Những câu ca dao chứa đựng nhiều lời răn dạy. Hôm nay, vanmau.com mời bạn đọc cùng tham khảo Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng, để hiểu hơn về ý nghĩa của bài ca dao này.
Tài liệu bao gồm dàn ý và 18 bài văn mẫu lớp 7, mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Dàn ý giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng
I. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, đoàn kết. Ca dao đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn đó.
– Trích dẫn câu ca dao:
“Bầu ơi, thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
II. Thân bài
1. Giải thích
- Nghĩa đen: Cây bầu và cây bí tuy khác giống nhưng lại chung điều kiện sống (một giàn). Nghĩa bóng: Con người Việt Nam luôn đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
2. Chứng minh
- Trong canh tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hệ thống đê điều được xây dựng từ tinh thần đoàn kết của nhân dân lao động.
- Trong chống giặc ngoại xâm: Thời Lý, thời Trần, thời Lê, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều giành thắng lợi từ truyền thống yêu nước và gắn kết thành một khối tạo sức mạnh vô địch.
- Hôm nay, trong công cuộc xây dựng quê hương, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm là rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” vẫn phát huy.
3. Bình luận
- Cần phát huy được truyền thống tốt đẹp đó
- Bên cạnh đó còn có những con người sống thờ ơ với cộng động…
III. Kết bài
- Vẻ đẹp bất diệt của lòng nhân ái.
- Thế hệ trẻ cần bồi đắp yêu thương cho trái tim mình.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 1
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống giàu lòng nhân ái. Điều đó được thể hiện qua lời răn dạy:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”
Trong bài ca dao có sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. “Bầu” và “bí” vốn là hai giống cây khác nhau. Nhưng lại có môi trường, điều kiện sống giống nhau. Chúng thường được trồng gần nhau để leo chung một giàn. Qua hình ảnh đó, chúng ta liên tưởng đến con người Việt Nam, tuy khác nhau về gia đình, nhưng cùng sống trong một đất nước. Bởi vậy mà chúng ta cần có tình yêu thương, sự chia sẻ và đồng cảm với những người xung quanh.
Khi sinh ra, con người có hoàn cảnh sống khác nhau. Người được sống trong sung sướng, giàu sang. Người phải chịu bất hạnh, nghèo khổ. Bởi vậy sự đùm bọc, sẻ chia là vô cùng cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một người có trái tim rộng lớn. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà Người đã không quản ngại khó khăn ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn, về giúp đỡ đồng bào đánh giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do. Hay trong những năm chiến tranh, con người Việt Nam vẫn luôn biết đùm bọc lẫn nhau. Sự sẻ chia không chỉ trong đời sống vật chất, mà còn cả tinh thần để vượt qua mọi nghịch cảnh. Đến hiện tại, cuộc sống tuy đã tốt đẹp hơn, nhưng tinh thần đó vẫn được phát huy. Các chương trình thiện nguyện vẫn được tổ chức hằng năm như như áo ấm cho em, hiến máu nhân đạo hay gánh chữ lên non. Nhiều tấm lòng hảo tâm đã ủng hộ cho đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tai, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao hay người dân vô gia cư.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sống biết sẻ chia, yêu thương và đồng cảm vì chúng ta cùng chung dòng máu đỏ da vàng.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 2
Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam thật đáng trân trọng. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Xét về nghĩa đen, cây bầu và cây bí vốn khác nhau nhưng lại có môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được người nông dân gieo trồng để leo chung một giàn. Khi mượn hình ảnh cây bầu và cây bí, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc hay địa vị xã hội thì vẫn là người Việt Nam, cần phải biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
Trong quá khứ, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nhưng con người Việt Nam vẫn biết nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Trong năm tháng chiến tranh, nhân dân cùng nhau đoàn kết đánh bại kẻ thù. Những chàng trai tuổi đời còn quá trẻ nhưng kiên quyết ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Những y bác sĩ xung phong vào chiến trường bom lửa để cứu chữa cho các thương binh. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã nuôi giấu bộ đội… Đến ngày hôm nay, tinh thần đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Các chương trình mang tính nhân văn đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời khó khăn như “Cặp lá yêu thương”, “Áo ấm cho em”… Những ngày tháng vừa qua, đất nước Việt Nam đã phải đương đầu với kẻ thù vô hình – đại dịch Covid-19. Nhưng trong hoàn cảnh đó, tinh thần tương thân tương ái lại càng sáng ngời hơn. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đội ngũ y bác sĩ làm việc không quản ngại ngày đêm, nguy hiểm để cứu sống bệnh nhân. Các chiến sĩ công an, bộ đội sẵn sàng giúp đỡ nhân dân. Rồi chính mỗi người dân cũng đều biết chia sẻ với nhau. Thật khó tưởng tượng được rằng chúng ta đã có những phát minh thật sáng tạo như cây ATM gạo, ATM khẩu trang. Hay việc các doanh nghiệp thu mua nông sản giúp đỡ bà con nông dân… Bài ca dao trên đã giúp em hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ đó, em biết sống sẻ chia với mọi người xung quanh hơn, lan tỏa yêu thương để cuộc sống thêm tốt đẹp.
Tóm lại, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng” đã giúp chúng ta nhận ra một bài học đáng quý. Biết sống yêu thương để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 3
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được gửi gắm trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là bài ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Trước hết, bài ca dao đã mượn hình ảnh “bầu và bí”. Đây vốn là hai loại cây khác nhau nhưng có nhưng đặc điểm, môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được trồng chung một giàn. Hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Khi mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận. Qua hình ảnh đó, ông cha ta muốn nói đến con người dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay đều đã phát huy được truyền thống quý giá đó. Bác Hồ – một con người vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời của Người luôn hy sinh hạnh phúc cá nhân, để đem lại hạnh phúc chung cho nhân dân. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong hiện tại, tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường… Còn với mỗi học sinh tình yêu thương có thể là giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của lũ lụt…
Nhưng bên cạnh đó, nhiều người còn giữa lối sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Điều đó thật đáng lên án, phê phán biết bao nhiêu.
Như vậy, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống cùng chung một giàn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng sẻ chia, yêu thương để nhận được những hạnh phúc nhiều hơn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 4
Ca dao có câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Qua bài ca dao này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu bài học về tấm lòng tương thân tương ái giữa con người với con người.
Về nghĩa đen, “bầu” và “bí” là những cây thân leo được trồng rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Tuy khác nhau về giống cây, nhưng chúng có những đặc điểm thích nghi giống nhau nên thường được trồng “chung một giàn” – cùng chung không gian sống. Về nghĩa bóng, hình ảnh “bầu” và “bí” ẩn dụ cho con người, chúng ta có thể không cùng một cha mẹ sinh ra. Nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam. Chính vì vậy, con người cần phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Có câu: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” – con người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người giàu sang, hạnh phúc; nhưng cũng có người nghèo khổ, bất hạnh. Bởi vậy mà chúng ta cần biết chia sẻ với nhau để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống tương thân tương ái. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động… Những hành động đó đều thể hiện được một trái tim biết yêu thương, sẻ chia.
Bài ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Con người hãy biết lan tỏa yêu thương để xây dựng một xã hội văn minh.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 5
Những câu ca dao là lời gửi gắm của thế hệ đi trước với con cháu. Và bài ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” cũng vậy. “Bầu” và “bí” là những giống cây khác nhau, nhưng cùng thuộc họ cây leo. Và hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Còn con người dù không cùng một mẹ sinh ra, nhưng vẫn chung sống trong một đất nước. Bởi vậy mà mỗi người cần có tình yêu thương, sự chia sẻ với những người xung quanh.
Quả thật, trong cuộc sống có rất nhiều người sống nhân ái, biết yêu thương và sẻ chia. Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Nhưng người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện… Hoặc cụ thể như năm 2020 vừa đi qua là một năm đáng quên nhưng cần phải nhớ. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình. Có thể khẳng định dân tộc Việt Nam giàu tinh thần tương thân tương ái.
Với một học sinh như em, đây là một lời khuyên rất giá trị. Nó giúp em biết mở rộng tấm lòng để yêu thương nhiều hơn. Bởi người có tình thương yêu mọi người, quê hương, dân tộc nhiều nhất là người giàu có nhất. Đồng thời, nó giúp xóa dần đi khoảng cách giữa người với người, gạt bỏ những nghi ngờ về lòng tin, sự tốt đẹp. Từ đó chúng ta sẽ thấy một thế giới tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn. Chúng ta đừng sống theo lẽ sống ích kỷ, chỉ biết có mình. Bởi nếu tất cả con người đều sống như vậy, thì xã hội này sẽ chỉ chìm trong bóng đêm của lạnh lẽo mà không hơi ấm của tình yêu thương. Một trái tim biết yêu thương luôn đem đến những điều tốt đẹp.
Tóm lại, bài ca dao trên đã đưa ra một lời khuyên đúng đắn. Bởi “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Trịnh Công Sơn) để cuộc sống thật ý nghĩa hơn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 6
Từ bao đời nay, khi những người mẹ, người bà cất lên lời hát ru con ru cháu từ những câu ca dao quen thuộc, gần gũi, thì trong nôi, mỗi đứa trẻ đã được nghe về lòng yêu thương và sự gắn bó của con người Việt Nam trong cuộc sống. Bởi ca dao là tiếng nói của tâm hồn Việt, là sự ngợi ca truyền thống đoàn kết bao đời, mà từ đó, chúng ta có nguồn sức mạnh để vượt qua thiên tai, địch họa. Một trong những câu ca dao thân thương, gần gũi nhất với chúng ta:
“Bầu ơi, thương lấy bí cùng.Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Có thể nói, người xưa rất khéo léo, tinh tế khi mượn những hình ảnh giản dị trong cuộc sống của nhân dân lao động để chuyển tải những ý tứ lớn lao, cao đẹp. “Bầu và bí” là hai loài cây được trồng nhiều ở nông thôn Việt Nam. Người dân có thể trồng bầu và bí trên cùng một giàn, dây leo của chúng quấn quýt rất khó để phân biệt, khiến cho giàn cây ngày càng xum xuê, xanh tốt, đẹp đẽ. Dân tộc Việt Nam gồm năm mươi tư dân tộc anh em, cũng như những loài cây quấn quýt bên nhau trên dải đất hình chữ S thân thương. Họ cùng nhau sinh sống, lao động, chiến đấu, nâng đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Đó là một truyền thống vô cùng cao đẹp.
Truyền thống yêu thương và đoàn kết đã được khẳng định bởi những minh chứng trong suốt chặng đường lịch sử Việt Nam. Chính tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đã tạo nên nét đẹp văn hóa của nền văn minh lúa nước lâu đời, đó là sự hỗ trợ nhau để cùng canh tác, để khắc phục thiên tai, xây đời no ấm. Hệ thống đê điều vĩ đại ở đồng bằng Bắc bộ là bằng chứng hùng hồn cho truyền thống lâu đời, cao đẹp đó. Người dân lao động xưa còn gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hay “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Lời nhắn nhủ của bầu và bí về tình yêu thương đã được thể hiện giản dị mà sâu sắc như thế đó.
Truyền thống yêu thương, đoàn kết còn được bộc lộ rõ nhất khi Tổ quốc lâm nguy, khi giặc ngoại xâm giày xéo mảnh đất thân thương, gieo tội ác xuống đời thanh bình của nhân dân. Khi đó, sức mạnh để ta thắng giặc chính là sức mạnh kết thành một khối của cả dân tộc. Thời Lý, để tạo sức mạnh cho toàn quân đánh tan giặc Tống trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã viết lên bài thơ “thần” nổi tiếng rằng “Nam quốc sơn hà “. Chính từ đó mà sĩ khí lên cao, đánh thắng giặc mạnh. Hay đến đời nhà Trần, trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Hưng Đạo cũng khẳng định tình cảm gắn bó với tướng sĩ: “Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Đó chính là nguồn cội để dân tộc Việt Nam thắng quân xâm lược Mông – Nguyên hung tàn đến tận ba lần. Cũng tương tự như vậy, trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”, tác giả Nguyễn Trãi đề cao sự gắn bó, đoàn kết của quân dân, để cùng nhau đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đời thái bình thịnh trị. Đó là những câu:
“Nhân dân bốn cõi một nhà,Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phớiTướng sĩ một lòng phụ tử,Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”
Phát huy truyền thống ấy, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bác Hồ luôn nêu cao chân lý “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công!”. Từ đó, cả dân tộc đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, như dây bầu dây bí, tuy mỏng manh, nhưng khi gắn bó với nhau, kết lại trong tình yêu thương, đoàn kết thì tạo ra sức mạnh vô địch.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” ấy vẫn được phát huy trong mọi hoàn cảnh. Mỗi khi miền Bắc, miền Trung hay miền Tây gặp thiên tai, thì ở khắp nơi lại dậy lên những phong trào “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ đồng bào vượt qua phút khó khăn, thử thách. Cũng nhờ đó, nhiều người cơ nhỡ bất hạnh được hỗ trợ, có cơ hội tìm được bình yên và hạnh phúc cho mình:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”
Thấm nhuần truyền thống cao đẹp của dân tộc, thế hệ trẻ hôm nay càng trân trọng thêm tình đồng bào, và đó chính là một biểu hiện của tình yêu đất nước. Để phát huy truyền thống, những người trẻ nên biến yêu thương thành hành động cụ thể: Tham gia công tác xã hội, giúp đỡ nhân dân, đi đầu trong mọi hoạt động hữu ích…
Thế đấy, dù thời gian có trôi đi, những giá trị chân chính và đẹp đẽ của người Việt Nam cũng không bao giờ có thể phai mờ. Những giá trị ấy còn được lưu giữ trong lời ca dao, và tỏa sáng trong đời thường của người Việt Nam hôm nay, giúp cho đất nước ta ngày càng lớn mạnh, vững bền.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 7
Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng tương thân tương ái, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Đó là truyền thống quý báu đã trở thành đạo lý ngàn đời của nhân dân ta. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là ở kho tàng văn học dân gian với nhiều câu tục ngữ, ca dao bắt đầu từ nguồn mạch ấy. Câu ca dao dưới đây là một ví dụ điển hình nhất:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Để gửi gắm lời khuyên cho thế hệ mai sau về tình yêu thương, sự che chở, đùm bọc nhau, cha ông ta đã sử dụng hai hình ảnh rất đỗi bình dị, quen thuộc là “bầu” và “bí”. “Bầu”, “bí” vốn là tên hai loại cây thân leo được trồng để lấy quả rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. “Bầu” và “bí” mặc dù khác nhau về giống nhưng do cùng là thân leo lại có chung những đặc điểm thích nghi nên chúng thường được trồng cùng với nhau, có nghĩa là “chung một giàn”. Vậy tại sao “bầu” và “bí” “khác giống” nhưng phải thương lấy nhau. Câu trả lời là bởi vì chúng cùng ở “chung một giàn” tức là chung nhau địa điểm, không gian. Chúng cùng chịu những tác động như nhau từ điều kiện khí hậu cho đến đất đai, nguồn nước. Như vậy, hoàn cảnh sống của chúng là hoàn toàn giống nhau, chúng là những kẻ cùng chung cảnh ngộ. Bầu khô cằn thì bí cũng chẳng thể tươi xanh, bí phải chết rũ thì bầu cũng sẽ không thể sống tiếp. Chính vì vậy, bầu thương bí cũng chính là thương mình!
Câu ca dao nói về bầu và bí, nhưng ông cha ta không đơn thuần nói chuyện cỏ cây. “Bầu và bí” là hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để nói về con người. Cũng giống như bầu, bí, chúng ta tuy không cùng cha mẹ sinh ra, không phải anh em ruột thịt (khác giống) nhưng chúng ta lại sống trong cùng một tập thể, đội nhóm, một làng xã, đất nước (chung một giàn). Chúng ta có chung môi trường, điều kiện sống, chung nguồn cội, giống nòi, cùng chịu chung những ảnh hưởng, tác động tích cực và tiêu cực từ điều kiện tự nhiên, xã hội. Bầu hãy thương lấy bí hay chính là những con người trong cùng một đơn vị, một cộng đồng, một tập thể phải thương yêu nhau, tương trợ lẫn nhau. Thực chất, thương người cũng chính là thương mình. Chỉ khi tập thể hay rộng ra là xã hội, đất nước phát triển thì chúng ta, cá thể tồn tại trong đó mới có cơ sở để phát triển. Chính vì tầm quan trọng của tinh thần sẻ chia, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, ông cha ta cũng không ít lần nhắc nhở con cháu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”
Hay:
“Ai ơi nhớ lấy câu nàyGà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta thuở trước là minh chứng lớn lao nhất cho điều này. Nếu không có tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau thì sẽ chẳng bao giờ có những tấm gương kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh thân mình vì tổ quốc; dân tộc ta cũng không thể đánh bại các cường quốc hùng mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền nước nhà. Và tất nhiên, nếu không có phép màu của sự đồng lòng, bao bọc lẫn nhau, Việt Nam chỉ là một thuộc địa nhỏ bé, con dân nước Nam, không riêng người nào, chỉ là những kẻ nô lệ mà thôi.
Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống cha anh đi trước, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau vẫn luôn ngời sáng. Rất nhiều chương trình thiện nguyện được tổ chức, phát động ở khắp nơi trên cả nước nhằm tạo ra sự kết nối sẻ chia với những mảnh đời, hoàn cảnh kém may mắn như: chương trình kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, chương trình “Trái tim cho em” trên truyền hình đem lại hy vọng sống cho các em bé bị tim bẩm sinh, chương trình “Áo ấm vùng cao” quyên góp áo quần cho đồng bào vùng cao trong mùa đông… Cuộc sống ngày càng phát triển tuy nhiên không phải ai cũng giàu có, may mắn như nhau. Chỉ bằng một hành động nhỏ, một nghĩa cử đẹp sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” là chúng ta đang góp phần xoa dịu những đau khổ, đem lại hạnh phúc, may mắn cho những con người bất hạnh hơn. Xã hội khi ấy chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, cuộc sống sẽ đáng sống hơn rất nhiều.
