ, như thực. Thế rồi, trong những ngày tương tư chàng Lý đã làm-quen được với Hồng Hạnh, thị nữ nhà họ Trương. Nhờ Hồng Hạnh mà Lý Quốc Hoa đã có dịp gửi thư và gặp nàng ở vườn hoa. Giữa thời đại phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân” mà đôi trai gái dám hẹn hò, gặp gỡ, thổ lộ tình yêu thì quả là táo bạo. Và, chỉ ngay lần gặp gỡ đầu tiên, họ đã không ngần ngại bày tỏ nỗi lòng thương nhớ bấy lâu và hẹn ước. Chẳng may, đêm mồng 3 tháng Ba trên đường đi đến nơi gặp, chàng Lý đã bị lính tuần tra ban đêm Chấp Kim Ngô bắt giữ. Nàng họ Trương đến nơi, đợi mãi mà không thấy bóng người yêu “lòng buồn không nói, nước mắt ngắn dài”, nàng ra về và không quên để lại chiếc giày trên cầu để báo cho chàng biết nàng đã đến và đi. Đến canh năm, chàng Lý được lính tuần đêm thả ra liền vội đến nơi hẹn gặp người yêu chẳng thấy, chàng chỉ thấy chiếc giày có mùi thơm thoang thoảng còn lưu lại trên cỏ. Đau khổ, chàng ôm giày chết ngất.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Văn Nghị

May sao, lúc ấy có Trần Thiếu Sư đi qua thấy bên đường có kẻ ôm giày chết ngất, bèn gỡ lấy chiếc giây rồi dò hỏi “đến nhà họ Trương quả thấy vừa”. Nàng Trương đã xúc động nghẹn ngào “văng mình chạy đi, ôm lấy thân chàng Lý mà khóc”. Trước tình cảm chân thành của cô gái, trời đất cũng như động lòng mà cho chàng Lý sống lại. Đôi trai gái nhớ ơn Trần Thiếu Sư tìm đến cảm tạ. Cảm động trước tình yêu chân thành của hai người, Trần Thiếu Sư đã đứng ra làm mối tác thành cho họ.

Hương miết hành là một thiên diễm tình. Mối tình đó đã vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh chiếc giấy thơm. Từ chiếc giày thơm mà đôi trai gái nhận ra nhau, yêu nhau. Tình yêu của họ thật tự do và lãng mạn, không hề bị một cản trở hoặc bị một sự chống đối nào của xã hội và gia đình. Đọc toàn bộ tác phẩm, ta thấy tác giả khuyết danh không hẻ đả động đến tam cương, ngũ thường, đạo lý Nho giáo. Tác giả đã đề cập đến những quan điểm của Phật giáo về nhĩ, mục, sắc tướng, về an bài, tiền định… để “biện minh” hợp thức hóa quan niệm tự do yêu đương.

Hương miết hành là tác phẩm có kết cấu, tình tiết đơn giản, kết thúc lại có hậu. Tác giả khuyết danh khi viết tác phẩm đã dựa vào những tư liệu văn hóa dân gian như mô típ chiếc giầy… những địa danh nổi tiếng ở đất kinh kỳ Thăng Long như chợ Đồng Xuân, sông Tô Lịch… hợp cảnh, hợp tình với người Việt Nam.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Võ Liêm Sơn

Loại bỏ những chi tiết, những quan niệm nhuộm màu tôn giáo, chúng ta thấy Hương miết hành là tác phẩm ca ngợi một tình yêu trong trắng, chân thành và tự nguyện của một đôi trai gái. Tình yêu ấy thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh, một lối sống chân thật, trung hậu, một nếp nghĩ hồn nhiên, giản dị, thể hiện niềm lạc quan, tự do hôn nhân và ước mơ hạnh phúc của con người. Hương miết hành là một tác phẩm khuyết danh được viết vào trước TK XV, khi Nho giáo chưa lấn át Phật giáo. Tác phẩm được xem như là một trong những truyện thơ được sáng, tác sớm nhất ở Việt Nam.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top