How To Finish More Of Your Never-ending To-Do List | by Deb Knobelman, PhD  | The Startup | Medium

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Cư Trinh

How To Finish More Of Your Never-ending To-Do List | by Deb Knobelman, PhD | The Startup | Medium

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767)

 Nhà thơ Nguyễn Cư Trinh, tự Lã Nghị, hiệu Đạm Am. Quê gốc : xã An Hòa, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, nay thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Lúc nhỏ, ông thông minh học giỏi, 11 tuổi đã biết làm văn. Năm 1740, ông dự thi, đậu Hương cống, làm Tri phủ Triệu Phong. Kế đó, ông được thăng Văn chức. Năm 1744, chúa Nguyễn Phước Khoát xưng vương, các văn thư từ lệnh của triều đình Đàng Trong đều do ông Soạn thảo. Mùa xuân 1750, ông được thăng Tuần phủ Quảng Ngãi, dẹp yên loạn Thạch Bích và giúp chúa Nguyễn thu phục vùng biên ải. Mùa đông 1751, Nguyễn Cư Trinh dâng sớ, nêu ra bốn điều tệ cần thay đổi trong hệ thống tổ chức quan lại và chính sách của triều đình. Sớ dâng lên không thấy trả lời, ông xin từ chức. Chúa Nguyễn bèn triệu ông về, cho ông làm Ký lục dinh Bố Chính. Từ mùa đông 1753, ông được chúa Nguyễn cử vào Nam chinh, góp phần quan trọng trong việc xác lập bản đồ Việt Nam ở đất Nam Bộ. Năm 1765, chúa Nguyễn Phước Thuần lên ngôi, ông được thăng chức Lại bộ kiêm Tào vận sứ. Lúc Ấy, Trương Phước Loan chuyên quyền, có lần ra lệnh cho các quan trong triều tới nhà riêng để bàn việc triều chính. Ông nghiêm mặt nói : “Bàn việc triều chính phải ở nơi công thự, vốn là phép tắc đã định, Phước Loan sao dám vô lễ như vậy? Kẻ làm loạn thiên hạ ắt là hắn đấy”. Các quan nghe ông nói vậy, đều không dám tới nhà Loan. Loan căm hận lắm, song vốn kính sợ ông, nên không dám làm hại.

Mùa hạ 1767, ông mất, được ban tặng là Tá lý công thần Đặc tiến Trụ quốc, Kim tử vinh lộc đại phu, Chính trị thượng khanh, Tham nghị, thụy là Văn Định. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) ông được triểu Nguyễn truy tặng Khai quốc công thần, cho tùng tự Ở Thái miếu. Chính sử triều Nguyễn chép ông “là người có tài lược, giỏi quyết đoán, phàm những tấu sớ đàn hặc đều là bàn rộng nói thẳng, đến khí dự việc binh nhung ở miền Nam thì mở đất đai, giữ biên cương, huân nghiệp hơn người.”

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Cư Trinh

Nguyễn Cư Trinh giỏi văn chương, sở trường về thơ, có trước tác Đạm Am tập. Khi ông Ở Quảng Ngãi, ông có sáng tác Quảng Ngãi thập nhị cảnh, Vè Sãi Vãi bằng tiếng Việt. Khi ông ở Gia Định thường cùng Tổng binh Hà Tiên Mạc Thiên Tứ (sau đổi là Mạc Thiên Tích) xướng họa thơ văn thành tập Hà Tiên thập vịnh, về sau được Lê Quý Đôn chép lại trong Phủ biên tạp lục. Ông là một tác giả trong Tao đàn Chiêu anh các và cũng là một tác giả tiêu biểu của văn học Đàng Trong.

Đảm Am thi tập là tập thơ của Nguyễn Cư Trinh, hiện mới tìm thấy một số bài chép rải rác trong các sách Phủ biên tạp lục, Nam hành ký đắc tập… như bài Kiếm, Đề tùng lãng… thường theo nét đặc thù của đối tượng phản ánh mà nói lên cái thần thái của một bậc quân tử có thực tài. Trong số những bài còn lại của Đạm Am thi tập thì bài Dự ẩm (Uống rượu đêm) là một bài thơ thiên về tâm sự. Thơ Nguyễn Cư Trình thường khái quát những vấn đề lớn của đất nước, chứ ít đi sâu vào tâm sự riêng tư. Bài Dự ẩm có lẽ là một tiếng thơ riêng hé mở một chút nỗi niềm: “Tinh nhân hà khổ độc hành ngâm, Kế quỹ lưu bằng thả đối châm… Thị phi cửu náo văn lôi nhĩ, Ly loạn nga văn túy nguyệt tâm, Hà tất sơn trung ninh nhiên hảo, Phù sinh thiên nhật kỷ phân âm” (Người tỉnh sao lại – khổ vẻ nỗi ngâm vịnh một mình, Giữ y bạn lại, bóng kể bóng, rót rượu tăm cho nhau… Tiếng thị phi náo nhiệt vẫn vắng bên tai như sấm, Trong ly loạn, bồng quên lòng đắm bóng trăng soi, Việc gì phải ở trong rừng và ngủ kỹ, Nghìn ngày ở cõi phù sinh đáng mấy phân âm)

