Bút ký Nguyễn Khải - Nguyen Chanh Tu

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Khải

Bút ký Nguyễn Khải - Nguyen Chanh Tu

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Khải

Nhà văn Nguyễn Khải sinh ngày 5.12.1930, có tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh tại Hà Nội, trong  một gia đình viên chức. Quê gốc : phố Hàng Nâu, TP Nam Định, nhưng thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại (Hưng Yên).

Học hết năm thứ ba bậc trung học thì toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Khải tham gia quân đội. Từ một y tá, Nguyễn Khải chuyển sang làm báo. 1949, ông là phóng viên tờ Dân quản Hưng Yên. 1951, ông là phóng viên rồi trở thành Thư ký tòa soạn báo Chiến sĩ Quân khu II. Từ 1956, ông công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội, rồi ông được phong quân hàm đại tá. Năm 1988, chuyển ngành sang công tác tại Hội nhà văn. Từng là Ủy viên BCH Hội nhà văn khóa II, HI, IV Phó tổng thư ký Hội khóa II, đại biểu Quốc hội khóa VI.

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Khải

Năm 1951, Nguyễn Khải tham dự một lớp nghiên cứu văn nghệ tại Thanh Hóa. Trong thời gian này, ông cho in truyện ngắn đầu tay : Ra ngoài. Năm 1957, in truyện vừa Xây đựng (được Giải thưởng khuyến khích của Hội văn nghệ Việt Nam 1951 – 1952). Tuy nhiên, phải đến Xung đội (truyện, phần I– 1959, phân II – 1962), Nguyễn Khải mới trở thành một cây bút được nhiều người chú ý. Xung đột đã phản ánh được một vùng hiện thực nông thôn Thiên chúa giáo với nhiều quan hệ phức tạp sau thời CCRĐ, bắt đầu xây dựng HTXNN. Với một cái nhìn sắc sảo và tỉnh táo, Nguyễn Khải đã thể hiện được xu thế phát triển của cách mạng trong tình hình địch – ta lẫn lộn, đen – trắng khó phân.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Vũ Hạnh

Vào những năm 60, Nguyễn Khải được coi là cây bút xuất sắc với hàng loạt tác phẩm : Mà lạc (1960), Hay đi xa hơn nữa (1963), Người trở về (1964). Nội dung cơ bản của các tập truyện ngắn này là tập trung phản ánh những biến đổi của con người, trước cuộc đời rộng mở trong quan hệ sản xuất mới ở các nông trường quốc doanh, ở các HTXNN… Điều đáng nói là Nguyễn Khải luôn có cái nhìn riêng, không chạy theo lối biểu dương người tốt, việc tốt một cách dễ dãi, đơn giản mà biết đi vào khai thác tâm lý nhân vật, đặt nhân vật trong sự co sát với môi trường, hoàn cảnh để phát hiện ra “biện chứng pháp tâm hồn”. Tác phẩm Nguyễn Khải đã chạm tới một vấn đề nhạy cảm và có ý nghĩa nhân bản sâu sắc : sự hồi sinh của con người, vẻ đẹp của những quan hệ đạo đức mới.

Là một cây bút nhạy bén với thời cuộc, trong thời kỳ chống Mỹ, Nguyễn Khải ưu tiên cho đề tài người lính với các tác phẩm : Họ sống và chiến đấu (bút ký – 1966), Đường trong máy (truyện – 1970), Rø đđo (truyện – 1970), Chiến sĩ (truyện – 1973).

Sau 1975, Nguyễn Khải vẫn phát huy được sở trường của mình với sự phản ánh một cách tỉnh nhạy các vấn đề  mang tính thời sự nóng hổi. Tác phẩm  chính : Cách mạng (kịch – 1976), Tháng Ba ở Tây Nguyên (bút ký – 1976), Chư và con và… (tiểu thuyết – 1979), Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết – 1982), Thời gian của người (tiểu thuyết – 1984), Điển tra về một cái chết (tiểu thuyết – 1986), Afột người Hà Nội (truyện ngắn – 1989), Một thời gió bụi (truyện ngắn – 1993), Ông đại tá và vị sự già (truyện ngắn – 1993), Truyện ngắn Nguyễn Khải (1996)…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Phạm Duy Tốn

 Là nhà văn có sức viết đồi dào, có ý thức xác lập và trên thực tế đã xác lập được một phong cách riêng, độc đáo, Nguyễn Khải đã góp cho nền văn học cách mạng nhiều tác phẩm thực sự có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Văn Nguyễn Khải thể hiện một cái nhìn tỉnh, sắc, khả năng phân tích tâm lý già đặn, càng về sau, tác phẩm Nguyễn Khải càng đậm màu sắc triết luận. Từ những vấn đề có tính thời sự, Nguyễn Khải biết xới lật, soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau, vì thế, ông có nhiều phát hiện về thời sự nhân tâm, về lẽ sống, lý tưởng, cách thức ứng xử của con người. 

Tuy không có những bộ sách quy mô, đồ sộ, nhưng tác phẩm của Nguyễn Khải bao giờ cũng gây được hứng thú cho người đọc, buộc người đọc bước vào thế tranh luận chứ không thể thờ ơ. Nguyễn Khải là một cây bút có thực tài. Ông có một vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top