Giới thiệu tác giả Dương  Khuê

Make Money From Home! Keep a Twilight COVID-19 Diary | Middlebury Offices and Services

Tiểu sử tác giả Dương  Khuê

Dương  Khuê hiệu là  Vân Trì. Quê gốc : làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868), được bổ Tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi thăng Bố chánh. Khi giặc Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra Bắc Kỳ, ông thuộc số những quan lại chủ chiến, từng bị triều đình hạch tội và cách chức, điều ra sơn phòng, coi việc khai khẩn đất hoang. Đến 1878, mới được vua gia ân, bổ làm Đốc học Nam Định, thăng Bố chánh, có thời kỳ làm Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, sau đó làm Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình, hàm Thượng thư. Năm 1897, thấy nhiều điều bất như ý trong chính sự, Dương Khuê chán nản cáo quan về hưu khi mới 58 tuổi. Ông mất ngày 6 tháng Ba, năm Nhâm Dần (1902), được người bạn tri kỷ là Nguyễn Khuyến, khóc bằng một bài thơ rất nổi tiếng Khóc Dương Khuê. .

Tác phẩm của tác giả Dương  Khuê

       Về sáng tác, Dương Khuê để lại tập Vân Trì thi thảo và một số thơ văn, câu đối…

Thơ Dương Khuê có một số bài ký thác tâm sự u hoài như cố nén một tiếng thở dài bất lực : “Việc thế như cờ chưa định cục, Tuổi già mượn chén để tiêu sầu. Đàn em mải thích trò rồng cá, Quên hẳn non sông đã nửa thu” (Trưng thu Hà Nội). Tuy nhiên, phần lớn thơ ông thuộc xu hướng thoát ly, hưởng lạc. Ông ca ngợi cuộc sống nhàn lạc đôi khi hơi quá đà, đến thành ích kỷ, nhất là. trong bối cảnh thời đại lúc đó : “Nằm khểnh ngâm thơ cho vợ ngủ, Ngồi rù uống rượu với con chơi ” (May rủi). Có lúc ông cổ động cho thú ăn chơi, nâng nó lên thành một triết lý sống hành lạc.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đặng Minh Khiêm

Đóng góp chủ yếu của Dương Khuê về mặt văn chương là ở sự phát triển thể loại ca trù (hát nói) lên đến đỉnh cao. Hát nói vốn đã được sử dụng nhiều từ đầu TK XIX với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, nay đã thành thục, uyển chuyển bằng những lời ca phóng khoáng, bay bướm, pha đôi chút hài hước nhẹ nhàng, hóm hỉnh của Dương Khuê: “Nợ tính tình rầy lắm chị em ôi ! Đã dan díu trót vay thời phải trả. Khi đón gió, khi chờ trăng, khi xem hoa, khi bẻ lá…”. Các bài hát nói của ông, chủ yếu xuất phát từ các xóm bình khang như Lại gặp người quen, Gặp cô đào cũ, Gửi đào Ngọ… nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi và được giới nho sĩ tấn thưởng, trước hết vì nghệ thuật tài hoa, sau nữa vì đôi chút đồng điệu tâm hồn được ký thác kín đáo trong vẻ ngoài “Khéo ngây ngây dại dại với tình”. Ngôn ngữ thơ ca của Dương Khuê trong sáng, tinh luyện, có giá trị gợi cảm cao, và đặc biệt rất giàu nhạc điệu, tiêu tao thánh thót, phù hợp với những ca khúc phong tình lả lơi trăng gió.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top