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Ý Nhi

Vè Sãi Vãi là tập nói sử bằng chữ Nôm, gồm 680 câu viết theo thể văn biển ngẫu kết hợp với lời nói có vần, có nhịp cân đối linh hoạt. Ông viết tác phẩm này trong thời gian ông nhậm chức Tuần phủ Quảng Ngãi (1753) với dụng ý động viên tướng sĩ tiếp tục con đường Nam tiến. Lý tưởng xuyên suốt bài về là lý tưởng nho gia của các nhà nho Đàng Trong, xoay quanh các tiêu chí tu, tẻ, trị, bình để phấn khích tướng  sĩ, phát triển và củng cố vùng đất  phương Nam lúc đó còn thưa thớt, phê  phán châm biếm các luồng tư tưởng độc  hại mà ông gọi là “tà đạo”. Phần cuối của Sãi Vãi viết về thất tình (bảy tình) của con người, đặc biệt, tình cảm yêu và ghét được viết thành những điệp khúc gây ấn tượng sâu sắc. Vè Sãi Vãi chuyên nói chuyện xưa, dẫn nhiều sử liệu Trung Quốc, nêu những bài học về lý tưởng, vẻ phép đối nhân xử thế, giãi bày được nỗi lòng kẻ sĩ Nguyễn Cư Trinh. Tác phẩm sử dụng lối văn Nôm mô phỏng thể nói lối trong tuồng, đậm đà tính chất dân gian miền Quảng Ngãi, chưa hề có trong nền văn học lúc đó, làm nên tính đặc sắc của Vè Sãi Vãi. Đây cũng là một bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của văn hóa và ca khúc dân gian đối với văn học viết ở Đàng Trong TK XVII – XVIII.

Nguyễn Cư Trinh còn là tác giả của nhiều bài thơ vịnh phong cảnh. Khi còn làm việc ở Quảng Ngãi, ông có chùm thơ Quảng Ngãi thập nhị cảnh bằng chữ Nôm, miêu tả 12 cảnh đẹp Ở đất Quảng Ngãi. Đến khi vào mở mang miền biên ải phía Nam, ông có chùm thơ Hà Tiên thập vịnh bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cứ vịnh 10 cảnh đẹp của trấn Hà Tiên. Nguyễn Tổng binh Hà Tiên là Mạc Thiên Tích đặt ra 10 cảnh đẹp ở trấn Hà Tiên, rồi cùng Với những văn nhân người Trung Quốc trú ngụ ở đây và người Thuận Quảng mới vào, cùng họa vần, xướng họa làm nên một tập thơ Hà Tiên thập vịnh “không những làm cho nơi ven biển này thêm rạng rỡ, mà còn đáng làm pho sử chí của đất Hà Tiên” (Lời tự để tựa của Mạc Thiên Tích ở đầu tập thơ). Khi Nguyễn Cư Trinh vào kinh lược vùng đất biên ải này, thường cùng Tổng binh Hà Tiên lấy văn tự tặng đáp nhau, liền họa mười bài vịnh cảnh Hà Tiên theo mười bài thơ xướng của chính Mạc Thiên Tích. Trong những chùm thơ vịnh cảnh này, người đọc thấy ông thực lòng yêu mến cảnh đẹp đất nước, mong muốn cuộc sống thanh bình cho cư dân và cũng bộc lộ trách nhiệm của một Vị quan to trong triều đối với vận mệnh của nhân dân, đối với biên cương Tổ quốc. Thơ vịnh cảnh của ông cũng bộc lộ một tài thơ dồi dào, một học vấn sâu sắc để lại cho người đọc một ấn tượng mỹ cảm khó quên.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)

Ngoài thơ chữ Hán, thơ Nôm, thơ vịnh phong cảnh, Nguyễn Cư Trinh còn có thư, thi dẫn được ghi chép trong Phủ biên tạp lục, chứng tỏ một học vấn sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Ông là một tác giả tiêu biểu của văn học Đàng Trong TK XVII, một vị quan trụ cột, khai quốc công thần, một vị tướng mưu lược đánh đâu thắng đó. Nhiều tài năng tập hợp ở một còn người như ông thật hiếm có trong lịch sử. Rất tiếc ông mất hơi sớm, mới 51 tuổi đã qua đời, thành ra tác phẩm chỉ còn có vậy.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top