Tình thương có sức mạnh cảm hóa, sức mạnh tái tạo vô cùng to lớn. Nó có thể thay đổi cả một con người thậm chí thay đổi cả một đất nước. Vậy mới thấy hết những lời răn dạy của cha ông qua câu ca dao trên là cần thiết và mang ý nghĩa to lớn biết chừng nào. Con người đừng khư khư ôm thói ích kỷ cá nhân mà quên đi mình đang sống trong tập thể, cộng đồng. Chỉ có đồng cảm và sẻ chia mới mang lại cho bạn, cho tôi, cho chúng ta một cuộc sống ý nghĩa, đáng quý hơn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 8
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra biết bao bài học hay và sâu sắc như bài học về lòng hiếu thảo, sự kiên trì, lòng dũng cảm… và một trong số đó chính là tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Có thể nói, dân tộc ta là một dân tộc giàu truyền thống thương thân, thương ái, lịch sử hàng nghìn năm qua đã chứng minh cho bài ca dao của thế hệ trước: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Có lẽ, mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến hai loại quả “bầu” và “bí”, đó là hai thứ khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Cả hai loại quả này đều thuộc dạng cây leo, sống trên giàn. Ở đây, “chung một giàn” tức là chúng được người nông dân đem trồng chung trên một giàn cây. Vượt ra khỏi tầng nghĩa ấy, “bầu” và “bí” có thể hiểu là những con người với những hoàn cảnh khác nhau, đến từ những nơi khác nhau, không cùng chung nòi giống, dòng máu… Hai câu ca dao ngắn gọn nhưng giống như một lời đề nghị tha thiết, chân thành của những người bạn gắn bó sâu sắc, “tuy rằng khác giống” tuy không cùng bản sắc nhưng “chung một giàn” tức là cùng sống trong một tập thể, một xã hội thì hãy “thương” lấy nhau hay chính là giúp đỡ, sẻ chia, đùm bọc nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, cùng tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc.
Khi ta sống trong một tập thể, một gia đình, một đất nước… thì mọi con người trong tập thể ấy đều phải có cùng chí hướng, cùng lý tưởng để đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Muốn vậy thì bất cứ ai bên cạnh việc ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình thì cũng phải ý thức được một điều quan trọng không kém, đó chính là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia lẫn nhau. Nó chính là chiếc chìa khóa để ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn, gian nan, thử thách nào. Có thể thấy rất rõ, mỗi khi Tổ quốc lâm vào hoàn cảnh gian nan, tinh thần ấy lại sôi sục, cuộn trào lên mạnh mẽ. Trong thời chiến, nhân dân ta đã góp gạo, xây dựng chiến lũy, đồng lòng cùng chiến sĩ đánh giặc, bảo vệ đất nước. Ngày nay, trước mọi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhân dân ta lại cùng nhau tổ chức các chương trình, xây dựng quỹ từ thiện để giúp đỡ một phần hoàn cảnh những mảnh đời bất hạnh.
Một con người không thể tự mình vượt qua bao khó khăn, thử thách mà cuộc đời đặt ra, trong hoàn cảnh ấy, bất cứ ai cũng sẽ cần một bàn tay nắm lấy mình, cùng mình vượt qua. Khi ta nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia, ta sẽ như có thêm sức mạnh để thực hiện được mục đích của mình, ta có thêm sự tự tin để thể hiện bản thân. Chắc hẳn, sẽ khó có ai mà quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” đã đem lại niềm vui, làm dạng ranh dân tộc. Để làm nên kỳ tích ấy, bên cạnh sự quyết tâm, tin tưởng, dũng cảm chiến đấu hết mình, thì không thể không kể đến tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, vượt qua những giờ phút gian nan, khắc nghiệt để đi đến thành công. Sẽ chẳng có một ngôi sao nào tỏa sáng trên đất Thường Châu ngày ấy nếu không có những ngôi sao khác cùng nhau thắp lên, cùng nhau hỗ trợ cho ngôi sao ấy sáng rực rỡ. Đúng như câu nói “Đoàn kết là sức mạnh”, mỗi một ngọn lửa sức mạnh nhỏ kết lại với nhau sẽ thành một ngọn đuốc rực cháy với sức mạnh phi thường, và chính lịch sử dân tộc từ xưa đến nay đã cho thấy điều đó.
Ngoài ra, hơn tất cả, cuộc sống này vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần đến sự giúp đỡ, sẻ chia. Có những người sinh ra đã thiệt thòi, không được may mắn như những người khác. Vậy nên, một tấm lòng, một tình yêu thương, một sự giúp đỡ sẽ là ngọn lửa để họ sưởi ấm, lấp đầy trái tim lạnh giá, thiếu thốn này. Hãy cho đi và ta sẽ nhận lại xứng đáng. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bằng cách luôn mở lòng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, cũng cần tỉnh táo để phân biệt được cái đúng cái sai, cái thật cái giả. Tránh ngông cuồng, cổ xúy cho những hiện tượng mà đi ngược lại với quy luật đất nước, không nên sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ. Những con người như vậy sẽ vĩnh viễn chẳng thể nào có được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người xung quanh.
Cây có một chiếc lá thì không thể gọi là cây, nhưng nhiều chiếc lá thì có thể sẽ thay đổi được kết quả. Dù những chiếc lá gặp gỡ nhau có là “lá lành” hay “lá rách” thì khi tụ chung lại, chúng vẫn cùng ở trên một chiếc cây, cùng mang lại màu xanh, mang lại sức sống cho cây. Vậy thì bạn sẽ chọn là chiếc lá duy nhất hay sẽ chọn là một chiếc lá bất kì trong vô vàn chiếc lá khác?
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 9
Trái bầu xanh, trái bí xanh, theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi nơi như một lời nhắn nhủ những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
“Bầu và bí” là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung trên một giàn. Vì thế “bầu và bí” trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà xa rời nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn để rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Vì sao vậy? “Bầu và bí” tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Mưa thuận gió hoà, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí dập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
Câu ca dao mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà thiết tha, tế nhị.
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở để gần gũi, cảm thông, Và chính vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, nhường nhịn sẻ chia để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được giữ vững. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương làm cho con người gắn bó với nhau hơn và cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quân cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thì làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tinh thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.
Ca dao Việt Nam còn có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Cho dù cuộc sống ngày càng thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến quyền lợi cá nhân nhưng truyền thống đoàn kết và lòng nhân ái của dân tộc ta vẫn có giá trị trường tồn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 10
Tục ngữ, ca dao chính là kết tinh của những triết lý sống sâu sắc, là đạo lý muôn đời của một dân tộc. Theo thời gian, những câu ca ấy sẽ dần trở thành bài học sâu sắc, đầy thấm thía để lại cho thế hệ sau. Có những câu tục ngữ dạy chúng ta phải sống sao cho đúng với nhân cách một con người, lại có câu ca dao khuyên chúng ta sống đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau nhưng khi hoạn nạn, khó khăn. Trong đó, có những câu nói răn dạy ta phải biết yêu thương, dù không cùng huyết thống nhưng chung một nguồn gốc thể hiện tinh thần “tương thân tương ái ”, “lá lành đùm lá rách”, tiêu biểu là câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dưới hình thứ của một câu thơ lục bát giản dị, tác giả dân gian đã khắc họa lên một hình ảnh giản dị, gửi gắm một bài học sâu sắc về đạo lý làm người tới thế hệ sau. Trước hết, ta phải hiểu về câu ca dao. “ bầu ” và “bí” ở đây là hai loại rau ăn quả được trồng nơi rẻo đất góc vườn, tuy khác giống nhưng chung một giàn. Vì cùng được trồng chung một mảnh đất, bắc chung giàn tre nên càng gần gũi, thân thiết tựa như hai anh em. Bầu có thân mềm, bí cũng có thân mềm. Vậy nên, bầu phải tựa vào bí mới sống được, bí cũng vậy. Giàn đổ thì bí không sống được, bầu cũng vạ lây. “Bầu và bí” gắn liền với nhau như thể tay chân, cùng chung số phận cho nên bầu và bí không thể ghét bỏ nhau. Bầu không vì bí xấu, bí cũng chớ vì hoa của bầu màu trắng không duyên mà xa lánh nhau. Vì sao vậy? Vì bầu và bí chung một điều kiện và hoàn cảnh sống. Những ngày mưa, “bầu và bí” cùng tắm chung dưới làn nước mát mẻ ngọt lành. Những ngày hạn hán, bí héo, bầu cũng quắt queo. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí dập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa. “Bầu và bí” cùng được trồng trên một mảnh đất, dù trù phú hay bạc màu, cùng do một tay người chăm bón.
Tuy nhiên, ta kể chuyện bầu bí không có nghĩa chỉ đơn thuần là nói chuyện cây cỏ. Ngay cả con người cũng vậy, chúng ta đều chung điều kiện sống, hoàn cảnh sống. Trong cuộc sống, mỗi cá thể đơn lẻ đều có sự liên kết với nhau. Chúng ta có quê hương là có đồng hương, có sự gắn kết. Vậy nên, ta phải biết yêu thương con người.
Trong cuộc sống, có ai dám khẳng định rằng từ khi sinh ra tới bây giờ không cần bất kì sự giúp đỡ của ai. Trên thực tế, không ai có thể sống đơn lẻ. Trong gia đình, ta có cha mẹ là những người luôn đồng hành cùng ta. Trong trường học, thầy cô, bạn bè sát cánh bên ta. Mở rộng hơn là xã hội, ta có những người đồng nghiệp. Vì vậy, trong bất kì hoàn cảnh nào, ta phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau để tạo nên một khối đoàn kết vững chắc. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều ca dao, tục ngữ cũng khuyên ta phải yêu thương con người như câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”
Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta chính là một minh chứng hùng hồn về điều ấy. Suốt 4000 năm lịch sử, từ những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Bà Trưng, Bà Triệu… đến những cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp, tất cả đều nói lên một tinh thần đáng quý. Đó là đều là nhờ tình yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta làm nên chiến thắng từ hai bàn tay trắng mà không vũ khí, không bom đạn hiện đại… Mỗi người Việt Nam lúc bấy giờ đều một lòng từ miền xuôi đến miền ngược, già trẻ, gái trai đều coi nhau là anh em một nhà tuy khác nhau về giọng nói, nguồn gốc nhưng đều chung nhau một tình đồng bào.
Ngày nay, tuy nước ta đã hòa bình nhưng vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn. Những trẻ em mồ côi, những người già không nơi nương tựa… Lúc này, chúng ta phải phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” bằng những hành động thiết thực như: mua tăm ủng hộ người nghèo, ủng hộ tiền… Tuy đó chỉ là những hành động rất nhỏ nhưng điều đó đã có thể đổi lấy nụ cười trên môi mỗi con người.
Tóm lại, qua hàng ngàn năm, câu ca dao vẫn là một bài học vô cùng đúng đắn để thế hệ sau noi theo. Đối với bản thân mình, em sẽ cố gắng trau dồi tình yêu thương trong tâm hồn để có thể trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 11
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. “Bầu và bí” tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. “Chung một giàn” còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đưa ra lý do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Câu ca dao nói về “bầu và bí” nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của “bầu và bí” chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu quý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người.
Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ được nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”
Hay:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoàiGà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương làm cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 12
Là một đất nước giàu truyền thống nhân đạo, những giá trị tinh thần đạo lý lâu đời, hoàn toàn tự hào về những gì chúng ta được dạy, tiếp thu để trở thành những con người vừa biết hoàn thiện bản thân thông qua sự học hỏi, sự giúp đỡ, quan tâm đến cộng đồng đưa đất nước phát triển bền vững, hạnh phúc hơn. Có thể nói, qua câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” ta càng thêm thấm thía rõ hơn về những điều ấy.
Câu ca dao đã xuất hiện trong những lời ru ơi à, những lời nói dặn dò trong khi ta nằm nôi. Nó theo ta đến khi trưởng thành, chắc hẳn chẳng có ai quên được. Nó nhẹ nhàng mà lắng sâu, thấm đượm nghĩa tình ta dễ dàng hiểu được, trong câu ca dao có nhắc đến mối liên hệ giữa hai loại quả quen thuộc “bầu và bí”, chúng đều cùng thuộc một họ, tuy nhiên dù tất cả đều biết chúng thực sự “khác giống” nhưng lại “chung giàn” được tưới tắm và che chở nhau, vươn lên mà sống. Với việc sử dụng linh hoạt từ ngữ biểu cảm, “bầu ơi”, một cách êm ái, ngọt ngào, làm cho chúng ta cảm thấy dễ nghe, toát lên được sự trân trọng của nhân dân như để thuyết phục.
