Tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng, sinh ngày 6.3. 1912, mất ngày 25.1. 1960. Quê gốc làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông mất tại Hà Nội. Khi còn là học sinh, Nguyễn Huy Tưởng tham gia phong trào yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. 1938, ông tham gia Hội truyền bá quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. 1943, ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội truyền bá chữ quốc ngữ Hải Phòng. Tháng 6 năm 1945, ông công tác trong Ban biên tập báo Tiên phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm 1945, ông là đại biểu Văn hóa cứu quốc, tham gia biên tập các tờ báo Cờ Giới phóng, Tiên phong, Tổng thư ký Ban TƯ vận động đời sống mới, đại biểu Quốc hội khóa Ì. Tháng 7 năm 1946, được bầu là Phó thư ký Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng l2 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc, tiếp tục hoại động văn hóa, văn nghệ. Tham gia Tiểu ban văn nghệ TƯ Đảng, tham gia Chiến dịch Biên giới (195L) và công tác giảm tô, cải cách ruộng đất (1953 – 1954). Hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), ông tiếp tục hoạt động văn nghệ, là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam (khóa ID, Giám đốc NXB Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tưởng được nhận nhiều giải thưởng văn học : Giải ba của Hội văn nghệ Việt Nam 1951-1952 cho Ký sự Cao Lạng, Giải nhì của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955 cho tiểu thuyết Truyện anh Lục, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật đợt L, 1996.
Tác phẩm của tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Tác phẩm đã xuất bản : Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết – 1942) được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh, chèo, cải lương – 1990, Vữ Như Tô (kịch – 1943), An Tư (tiểu thuyết – 1944), Bắc Sơn (kịch, công diễn 6.4.1946), Những người ở lại (kịch – 1948), Anh Sơ đâu quân (tập kịch – 1949), Ký sự Cao Lụng (ký – 1951), Truyện anh Lục (tiểu thuyết – 1955), Bốn năm sưu (tiểu thuyết – 1959), Lấy hoư (truyện phim – 1960), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết – 1961)… và nhiều truyện viết cho thiếu ˆ nhì : Chiến sĩ ca nô, An Dương Vương xây thành Ốc, Tìm mẹ, Lá cờ thêu: sáu chữ vàng… Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng được tập hợp thành nhiều tuyển tập : Kịch Nguyễn Huy Tưởng (1963), Tuyển tập ký sự (1963), Truyện viết cho thiếu nhỉ (1966), Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập (1978), Tuyển tập Nguyễn Nuy Tưởng 3 tập (1984, 1985, 1986).
Gần hai mươi năm theo nghiệp văn chương, Nguyễn Huy Tưởng đã đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học Việt Nam. Ông là một nhà văn giàu tâm huyết với cuộc đời, với đất nước. Sống trong đêm đen của chế độ thực dân phong kiến, Nguyễn Huy Tưởng nuôi dưỡng ý chí, mài giữa ngòi bút, để đến một ngày cho ra đời Đêm hội Long Trì, tác phẩm đầu tay mở đâu cho những sáng tác viết về đề tài lịch sử, và cũng là mở đầu cho sự nghiệp văn chương của ông. Có thể nói, trước Cách mạng tháng Tám, toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều viết về đề tài này. Ông cảm nhận lịch sử một cách sâu sắc theo quan điểm tiến bộ, tích cực. Đêm hội Long Trì khai thác câu chuyện xung quanh mối quan hệ giữa chúa Trịnh và hai chị em Đặng Thị Huệ, nhằm phê phán bản chất xấu xa, dâm loạn và tàn bạo của vua quan phong kiến, đồng thời thể hiện tinh thần dân chủ sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh lần sóng phản kháng của quần chúng và sự trừng phạt của công lý đối với những thế lực chuyên chế độc ác. Đến Vũ Như Tó nhận thức của tác giả tiến bộ hơn. Ở đây sức mạnh của quần chúng được thể hiện rõ nét, cũng như thái độ của người nghệ sĩ trước thời cuộc, đã được xác định một cách đúng đắn và không đến nỗi sơ lược. Nguyễn Huy Tưởng say mê đề tài lịch sử, trong đó ông đặc biệt muốn nêu cao truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (Cột đồng Mã Viện, An Tư). Trung thành với lịch sử, đánh giá lịch sử theo quan điểm của quần chúng lao động, xây dựng được những nhân vật lịch sử có tính cách khá linh động, đó là những đặc điểm tạo nên thành công trong những sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng.
Cùng với sự chuyển mình của đất nước sau Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng bước sang một giai đoạn mới. Cảm hứng cách mạng tràn ngập trong các tác phẩm của ông. Từ vở kịch Bắc Sơn đến Những người ở lại, Ký sự Cao Lạng, Truyện anh Lục, Bốn năm sat, Lấy hoa và cuối cùng là Sống mái với thủ đó, ngồi bút Nguyễn Huy Tưởng trước sau đều cố gắng phản ánh trung thực và sắc nét cuộc chiến đấu của quân dân ta, trong đó, số phận của mỗi cá nhân gắn liền với số phận của lịch sử dân tộc…
Nguyễn Huy Tưởng đã để lại những tác phẩm có sức sống, đậm đà chất lý tưởng qua những trang văn tron sáng với một giọng văn nhân ái, đôn hậu.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác