Pen, Paper and Coffee - Home | Facebook

Giới thiệu tác phẩm Vương Tường

Pen, Paper and Coffee - Home | Facebook

Tiểu sử tác phẩm Vương Tường

Truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật, chưa rõ tên tác giả và thời gian ra đời. Truyện được chép trong Hồng Đức quốc âm thi tập nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó là do người đời sau chép vào. Căn cứ đặc điểm ngôn ngữ, thể loại và nội dung tác phẩm mà ước đoán, truyện có thể được xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVI. 

Truyện Vương Tường gồm 49 bài thơ Nôm Đường luật, trong đó có 38 bài thất ngôn bát cú kể chuyện Vương Tường. l0 bài tứ tuyệt viếng mộ Vương Tường, một bài thất ngôn bát cú tổng quát thương tiếc Vương Tường mang ý nghĩa kết luận. 

Cốt truyện lấy từ tích Chiêu Quân cống Hồ trong dã sử Trung Hoa, tất quen thuộc trong văn học trung đại Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng do viết theo thể Đường luật nên tác giả lược bỏ những chi tiết rườm rà để tập trung vào những chi tiết chính. Truyện bắt đầu từ việc Hán Nguyên Đế lên ngôi, tuyển cung nữ. Tiếp đó là chuyện Vương Tường, một người có nhan sắc tuyệt vời được tuyển làm cung nữ. Do không đút lót cho thợ vẽ Mao Diên Thọ, chân dung của nàng được vẽ xấu đi nên không được nhà vua để ý tới. Được ít năm, vua Hồ (gọi là Thuyền Vu) cầu thân với vua Hán. Hán Nguyên Đế hứa hôn để hòa thân, bèn chọn Vương Tường làm dâu rợ Hồ. Trước khi lên đường, nàng được gọi vào bệ kiến. lúc ấy vua mới biết mình đã bị Mao Diên Thọ lừa, bèn ân ái với nàng và định giữ nàng lại, nhưng việc đã lỡ, Vương Tường phải ra đi. Trước khi sang cống Hồ, nàng về từ biệt mẹ, nhận lời an ủi của mẫu thân. Trên đường đi, Vương Tường oán trách triều đình, tự than thân mình và tưởng nhớ vua Hán. Sang tới cung Thuyền Vu, nàng tự vẫn. Cả vua Hồ và vua Hán đều thương tiếc nàng. Truyện kết thú với việc Hán Nguyên Đế ban chiếu truy tặng Vương Tường.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Hữu Thung

Về mặt nội dung, truyện Vương Tường mang giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân đạo. Tác phẩm đã phản ánh hiện thực triều đại phong kiến trên bước đường suy thoái : vua chúa sống xa hoa, truy lạc, bọn gian thần đổi trắng thay đen, thái độ nhu nhược của triều đình trước ngoại bang. Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm thể hiện trên hai khía cạnh : thương cảm trước số phận bi thảm của người cung nữ bị các thế lực phong kiến mục nát vùi dập, phê phán giai cấp thống trị, từ vua chúa đến cả triều đình. Lời phê phán của tác giả khi thì mang ý vị mỉa mai : “Vẽ mi vì một khách hồng quần, Ngào ngạt danh thơm thấu chín lần”, khi thì lên án trực diện : “Mắt thấy sứ Hồ, văn vỡ mật, Tai nghe nhạn Bắc, võ run gan… Tanh hôi chỉ để lụy hồng nhan”. Tuy nhiên, thái độ của tác giả vẫn giới hạn trong quan điểm nhà nho nhằm ca ngợi Vương Tường như một tấm gương trung nghĩa, tiết liệt.

Về mặt nghệ thuật, do truyện viết theo thể thơ Đường luật nên tác giả không chỉ kể việc mà còn có điều kiện đi sâu thể hiện tâm trạng của nhân Vật. Những bài thơ Vướng Tường oán giang sơn, Vương Tường tự thán ít nhiều có tác dụng miêu tả nội tâm nhân vật. Lời thơ nhìn chung trau chuốt, tinh luyện, đậm đà sắc thái trữ tình, đôi khi phảng phất phong vị trào phúng. Nhưng do câu chuyện được kể bằng những bài thơ Nôm Đường luật xâu kết lại với nhau nên tác phẩm có vẻ rời rạc, thiếu yếu tố truyện, có cảm giác tác phẩm như một tập thơ vịnh về tích Chiêu Quân cống Hồ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Ngô Ngọc Du

Truyện Vương Tường là một mốc trong quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật và của truyện thơ Nôm. Cũng như các truyện Tô Công phụng sứ, Lâm truyền kỳ ngộ viết theo thể cách luật thất ngôn, truyện Vương Tường chứng minh sự muốn vươn ra ngoài giới hạn để tìm kiếm chức năng mới cho thể loại thơ Nôm Đường luật bằng phương thức tự sự. Tuy nhiên, sự tìm kiếm này đã không thành công. Thơ Đường luật là thơ có kết cấu hoàn chỉnh, hơn nữa đó lại là một cấu trúc khép kín, do vậy không thích hợp cho việc kể chuyện có ở các tình tiết, sự kiện móc xích, đau xen lẫn nhau, diễn ra trong một phạm vi rộng về không gian, thời gian. Ý nghĩa của hiện tượng Vương Tường, hiện tượng truyện thơ Nôm viết theo thể cách luật thất ngôn là đã chỉ ra sự không thích hợp của Đường luật Nôm trong chức năng tự sự, đồng thời góp phần thông báo một thể thơ khác sẽ đảm nhận tốt chức năng tự sự trong nền văn học dân tộc, đó là thể thơ lục bát.

Scroll to Top