Nhưng có lẽ nếu chỉ nằm lại ở nghĩa đen, câu ca dao sẽ chẳng thể truyền được rộng ra như hiện nay. Nghĩa bóng của nó chính là nằm ở sự sâu sắc của tình thương đồng loại, trong sự “tương thân tương ái”, giúp đỡ trong cộng đồng người để bớt khó khăn, để đưa diện mạo của toàn xã hội đi lên.
Chúng ta sinh ra, lớn lên trong sự che chở đùm bọc của nhiều người thân, xa hơn nữa nằm trong tập thể gồm rất nhiều con người, lý giải cho ta vì sao ta khó có thể dễ dàng điểm qua hết những mối quan hệ ta có trong cuộc sống từ nhỏ đến lớn. Tất cả chúng ta cùng đoàn kết lại để hướng tới mục tiêu chung tạo ra một cộng đồng đoàn kết, hợp tác.
Chúng ta sinh ra trong may mắn được xinh đẹp, đầy đủ điều kiện phát triển bản thân, ta yêu quý bản thân ta lắm, những tưởng ta hoàn toàn có khả năng chinh phục một mình được những thử thách ngoài kia, sẵn sàng thành công. Nhưng điều đó là sai lầm, bởi chúng ta chẳng ai có thể mạnh mẽ, sống tách ra được khỏi cộng đồng chung, nếu như vậy có lẽ ta sẽ đơn độc, khó khăn biết nhường nào, những bất ngờ cuộc sống có rất nhiều, nếu như không có sự giúp đỡ từ người khác, chắc hẳn sẽ không có ta được như ngày hôm nay, nên dù nhìn lại chặng đường đã đi qua, hay con đường phía trước, thậm chí là thực tại bạn vẫn có những người bạn, người thân xung quanh giúp đỡ, trò chuyện để nghe những lời khuyên, sự động viên, sự giúp đỡ… nên hãy trân trọng điều đó dù nó có ít hay nhiều.
Có thể nói trên nhiều khía cạnh, sẽ không thiếu những ví dụ nói về “sự tương thân tương ái”, sự khuyên nhủ nhẹ nhàng như câu ca dao kia, hay những câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”,… nó hiện hữu ngay trong chính cuộc sống của chúng ta, ta dễ dàng bắt gặp, như vừa qua có những mảnh đời cơ nhỡ, những trẻ em suy tim cần được quyên góp, giúp đỡ để các em có thể vượt qua bệnh tật, trở lại sinh hoạt bình thường, hưởng những nhu cầu tối thiểu của một con người từ cộng đồng. Những em nhỏ cõng bạn đi học vượt ngàn cây số, những nhà tình thương, những đợt hiến máu nhân đạo cứu người, những đợt từ thiện cho vùng bão lũ miền Trung có hàng ngàn thanh thiếu niên, những người trong xã hội quan tâm, chia sẻ,.. những con người vẫn đang thầm lặng hy sinh cho cuộc sống tốt đẹp hơn dù họ mù, họ tàn tật nhưng họ vẫn vượt lên số phận để truyền những thông điệp tình yêu cuộc sống đến cho cộng đồng như thầy Nguyễn Ngọc Ký… để rồi nhận được bao nhiêu sự ngưỡng mộ, học tập, giúp đỡ từ cộng đồng… Như trong chiến tranh, nếu không có sự đùm bọc, chi viện nhiệt tình từ miền Bắc vào miền Nam, rồi lại sự hợp tác, quyết trí, sự góp sức, nhường cơm sẻ áo, qua câu “một nắm khi đói bằng một gói khi no” của Hồ Chủ Tịch… thì liệu ta có thể có chiến thắng nhanh, đáng tự hào, vang dội đến tận bây giờ.
Bài ca dao là lời nhắc nhở mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần rèn luyện ngay trong chính cuộc sống của bản thân mình, sống sao cho đúng với thông điệp trên. Chưa nói gì to tát, vì tất cả đều phải bắt nguồn từ những điều nhỏ, hãy làm việc vừa sức, biết nhìn trước ngó sau, thông cảm, giúp đỡ người xung quanh một cách tự nguyện, chân thành, hết sức, rèn đức tính đó cũng là một cách để giữ gìn truyền thống nhân đạo quý báu của dân tộc.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 13
“Bầu ơi thương thấy bí cùng,Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Câu ca dao như một lời căn dặn về tình yêu thương đùm bọc giữa con người trong cuộc sống.
“Bầu và bí” tuy là hai giống khác nhau nhưng lại được trồng chung một mảnh đất, leo chung một giàn, tức là cùng chung cảnh ngộ, có chung một điều kiện sống, chớ có ghét bỏ nhau, mà phải thương lấy nhau. Bầu chớ chê bí nhám hơn bầu. Bí cũng chớ đừng vì hoa bí vàng, hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn mà xa rời nhau.
Vì sao vậy? Vì đã chung một giàn tức là cùng chung phận. Mưa thuận gió hòa ư? Bầu, bí rồi cùng khô héo với nhau. Một ngày kia nếu chẳng may giàn đổ, bí mà thân gãy lá rụng, chẳng lẽ bầu lại một mình giữ được tươi xanh?
Nghĩa đen của câu ca dao là thế. Nhưng tất nhiên câu ca không phải được tạo nên để kêu gọi cây bầu cây bí là những giống vô tri. Bằng cách diễn đạt kín đáo thường gặp của ca dao, tục ngữ, đằng sau biện pháp nhân hóa, câu ca dao này ngụ một ẩn ý sâu xa, một lời khuyên vừa kín đáo vừa chân thành, một lời kêu gọi thiết tha cho con người.
Người ta ở đời, không phải ai cũng như ai, người ta có thể “khác giống”, khác nhau về nguồn gốc, về hoàn cảnh, điều kiện sống riêng, có người là “giống bầu”, có người là “giống bí”. Nhưng bên trên những cái khác nhau đó, nhiều người, nhiều lúc, lại có chỗ giống nhau, cùng sống chung trong những điều kiện, những cảnh ngộ như nhau, cùng “chung một giàn” với nhau. Trong một xã hội, ta có biết bao cái chung như vậy. Chung Tổ quốc, ấy là tình đồng bào. Chung làng xóm, ấy là tình đồng hương. Chung trường học, ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ, ấy là bạn đồng cảnh. Chung một nghề, ấy là bạn đồng nghiệp. Chung họ hàng, ấy là tình đồng tông…
Vượt lên trên những khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn, con người phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau.
Vì sao vậy? Bởi vì chính tình cảnh “chung một giàn” giữa người này với người khác tạo nên cho con người mối quan hệ ràng buộc, những đau khổ và hạnh phúc chung, những niềm vui nỗi buồn chung, những lo liệu và khát khao chung, những thương yêu và hận thù chung. Chẳng hạn, trong những thời kỳ đất nước bị ngoại bang thống trị, như thời ngàn năm Bắc thuộc hoặc gần một trăm năm Pháp thuộc, người Việt Nam, có người sang, kẻ hèn, người làm thầy, kẻ làm thợ, “khác giống” với nhau vì nhiều thứ nhưng tất cả đều chịu cái khổ của người dân mất nước, cái nhục chung của người dân nô lệ và có chung niềm mong muốn nước nhà được giải phóng, dân tộc được tự do. Vì những điều chung ấy, mọi người Việt Nam phải thương lấy nhau, bảo vệ nhau, đoàn kết gắn bó với nhau. Đó không chỉ là đòi hỏi của tình cảm mà còn là yêu cầu sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù chung.
Dưới ách thống trị của giai cấp phong kiến, những người nông dân, dẫu khác nhau vì nhiều thứ, vẫn cùng chung nhau những tai họa và đau khổ: mưa nắng bão lụt của trời đất, sưu thuế, phu phen của vua quan, tô tức của địa chủ, đè nén ức hiếp của cường hào. Nếu không nương tựa vào nhau khi khốn khó, giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn, làm sao họ có thể tồn tại được qua hàng ngàn năm?
Theo em, câu ca dao trên hẳn đã ra đời từ mấy ngàn năm qua, khi nhân dân Việt Nam phải đương đầu với nhiều kẻ thù, đối phó với nhiều tai họa. Đã có những lời kêu gọi như thế:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hoặc:
“Khôn ngoan đá đáp người ngoài,Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Câu ca dao trên là sự tổng hợp những kinh nghiệm sống rất phong phú, là bài học lớn mà nhân dân ta đã thu hoạch được qua hàng trăm, hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Đó là một lời nhắn nhủ thiết tha của cha ông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là lời kêu gọi tình tương ái tương thân, yêu thương đoàn kết.
Hơn lúc nào hết, trong những khó khăn gian khổ, mỗi người dân Việt Nam phải suy nghĩ và hành động theo lời nhắn nhủ của câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Câu ca dao làm cho em hiểu vì sao nhân dân ta chiến thắng bao kẻ xâm lăng tàn bạo để bảo vệ Tổ quốc, nòi giống. Ngày nay, câu ca dao ấy vẫn là lời kêu gọi đoàn kết thương yêu đối với người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 14
Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam đem đến cho mỗi chúng ta nhiều bài học nhân văn sâu sắc. Trong đó phải kể đến câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Câu ca dao là lời khuyên nhủ con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
“Bầu” và “bí” đều là những cây thân leo được trồng rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Tuy khác nhau về giống, nhưng chúng có những đặc điểm thích nghi giống nhau nên thường được trồng “chung một giàn” tức là chung nhau không gian sống. Nghĩa là, chúng có chung cảnh ngộ sống. Vậy nên nếu biết giúp đỡ, nhường nhịn nhau thì cả hai sẽ cùng phát triển. Mượn hình ảnh “bầu” và “bí”, câu ca dao đã đưa ra một lời khuyên sâu sắc dành cho con người. Giống như “bầu và bí” có thể chúng ta không cùng một mẹ sinh ra. Nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam. Chính vì vậy, việc yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho đất nước trở nên văn minh hơn, giàu đẹp hơn.
Trong quá khứ, tinh thần “Thương người như thể thương thân” ấy đã được bộc lộ rõ ràng qua nhiều hành động. Chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Các chương trình “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”… của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những cây ATM gạo, ATM khẩu trang… để giúp đỡ cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, thế hệ trẻ hôm nay hãy cố gắng phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau. Phải biến những tình yêu thành hành động cụ thể để giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình.
Như vậy, câu ca dao trên đã đem đến cho mỗi người một bài học thật sâu sắc. Tình yêu thương luôn đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 15
Dân tộc Việt Nam được biết đến với truyền thống tương thân tương ái. Điều đó được thể hiện qua câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Đầu tiên, về nghĩa đen, có lẽ không có người Việt Nam nào là không biết đến hai loại cây “bầu” và “bí”. Chúng vốn đều là những cây thân leo được trồng rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Tuy khác giống nhưng vẫn thuộc họ thân leo, nên có những đặc điểm thích nghi giống nhau, và sẽ được trồng “chung một giàn”. Điều đó có nghĩa là chúng cùng chung cảnh ngộ sống. Cũng giống như trên đất nước Việt Nam. Dù có năm mươi tư dân tộc khác nhau, nhưng đều là người Việt Nam, cùng chung dòng máu đỏ da vàng, tự hào với nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ quá khứ đến hiện đại, con người Việt Nam vẫn thể hiện được tinh thần tương thân tương ái. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được hình ảnh về một nạn đói khủng khiếp năm 1945 với hậu quả là hơn hai triệu người dân bị chết đối. Nhưng chính trong khó khăn, tinh thần tương thân tương thái mới sáng ngời. Các phong trào như “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Hũ gạo cứu đói”… được phát động và hưởng ứng nhiệt tình đã thể hiện tấm lòng biết san sẻ của nhân dân. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được thể hiện rõ hơn trong những mưa lũ lịch sử vừa qua của năm 2020. Đồng bào miền Trung đã phải hứng chịu liên tiếp những đợt lũ khiến cho của cái, mùa màng mất trắng. Nhưng với tinh thần không ai bị bỏ lại, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời, nhiều chiến sĩ bộ đội đã phải hy sinh tính mạng trên đường đi giải cứu cho người dân, sự đóng góp của các mạnh thường quân… Tất cả đã thể hiện một tinh thần yêu thương, đùm bọc quý giá của người dân Việt Nam.
