Giới thiệu truyện Phương Hoa
Truyện Nôm khuyết danh, thể lục bát, xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XIX, dài 1.160 câu (bản ín 1901). Các nhà nghiên cứu cho biết, ngoài bản khuyết danh nói trên còn có một số bản khác – ghi rõ tên, nghề nghiệp người chỉnh soạn như : Phương Hoa tân truyện do Cử nhân Nguyễn Cảnh soạn, gồm 1.674 câu hoặc Phương Hoa bị lục do Tường Binh Nghĩa An Đường soạn, gồm 1.278 câu hay Phương Hoa tối tân truyện do Dật Sơn Nguyễn Ngạc Tri soạn, gồm 1.364 câu. Như vậy, hiện có nhiều bản Phương Hoa do những người khác nhau biên soạn và được ín vào những năm khác nhau. Song cốt truyện và các chỉ tiết truyện, các nhân vật trong truyện đều giống nhau. Chúng tôi dựa vào bản được coi là xưa nhất, lưu truyền rộng rãi nhất, xưa nay được coi là khuyết danh để nghiên cứu. Truyện kể rằng, có người con gái tên là Phương Hoa, con một ông quan Ngự sử tên là Trần Điện, đã đính hôn với Cảnh Yên, con trai một vị thượng thư trong triều. Thấy Phương Hoa là con nhà từ tế, lại nết na, xinh đẹp, một tên cận thần của nhà vua là Tào trung úy bèn rắp tâm đến hỏi nàng về làm vợ. Bị cha Phương Hoa từ chối, Tào trung úy liền giả mạo chiếu chỉ nhà vua khép cha Phương Hoa tội vong thần mại quốc rồi lập tức cho người tìm giết ông, cướp sạch gia sản. Hoảng sợ, cả gia đình Cảnh Yên phải cải trang trốn về Thạch Thàng ở, giả dạng làm tăng nỉ để lánh nạn.
Một thời gian sau, con cháu nhà Trương Đài trở về quê dò tìm tin tức. Tình cờ, Phương Hoa gặp Tiểu Thanh, con của Cảnh Tĩnh, em ruột của Cảnh Yên, nhận Tiểu Thanh về nhà làm con nuôi, nhờ đó mà Phương Hoa biết rõ tình cảnh gia đình họ Trương và tìm mọi cách để cứu giúp gia đình Cảnh Yên khỏi cơn hoạn nạn. Một hôm, thông qua Tiểu Thanh, nàng hẹn Cảnh Yên vào lúc canh ba đến đợi ở góc vườn hoa, gặp người của nàng để nhận tiền bạc, quần áo do nàng gửi. Không may, tên gian Hồ Nghị biết chuyện đã đến rình sắn chỗ hẹn, giết người hầu gái của Phương Hoa và cướp hết của cải, tiền bạc. Đúng giờ hẹn, Cảnh Yên đi đến góc vườn hoa đợi, vô tình giẫm phải xác người hầu gái vừa bị Hồ Nghị giết, máu bấn tung toé khắp người. Nghe tin người hầu gái bị giết, cha Phương Hoa bèn lệnh cho lính đi truy tìm thủ phạm.
Quân lính lần theo vết máu và phát hiện thấy Cảnh Yên, lập tức trói giải vẻ. Tình ngay lý gian, Cảnh Yên bị tống vào ngục chờ ngày xét xử. Cha Cảnh Yên vì quá oan ức, quá đau xót rồi đổ bệnh mà chết. Phương Hoa lo củng lễ và chôn cất cha Cảnh Yên rất chu đáo. Việc tang lễ xong xuôi, Phương Hoa xin cha mẹ cho lên kinh đô buôn bán để có cơ lấy chồng. Thực chất, ý định của nàng là đi để tìm cách cứu Cảnh Yên. Ngày đêm, Phương Hoa quyết chí học. hành, dùi mài kinh sử, chờ ngày đi thi, mong có dịp vào làm quan trong triều. Kỳ thi đến, Phương Hoa lấy tên Cảnh Yên vào thi. Nàng đỗ Tiến sĩ, được vua bạn mũ áo cân đai và cho gọi vào chầu. Giờ phút mong đợi đã đến, Phương Hoa cởi bỏ áo mũ cân đai, tâu hết với vua nổi oan khuất của Cảnh Yên và gia đình chàng. Sau khi thấu hết đầu đuôi câu chuyện, nhà vua bèn minh oan cho Cảnh Yên và gia đình chàng, rồi truyền lệnh xét xử nghiêm khắc kẻ gây tội ác. Hồ Nghị bị xử trầm ; Tào trung uý bị tru di tam tộc. Cảnh Yên không những được minh oan mà còn được đặc cách đỗ Tiến sĩ. Phương Hoa và Cảnh Yên được gặp lại nhau, kết duyên vợ chồng xiết bao mừng rỡ, hân hoan trong cảnh vinh quy bái tổ.
Nhân vật trung tâm của truyện Phương Hoa chính là nàng Phương Hoa, một người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến : xinh đẹp, nền nã “hình dung yếu điệu dịu dàng”, có học vấn, “lầu thông kinh sử văn bài mọi phương”, chung thủy, kiên trinh trong tình yêu, thông minh, có chí lớn, trọng lẽ phải, một người con gái mà các vương tôn công tử chốn kinh đô “người nào cũng trọng, kẻ nào cũng ưa”. Qua hình ảnh Phương Hoa, truyện có dụng ý rõ ràng là đề cao người phụ nữ trong cái xã hội mà ở đó, con trai, đàn ông mới được trọng, còn con gái, đàn bà thì bị xem thường theo quan niệm : sinh một con trai cũng coi là có con, sinh mười con gái cũng coi chưa sinh con. Truyện cũng phản ánh khát vọng của người phụ nữ được sống bình đẳng với tư cách là một con người, giống như những người con trai trong xã hội, được học hành, lập thân, lập nghiệp, được thỏa chí làm người, được hành động vì lẽ phải, giống như ước muốn của Hồ Xuân Hương được đổi phận gái thành phận trai để làm nên việc to tát trong đời.
Về nghệ thuật, truyện Phương Hoa có lối kể chuyện đậm tính chất dân gian, tự nhiên và rất giản dị, có khi rơi vào sơ lược như những câu:
Truyền quân đóng ở trong làng Cửa nhà thì tán bạc vàng thì thu Hoặc Keo thì rừng mạch vách tai Lạnh răng vì bởi hở môi gió vào… Tuy nhiên, Phương Hoa cũng giống như nhiều truyện thơ Nôm khuyết danh khác, “tác giả” hầu như chỉ miêu tả hành – động nhân vật mà bỏ qua việc miêu tả vận động lôgíc về nội tâm của các nhân vật khiến cho truyện dễ kể, dễ nhớ tình tiết, sự kiện nhưng lại ít thấm thía.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác