Giới thiệu truyện Trạng Quỳnh
Xuất xứ : Truyện Trạng Quỳnh được lưu truyền ở nước ta từ thế kỷ XVIII Lúc đầu chỉ là những giai thoại truyền khẩu từ người này sang người khác, từ vùng này đến vùng khác, dần dần kết Hoàng Xuân Hãn thì đến khoảng đầu thế kỷ XX, nước ta mới có Truyện Trạng Quỳnh: được ghi chép bằng chữ Nôm.
Dù là truyện truyền khẩu hay thành văn có người vẫn phỏng đoán Truyện Trạng Quỳnh xuất xứ từ một con người có thật tên là Nguyễn Quỳnh ở tỉnh Thanh Hóa, sống vào thời vua Lê chúa Trịnh ? Do đó phần lớn các bản sách Trạng Quỳnh đều bắt đầu bằng chuyện Sao sáng xứ Thanh (hoặc dê đực hay trâu đực chửa). Cho đến năm 1985, sau bài Phát hiện giư phá Trạng Quỳnh đăng trên báo Nhân Dân (NDCN 23.6.1985) của PGS Vũ Ngọc Khánh đã có một số bài viết bàn luận, lý giải về mối quan hệ giữa Nguyễn Quỳnh và Trạng Quỳnh.
Nguyễn Quỳnh là ai ? Theo một số tư liệu và lời truyền kể Nguyễn Quỳnh, hiệu Ôn Như, tên tự Vĩ Hiên tiên sinh, quê làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ngày Í tháng Mười năm Định Ty (26.10.1677), niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2, xuất thân từ một gia đình nho học : ông nội đỗ Sinh đỏ, chuyên nghề dạy học, cha là Giám sinh. Từ nhỏ, tiên sinh sống và học theo ông nội, 19 tuổi (1696) đỗ Giải nguyên, thi Hội nhiều lần bị hỏng, đến năm 41 tuổi đỗ Á nguyên khoa Sĩ Vọng (1718). Tiên sinh từng giữ chúc Huấn đạo phủ Phụng Thiên, Trí phủ phủ Thái Bình, sau về kinh đô làm Ngoại lang bộ Lễ, rồi chuyển sang chức Tu soạn Viện Hàn lâm. Tiên sinh mất ngày 28 tháng Giêng năm Mậu Thìn (6.2:1748), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9, thọ 7l tuổi. Nguyễn Quỳnh từ nhỏ đã tỏ rõ đức tính hiệu học, thông minh. Đương thời, Thăng Long có câu truyền tụng “Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam” (Nguyễn Quỳnh và Nguyễn Nham, thiên hạ không có người thứ ba sánh kịp ; Nguyễn Nham đỗ Tiến sĩ năm 1715). Theo Nguyễn Đức Hiển, gia phả họ Nguyễn Quỳnh còn ghi lại mấy bài Nguyễn Quỳnh viết, như Hành nghĩa ký biểu dương cuộc sống mẫu mực và đức tính cao quý của ông nội, bài Tư mẫu đường Ký nói về ngôi nhà nhớ mẹ, Văn tế sơ nếu là bài văn tế mẹ lần đầu, nói về công đức của mẹ hiền, cùng hai bài văn tế người em ruột là Nguyễn Cầu, đỗ Sinh đồ, mất lúc còn rất trẻ… Các tác phẩm trên cho thấy tiên sinh là người học rộng, đa cảm, tính thần gia tộc cao, một người con hiếu, một người anh hiền đức. Ngoài những bài văn trên lưu truyền trong phạm vi-thu nhỏ của dòng họ, Nguyễn Quỳnh còn có hai bài phú được chép trong sách Lịch triều danh phú. Như tên cho thấy, sách tập hợp những bài phú nổi tiếng qua các triều đại. Hai bài phú nói trên được chép ngay ở đầu sách. Cá hai bài đều lên án chính sách nhà Tần, một triều đại bạo ngược trước mắt các nhà nho. Bài đầu Kim bạch tài vật phú khép tội việc tích trữ vàng, lụa, vơ vét của cải dân lành. Bài sau Tỏi cung phụ nữ phê phán việc tập trung gái đẹp nơi thâm cung, gây bao đau khổ cho lương dân. Sách cũ còn chép : Nguyễn Quỳnh sở trường văn thơ Nôm, giỏi tài hài hước. Thơ văn về mặt này của Quỳnh được truyền tụng rộng rãi trong mọi tầng lớp. Trong kho tàng văn học dân gian, Quỳnh được suy tôn là Trạng. Trạng Quỳnh trở thành tiêu biểu cho tinh thần phản kháng bằng giễu cợt của quần chúng đối với thói hư tật xấu của xã hội phong kiến đương thời. Có khá nhiều chuyện mà nhân dân do lòng mến phục đã gán cho Nguyễn Quỳnh thành cả một hệ thống giai thoại, xây dựng nên hình tượng một nho sĩ thanh bần có gan đứng về phía dân thường, tỏ thái độ chế nhạo, coi khinh bọn quyền quý.
