copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Công Hãng

copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Tiểu sử Nguyễn Công Hãng (1680 – 1732)

Nhà thơ Nguyễn Công Hãng, tự Thái Thanh, hiệu Tĩnh Trai. Quê gốc : làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông đậu đồng Tiến Sĩ khoa Canh Thìn, niên hiệu Chính Hòa thứ 21, triều Lê Hy Tông (1700), làm quan trải các chức Thượng thư bộ Luật, Đô ngự sử, Tham tụng (Tể tướng) hàm Thái bảo, tước Sóc quận công. Năm 1718 được sang làm Chánh sứ sang Thanh. Nguyễn Công Hãng là người có tài trị nước, ôm ấp hoài bão canh cải chấn hưng đại định. Với cương vị tể tướng cùng một số viên quan đầu triều khác, Nguyễn Công Hãng kiến nghỉ và thực thi nhiều chủ trương cải cách trên nhiều phương diện như điển địa, thuế khóa, nhân khẩu, quan chế, khảo khóa, giáo dục khoa cử… Một thời ông được Trịnh Cương tin dùng. Nhiều hoạt động chính trị của Ông đã có hiệu quả thực tế, góp phần tạo nên vẻ hưng thịnh cục bộ dưới thời Trịnh Cương. Tuy nhiên, những người tích cực làm công việc cải cách thường hay có nhiều kẻ thù, tính ông lại cương nghị quả quyết nên bị nhiều người ghét. Nhân vì kiến nghị phế bỏ Trịnh Giang khi còn là thái tử nên khi Trịnh Giang lên ngôi chúa, ông bị biếm chức và bị bức tử, sau đó Ít lâu ông được minh oan.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm truyện Phan Trần

Đầu TK XVIII, có cuộc vận động cải cách thể văn, chấn hưng nho phong, sĩ khí. Nguyễn Công Hãng được coi là một nhân vật xông xáo trong xu thế vận động cải cách thể văn đó, tùy cách thức lựa chọn tiến hành của ông có khác người khác. Đại Việt sử ký có ghi việc Nguyễn Công Hãng cho rằng lối học kinh nghĩa là rập theo khuôn sáo cũ, không có cốt tủy văn chương. Còn thể văn bát cổ thì lập ý để chữ, có thể dùng để thử người tài lạ. Vì muốn biến đổi thể văn để chọn học trò cho nên đem quan văn vào Quốc tử giám luyện tập thể văn ấy nhằm cổ vũ khích lệ phong khí của kẻ sĩ. Chủ trương dùng thể văn bát cổ để thu hút người tài tuấn của Nguyễn Công Hãng chưa được áp dụng rộng vào thực tế giáo dục khoa cử thì ông bị nạn qua đời, việc đó cũng bị bỏ luôn không thi hành. Bát cổ là thể văn khoa cử khó làm, chủ trương của. Nguyễn Công Hãng không được người đương thời ủng hộ. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục tỏ ý không tán thành, cho rằng thể bát cổ không quan thiết gì đến trị thế, đến kinh luân hữu dụng. Phạm Đình Hồ trong Vũ trung tùy bút lại tỏ ý tán thành với Nguyễn Công Hãng. Phạm Đình Hổ cho rằng không có thực tài văn chương thì không thể làm nổi văn bát cổ, do đó đưa thể văn này vào giáo dục khoa cử có thể khắc phục được tình trạng học kinh điển qua loa tóm tắt, khả đi chấn hưng được nho học. Hai ông Phạm Đình Hồ và Lê Quý Đôn đã từ hai góc độ khác nhau mà nhận xét về chủ trương dùng bát cổ để kiểm tra trình độ hiểu kinh truyện nho gia của Nguyễn Công Hãng. Hai ý kiến tuy trái ngược nhau nhưng lại cùng thống nhất ở chỗ ghi nhận cố gắng của Nguyễn Công Hãng trong việc tìm kiếm con đường chấn hưng học thuật, chỉnh đốn nho phong, vãn hồi tình trạng suy thoái, mục nát của khoa cử TK XVIII.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà chiến sĩ Phan Đình Phùng

Tác phẩm của Nguyễn Công Hãng

 Văn chương của Nguyễn Công Hãng để lại hiện chỉ còn tập thơ đi sứ Tỉnh sà kỷ hành gồm những bài vịnh cảnh, cảm hoài tức sự, để tặng sứ bộ Triều Tiên. Tập thơ đi sứ của ông thể hiện nhiệt huyết của một nhà nho đương hãm hở hành đạo, có tinh thần trách nhiệm cao đối với sự an nguy của tổ quốc. Trong tập thơ có những bài thơ viết về đời sống người dân trong nước thì chất phác, bình dị, chuộng tín nghĩa, những thơ viết khi xa đất nước thì mang đầy âm hưởng của tinh thần tự hào dân tộc, nỗi nhớ nhung day dứt, xao xuyến, thơ viết về cảnh vật của nước bạn thì giàu cảm xúc, sâu lắng. Phan Huy Chú có nhận xét về thơ ông “có khí cách thanh nhã”, “trôi chảy đáng đọc”.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top