Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thành Long
Nhà văn Nguyễn Thành Long, sinh — ngày 16.6.1925, mất ngày 6.5. 1991. — Các bút danh khác : Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Quê gốc : TP Nha Trang. Nguyễn Thành Long còn một quê gốc nữa là làng Kim Bồng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thời nhỏ, ông chủ yếu sống và học ở Quy Nhơn (Bìnt. Định). 18 tuổi ông chuyển ra học THPT ở Hà Nội, và có viết cho báo Thanh nghị (1943). Sau Cách mạng, Nguyễn Thành Long tham gia kháng chiến chống Pháp ở khu V. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, công tác liên tục ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Ông mất tại Hà Nội.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thành Long
Những tác phẩm chính : Tư và chứng nó (truyện ngắn – 1950), Khúc hát của người cán bộ (thơ – 1950), Bát cơm cụ Hồ (bút ký – 1952), Gió bấc gió nồm (bút ký- 1956), Hướng Điển (truyện ngắn – 1957), Cluyện nhà chuyện xưởng (truyện ngắn – 1962), Trong gió bão (truyện ngắn – 1963), Gơưng ra (bút ký – 1964), Tiếng gọi (truyện – 1966), Những tiếng vỗ cánh (truyện ngắn – 1967), Giữa trong xanh (truyện ngắn – 1972), Nửa đêm về sáng (truyện ngắn – 1978), Lý Sơn mùa ti (1981).
Trước những năm 80, Nguyễn Thành Long sáng tác rất đều đặn, lặng lẽ và miệt mài. Tuy chất lượng các tác phẩm không đều, nhưng ông được coi là “cây truyện ngắn” có uy tín, có phong cách riêng. Khi bắt đầu sự nghiệp sáng tác, ông viết cả truyện thơ. Nhưng mãi đến 1952 Nguyễn Thành Long mới được chú ý bởi tập bút ký Bát cơm cụ Hỏ, tác phẩm đã được Giải thưởng Phạm Văn Đồng. Tập sách ghi lại một cách sinh động tỉnh thần lao động kiên cường, đấu tranh chống lại thiên tai địch họa, vượt qua nạn đói của bà con Tam Hải. Những tác phẩm viết trong kháng chiến chống Mỹ của Nguyễn Thành Long tập trung vào hai đề tài lớn : cuộc chiến đấu anh dũng ngoan cường của đồng bào Liên khu V, quê hương ông và công cuộc xây dựng CNXH ở miển Bắc. Hướng Điền là tiếng nói tố cáo sự tàn bạo dã man của chế độ Mỹ – Diệm, đồng thời đó cũng là tình cảm đau xót và sự cảm thông sâu sắc của tác giả dối với đồng bào miền Nam. Trong gió bão lại tập trung ca ngợi sự dũng cảm mưu trí, tỉnh thần quả cảm thông minh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù hung bạo… Tuy vậy những truyện ngắn hay, có ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc của Nguyễn Thành Long chủ yếu lại là những truyện viết về đề tài xây dựng CNXH ở miền Bắc như Lặng lẽ §a Pa, Trời xanh mênh mông… Tập trung nhiệt thành ngợi ca những con người lao động mới, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó khăn gian khổ, say mê trong lao động sáng tạo, nhân hậu và tha thiết yêu cuộc sống… truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát. Lạng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn tiêu biểu như thế. Truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm đấm trong sương mù : Sa Pa. Đến với nơi ấy là những con người thật đẹp : một anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, một cô kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, một bác lái xe già đã chạy suốt 30 năm trên tuyến đường Sa Pa, một họa sĩ đi thực tế chuyến đi cuối của cuộc đời công tác trước lúc nghỉ hưu… Bốn gương mặt tiêu biểu, bốn tính cách khác nhau : anh thanh niên đẩy nhiệt huyết bộc trực, chân thành, cô kỹ sư trẻ hồn nhiên nhưng kín đáo, tế nhị, ông họa sĩ trầm tnh, sâu lắng, còn bác lái xe thì sôi nổi, vui tính… Họ tình cờ gặp nhau trên đường tới Sa Pa mà bỗng trở nên gần gũi và thân thiết như trong một gia đỉnh. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn trong sáng, tỉnh tế, một suy nghĩ lành mạnh, sâu sắc, và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động, làm việc và cống hiến hết mình cho tổ quốc một cách vô tư, hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ. Đó là một truyện ngắn hay và tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long : nhẹ nhàng kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất thơ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác