Tiểu sử nhà văn Lan Khai
Nhà văn Lan Khai, tên thật là Nguyễn Lan Khai. Quê gốc : tỉnh Tuyên Quang. Thời gian sáng tác văn học tuy không dài, nhưng Lan Khai đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ đáng kinh ngạc. Sách của Lan Khai được ấn hành bởi nhiều NXB có tiếng ở Hà Nội. Ông đã viết truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình văn học. Sáng tác của Lan Khai cũng khá đa dạng về đề tài. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu theo từng đề tài như sau:
Đề tài lịch sử : Ai lên phố Cát, Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng… .
Đề tài tâm lý xã hội : Mực mài nước Mắt, Tội nhân hay nạn nhân…
Đề tài phiêu lưu mạo hiểm, những chuyện ly kỳ nơi rừng núi : Tiếng gọi của rừng thẳm, Truyện đường rừng (tập truyện ngắn), Suối đàn…
Ngoài ra, Lan Khai còn có một số tác phẩm có giá trị viết về người nông dân, người công nhân như Cô Đừng, Lầm than
Đương thời, người ta gọi Lan Khai là “nhà tiểu thuyết đường rừng”. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại xếp ông vào khuynh hướng “tiểu thuyết truyền kỳ”. Đây quả là chỗ trội nhất trong sáng tác của ông. Lan Khai đã đem tới cho người đọc cảm giác vừa ghê rợn, vừa thích thú trước bao điều bí hiểm của chốn sơn lâm, trước những vẻ- đẹp huyền bí và hành vi khác thường của những con người trên miền đất này. Nhiều câu chuyện đường rừng của ông hư hư thực thực, thơ mộng và huyền ảo, phảng phất không khí Liêu Trai của Bồ Tùng Linh.
Tác phẩm có giá trị tư tưởng nhất của Lan Khai là tiểu thuyết Lẩm than (1938). Đây là một ngoại lệ đột xuất chứng tỏ tác động to lớn của phong trào Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939) đối với các nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn tiểu tư sản. Lẩm than giàu giá trị hiện thực khi phản ánh cuộc sống cực nhục của người công nhân mỏ dưới ách bóc lột tàn nhẫn của tư bản Pháp và bọn tay sai. Qua cảnh ngộ của đôi vợ chồng Thuật, Tép, tác phẩm là một bằng chứng đanh thép để tố khổ và để nung nấu chí căm hờn. Lan Khai đã nhận thấy tính thần phản Ráng ở những người bị áp bức, đã dự cảm sự bùng nổ mạnh mẽ bằng bạo lực để lật đổ ách thống trị. Điều đáng quý nữa là nhà văn đã miêu tả được tâm hồn sáng trong, giàu ân nghĩa, tình hữu ái giai cấp thắm thiết ở những người công nhân mỏ trong cảnh lầm than.
Lần bước sang địa hạt chủ nghĩa hiện thực này, Lan Khai đã viết nên một tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo đáng quý, đù nhiều trang chưa vượt lên khỏi lời văn phóng sự, báo chí.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác