Pen Paper Writing Notes Writer Wallpaper - Wa11papers.com | Best High  Quality Wallpapers

Giới thiệu nhà thơ Xuân Thủy

Pen Paper Writing Notes Writer Wallpaper - Wa11papers.com | Best High  Quality Wallpapers

Tiểu sử nhà thơ Xuân Thủy

Nhà thơ Xuân Thủy tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh ngày 2.9.1912, mất ngày 18.6.1985. Quê gốc: xã Xuân Phương huyện Hoài Đức, tính Hà Đông (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội). Sớm được giác ngộ cách mạng, từ đó ông kiên trì hoạt động theo đường lối của Đảng cộng sản Đông Dương. Từ năm 1938 đến cuối năm 1943, ông 2 lần bị bắt giam tại các nhà tù của thực dân  Pháp ở Phúc Yên, Hà Đông, Hà Nam, Sơn La, Bắc Mê (Hà Giang). Thời kỳ Mặt trận dân chủ. cùng với các hoạt động cách mạng công khai, ông có thợ đăng trên báo chí đương thời như Thời thế, Tin tức với các bút danh thường ký : Xuân Thủy, Chu Lang. Trong thời gian ở tù, ông vẫn làm thơ, làm báo.

Tác phẩm nhà thơ Xuân Thủy

Những năm 1941-1943, ông là chủ bút báo Suối reo, lưu hành bí mật trong nhà tù Sơn La. Đề báo Suối reo. ông viết : 

Thì sang hoa có già rồi

Suối reo lên để cho đời trẻ trung

 Thu sung non nước lạnh lùng

 Suối reo lên để cho lòng ta reo. 

Ra khỏi tù, Xuân Thủy được Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ phụ trách công tác truyên truyền, làm chủ bút tờ báo bí mật Cứu quốc, đồng thời đảm nhiệm nhiều công tác khác.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong các tổ chức, bộ máy của Đảng, chính quyền và toàn thể, từ Ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ. Đâu năm 1956, ông được bổ sung vào BCH TƯ Đảng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Hà Khánh Linh

Tại các Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960), lần thứ 4 (1976), Xuân Thủy được bầu lại vào BCH TƯ.. Từ năm 1968 đến cuối tháng 3-I982, ông được bầu vào Ban Bí thư TƯ.

Là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI, ông từng giữ các chức : Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1963-1965), Bộ trưởng Chính phủ, Trưởng đoàn đại điện Chính phú tại cuộc hòa đàm Paris về vấn để Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Xô.

Thơ của Xuân Thụy được sưu tầm và in trong các tập : Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 (1970), Thơ Xuân Thủy (1974), Đường xuân (1979), Tổng táp văn học Việt Nam, tập 35 (1983).

Xuân Thủy có duyên nợ với văn chương ngay từ khi ông tham cách mạng. Ông làm thơ, hồn nhiên ghi lại những suy nghĩ, tâm tình của mình đối với nhân dán, đất nước, lãnh tụ kính yêu, thể hiện cái nhìn khỏe khoắn, luôn luôn tin tưởng, vượt lên những khó khăn trở ngại, lạc quan nhằm đích mà hướng tới. Ở ông hình thành một “tiếng thơ riêng. Một tiếng thơ nhẹ nhàng, bình dị, ưa nói vui và nói vui có ý vị”, “như ngọn gió êm ả, trong lành, mang đến cho người đọc phấn khởi, tươi vui cùng với niềm tin tưởng, tự hào lớn về Đảng, về lãnh tụ, về sự nghiệp của chúng ta, về những con người của chúng ta” (Hoài Thanh).

Từ những lời thơ ban đầu làm trong nhà tù đế quốc :

Ta nghĩ ngày mai hết đói nghèo

Hết tù, hết tội, hết gieo neo

Trong ngoài bốn biển anh em cả

Ôi. đẹp vườn xuân những sớm chiếu !

Không giam được trí óc (1938)

Đến những dòng sảng khoái, ngợi ca nghệ thuật Việt Nam, vươn xa, chính phục bao trái tim bè bạn :

Hỡi tiếng đàn ta, tiếng hát ta

Hỡi đôi chân ngọc, búp tay ngà

Vui tươi, sắc sảo, vui hơn nữa

Chói sáng trời Tây, dậy biển xa !

Người đọc có thể thấy rõ : do gắn bó chặt chế với đấu tranh cách mạng trong. tình cảm gốc rễ sâu sắc và bằng cái tươi sáng, nhân hậu cùng với một trí tuệ sắc sảo mà hóm hỉnh, thơ Xuân Thủy dễ đi vào lòng nhân dân (cả trong và ngoài nước). Cùng với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Tố Hữu… Xuân Thủy được xếp vào hàng ngũ những nhà thơ – chiến sĩ. Trong di sản thơ ông để lại, đã có không ít những bài thơ đặc sắc và thực sự có giá trị. 

Scroll to Top