How to make electricity with pen and paper – The Printing Report

Giới thiệu nhà viết kịch Xuân Trình

How to make electricity with pen and paper – The Printing Report

Tiểu sử nhà viết kịch Xuân Trình

Nhà viết kịch Xuân Trình, sinh ngày 6.1.1891, mất năm 1991, tên thật là Nguyễn Xuân Trình. Quê gốc: làng Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Tiểu sử nhà viết kịch Xuân Trình

Năm 1952, ông tham gia thanh niên  xung phong, 1954, về Hà Nội làm cán bộ biên tập Đài tiếng nói Việt Nam. 1956, ông học khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1961, ông công tác ở tạp chí Văn nghệ, rồi ở tuần báo Văn nghệ. 1970, ông sang Hội nghệ sĩ sân khấu. 1976, ông là Thư ký tòa soạn tạp chí Sân khấu. 1982, ông là Trưởng ban sáng tác Hội và từ 1983 là Phó tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu, Tổng biên tập tạp chí Sân khấu. Tác phẩm đã xuất bản – Kịch : Cái nợ đồng lân (1959), Những người du kích (1961), Quê hương Việt Nam (1967), Lập xuân (1970), Việc nhà (1970), Hận thà từ đâu tới (1973), Bạch đàn liễu (1973), Ngôi nhà trong thành phố (1973), Xóm vắng (1974), Thời tiết ngày mới (1978), Cố nhân (1979), Cuộc đời này là của chúng mình (1984), Chuyện tình trong rừng cấm (1984), Mùa hè ở biển (1985), Đợi đến mùa xuân (1987), Nghĩ về mình (1989), Nửa ngày về chiếu (1990).

 Văn xuôi : Từ một làng ở Vĩnh Linh (truyện và ký – 1970), Thời tiết ngày mới (tiểu thuyết – 1983).

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Trần Nhân Tông

Xuất hiện từ những năm 1959-1960 với một loạt vở kịch ngắn (Cái nợ đồng lần, Những người du kích, Bà mẹ và những người con…), nhưng Xuân Trình chưa để lại dấu ấn gì trên kịch trường. Nhưng từ Quê lương Việt Nam, rỗi Lập xuân và sau đó là Bạch đàn liễu, Thời tiết ngày mai, Mùa hè ở biển… Xuân Trình mới xác định được cho mình một hướng đi, một phong cách riêng.

Trước hết, những vấn đề đặt ra trong kịch Xuân Trình thường là những vấn đề mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống. Ông nắm bắt nhanh nhạy và phản ánh kịp thời trước những sự kiện thời sự chính trị nóng hồi trong đời sống. Chẳng hạn, khi nông dân bước vào thời kỳ của ba cuộc cách mạng (cách mạng phương thức sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hóa xã hội) ông có ngay vở Láp xuân. Khi có phương thức khoán trong sản xuất nông nghiệp, ông viết Mùa hè ở biển. Hoặc sau chiến tranh, nhiều vấn để phức tạp đặt ra, năm 1975, ông có Hận thì từ đâu tới ?… Nhưng ông không thể dừng lại ở việc phản ánh vấn để một cách giản đơn sơ lược, mà ở mỗi vở ông đều cố gắng nêu vấn để lên trình độ khái quát, mang ý nghĩa xã hội rộng lớn và có tầm triết học. Có thể nói, đặc điểm chỉ phốt toàn bộ sáng tác của Xuân Trình là tính luận để, tính triết lý ẩn chứa bên trong mỗi hành động, mỗi xung đột và tính cách của nhân vật. Kịch Xuân Trình bộc lộ hạn chế khi đi từ kịch bản đến vở diễn. Đa số các vở kịch của ông hấp dẫn người đọc hơn là hấp dẫn người xem, bởi chất văn học giàu hơn chất sân khấu. Tuy vậy, trong tiến trình phát triển của kịch Việt Nam hiện đại, Xuân Trình cũng là một trong những tác giả kịch đã có đóng góp đáng kể về phương diện nghệ thuật bởi các nhân vật của ông đều có cá tính riêng và cấu trúc kịch rất gần với đời sống.

Scroll to Top