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều giá trị đạo đức dần bị mai mốt. Chính vì vậy, mỗi người cần ghi nhớ bài ca dao trên như một lời nhắc nhở để luôn biết sống yêu thương. Bởi như vậy, cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 16
Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam đã có từ bao đời nay. Điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh trái bầu, trái bí để nói về con người. Đầu tiên, “bầu” và “bí” là những cây thân leo được trồng rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Tuy khác nhau về giống cây, nhưng chúng có những đặc điểm thích nghi giống nhau nên thường được trồng “chung một giàn” – cùng chung không gian sống. Cũng giống như con người, có thể không cùng một cha mẹ sinh ra. Nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam. Chính vì vậy, con người cần phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Bài ca dao đã khẳng định được lối sống tốt đẹp của ông cha ta. Đó là lời răn dạy vẫn còn giữ nguyên được giá trị cho đến ngày nay. Một cách sống tình nghĩa, trọn vẹn. Con người biết đồng cảm, chia sẻ, kính trọng và yêu quý những người xung quanh như yêu chính mình vậy.
Lịch sử dân tộc đã gọi tên Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu muôn đời. Đó có thể những hành động vĩ đại thể hiện tấm lòng yêu thương rộng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Nhưng đôi khi tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường…
Tình yêu thương có tầm quan trọng là vậy, nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn bắt gặp không ít những kẻ sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Thậm chí có người còn còn thờ ơ với chính tương lai của mình, không trau dồi, không học tập, cứ vậy để mặc cho dòng đời xô đẩy. Những con người như vậy sẽ chỉ sống trong một thế giới lạnh lẽo không có hơi ấm tình người.
Riêng đối với mỗi học sinh, tấm lòng tương thân tương ái có thể xuất phát từ những điều vô cùng nhỏ bé. Những hành động như giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm và kính trọng ông bà cha mẹ thầy cô…
Tóm lại, qua bài ca dao trên, chúng ta đã hiểu hơn về một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Có ai đó đã từng nói rằng: “Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều”, quả là đúng đắn.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 17
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Dù trải qua nhiều năm tháng, điều đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Điều đó đã được gửi gắm qua bài ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
“Bầu và bí” vốn là những loại cây khác nhau nhưng thường được trồng chung một giàn. Bởi chúng cùng thuộc giống cây thân leo. Hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Khi mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận, yên vui, không có lòng đố kị, ganh ghét hay chê bai nhau.
Qua câu chuyện cây bầu cây bí, ông cha ta đã nhắn nhủ một lời khuyên sâu sắc. Đó là dù mỗi chúng ta có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần có tấm lòng nhân ái, biết sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn. Chúng ta cần xây dựng cuộc sống hòa hợp, yên bình, thắm đượm nghĩa tình, yêu thương.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có một số phận khác nhau. Có người nghèo khó, có kẻ cao sang; có người hạnh phúc, có người bất hạnh. Nhưng không vì thế mà ta tỏ ra khinh ghét hay đố kị lẫn nhau. Sống ở trên đời, ai chẳng mong được sống cuộc đời an bình, giàu có. Bởi vậy, việc chia sẻ hay giúp đỡ lẫn nhau là một việc làm cần thiết để xoa dịu những nỗi đau thương mất mát mà những người không may mắn đang phải gánh lấy.
Sống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau sẽ làm cho mối quan hệ giữa con người với nhau trở nên bền chặt. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta biết cho đi và nhận về. Cho những gì mình có mà người khác đang rất cần. Nhận về những gì mình cần mà người khác luôn sẵn lòng cho đi. Sống như thế là sống vì người khác và cũng là vì mình mà sống tốt, sống đúng với đạo lí của dân tộc. Không có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh của lòng yêu thương. Sống tôn trọng con người, trọng tình trọng nghĩa, đối xử thân tình là tự vun đắp cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu ca dao có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Không ai có thể tự tách mình ra khỏi các mối ràng buộc xã hội. Đó là một quy luật bất biến của xã hội loài người. Nghĩa là, nếu muốn sống hạnh phúc và thành công, không có cách nào khác đó là con người gắn kết với nhau trong một mối quan hệ bền chặt nhất. Và giúp đỡ lẫn nhau, tích tạo ân nghĩa luôn là cách sống thông minh, đúng đắn và cao đẹp nhất.
Con người dù trong hoàn cảnh khó khăn thì họ vẫn luôn còn có lòng tự trọng. Khi giúp đỡ người khác ta cũng cần tôn trọng điều ấy thì sự giúp đỡ của mình mới càng thêm ý nghĩa. Nó sẽ là động lực lớn lao giúp người khác mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh. “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” quả là một bài ca dao ý nghĩa.
Giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 18
Truyền thống tương thân tương ái đã được dân tộc Việt Nam gìn giữ và phát huy suốt nhiều năm qua. Điều đó đã được thể hiện qua câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”
Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh cây “bầu” và “bí” vốn là hai giống cây khác nhau. Nhưng lại cùng thuộc họ cây thân leo, với điều kiện hay hoàn cảnh sống giống nhau. Chúng thường được người nông dân trồng gần nhau để leo chung một giàn. Hình ảnh trên gợi cho người đọc liên tưởng đến con người dù không cùng một mẹ sinh ra, nhưng vẫn chung sống trong một đất nước, có cùng một nguồn cội. Bởi vậy mà mỗi người cần có tình yêu thương, sự chia sẻ với những người xung quanh. Bài ca dao muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau. Có những người được sống trong no đủ, hạnh phúc. Lại có những người phải chịu khó khăn, vất vả. Bởi vậy con người cần có tấm lòng biết sẻ chia, yêu thương và giúp đỡ nhau. Dù không phải là tình thân máu thịt, nhưng tấm lòng đồng cảm sẽ giúp mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, cũng như giúp cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Từ trong quá khứ, dân tộc Việt Nam luôn giữ gìn tinh thần tương thân tương thái. Trong quá khứ vẻ vang của dân tộc, nhân dân đã cùng đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều người con Việt Nam đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ đã cống hiến cuộc đời của mình cho cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân. Trong thời điểm hiện tại, nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Những chương trình ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, người dân ở vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…
Thế mới thấy được rằng, tấm lòng tương thân tương ái thật đáng trân trọng, cao quý. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học ý nghĩa cho mỗi người.