Truyện Trạng Quỳnh nằm trong kho tàng truyện cười của nước ta, từ lâu được đánh giá là đỉnh cao của loại truyện cười. Ta Trong Truyện Trạng Quỳnh thì Quỳnh là nhân vật chính, đồng thời với nhiều nhân vật khác được trình bày như là những con người thực, có chức tước, lai lịch hẳn hơi. Nhưng khi đọc Truyền Trạng Quỳnh, ta cần thấy họ là nhân vật của tác phẩm chứ không phải nhân vật thực, dù cách kể của tác giả thường làm ra vẻ như là có bằng cớ chính xác.
Là truyện cười, truyện dân gian, do đó Truyện Trạng Quỳnh chứa đựng một số quy luật của Folklore. Quy luật ấy tạo nên những sự trùng lặp tất nhiên. Không nên lấy làm lạ khi Truyện Trạng Quỳnh có những chi tiết lẫn với truyện Xiển Bột ở miễn trong, Thủ Thiêm ở miền Nam, thậm chí cả với truyện Thơ – Minh Chảy ở vàng Nam Á v.v…
Sở đi Truyện Trạng Quỳnh được đánh giá là đỉnh cao của truyện cười vì nó phê phán, đả kích cả thần quyền lẫn thế quyền, đánh vào toàn bộ hệ thống tư tưởng Nho giáo phong kiến, tôn giáo, tín ngưỡng (truyện Cứng thành hoàng, Vay tiền bà chúa Liễu v.v…), tệ quan trường (truyện Côn văn, Những bài thơ bất hủ) cho đến sự tha hóa của vua chúa (truyện Mừng chúa thắng trận, Chúa ngủ ngày, Tiên sư thằng bảo thái) cũng như sự lố bịch, dốt nát của bọn trọc phú, cường hào (truyện Phơi sách, Phơi bụng, Chị nỡ lòng nào, Đánh tráo thi. Cao hơn nữa là chĩa mũi nhọn vào bọn xâm lược phương Bắc (truyện Trên vào ch. lái, Cô hàng, Thi vẽ, Đề thi bí mật). Cho đến lúc nhân vật chính là Trạng trút hơi thở cuối cùng thì tiếng cười chiến thắng vẫn vang lên rộn rã (truyện Trạng chết, chúa cũng băng hà !).
Ngoài tính đấu tranh không nhân nhượng, truyện Trạng Quỳnh còn thể hiện trí thông minh của nhân dân. Tiếng cười của họ đã phủ định mọi thế lực, biến thần thánh, vua chúa, quan lại… thành một lũ người ngốc nghếch, bất lực, vụ lợi và đê tiện. Ta có thể tìm thấy khía cạnh này trong bất cứ giai thoại nào của kho truyện Trạng Quỳnh.
Thủ pháp gây cười cũng mang tính nghệ thuật cao, nghệ thuật kể chuyện dân đã, tục mà thanh, thanh mà tục (truyện Chọi gà, Đá bèo, Quyển sách quý). Nói lái trong Truyện Trạng Quỳnh đây chất trí tuệ, có chủ đích hẳn – hoi chứ không mang tính ngẫu nhiên như trong Truyện Trạng Lợn. Xin trích dẫn một đoạn trong truyện Quyển sách quý:
Quỳnh lặng lẽ lấy quyển sách ra, đặt ngay ngắn trước cái mặt “gộp cua” kia rồi mới đáp lại :
– Ngài nhằm to ! Đời nào tôi trách ngài. Chính cái câu tôi viết trong quyển sách quý ấy đâu phải chỉ để đọc cho nhà chúa nghe mà còn để dành cho ngài thưởng thức.
Tên quan thị ngơ ngác :
– Ngài dạy thế nào thật tôi không hiểu.
Quỳnh lấy ngón tay chỉ vào dòng chữ trên trang sách “Tôi sẽ giúp ngài hiểu”. Rồi vừa đọc xuôi, vừa đọc ngược mà rằng : “Ngã tư thế sịt” là tao nghĩ về cái sự đời – “tư viết” là nghĩ rằng “tả tô chấn” là tổ cha hẳn – “tên thịnh nên” là tên nịnh thần – “giai khống” là – “không giái” – “xái châu” là xấu chơi.
Nghĩa cả câu là : tổ cha hẳn tên nịnh thần không giái xấu chơi ! Ngài nghe thủng chưa ?
Té ra hồi nãy, cũng cáu ấy, Trụng giảng giải cho chúa nghe thú vị, đu dương đến thế mà bảy giờ lại như là… nhổ vào mặt mình”…
Nghệ thuật Truyện Trạng Quỳnh còn bộc lộ ở tài ứng đối mau lẹ, có khi bằng mưu mẹo trẻ con (truyện Dê đực chu hay So sáng xứ Thanh), cũng có khi bừng tư duy bác học (vì tầng lớp nho sĩ ‘cũng đóng góp vào kho truyện cười này), ví dụ truyện Đối đáp với Tú Cát, Dòm nhà quan Bảng, Chú lái đò, Cô hàng nước V.V…
Truyện Trạng Quỳnh thành văn từ gần một thế kỷ nay, đã có nhiều nhà in của nhiều NXB ấn hành, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng : Pháp, Nga, Anh. Điều này cũng nói lên một phần giá trị của truyện Trạng Quỳnh trong văn học Việt Nam.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác