Bài văn mẫu Lớp 12: Bài viết số 1 (Đề 1 đến Đề 3) bao gồm cả dàn ý chi tiết, cùng 20 bài văn mẫu cho các bạn tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng khi viết bài.
Đây là tài liệu cực kỳ hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập, học hiệu quả môn Ngữ văn. Ngoài ra, các bạn học sinh lớp 12 có thể tham khảo những bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 12. Nhờ đó các bạn sẽ củng cố thêm vốn từ cho mình, viết văn ngày một hay hơn. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết của Vanmau.com nhé
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1
Dàn ý bài viết số 1 lớp 12 đề 1
A. Mở bài:
– Giới thiệu qua về câu nói cần bàn luận. Trích nguyên câu nói và cho một số nhận xét đánh giá sơ lược. “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông.
B. Thân bài:
*Giải thích
+ “Đức hạnh” là khái niệm biểu đạt “đạo đức và tính nết tốt (từ này thường chỉ dùng để nói về phụ nữ)”. Trong câu nói của M. Xi-xê-rông, khái niệm này được dùng để chỉ “đạo đức và tính nết tốt” của con người nói chung.
+ “Hành động” được hiểu là làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục đích.
+ Khi nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”, nhà triết học cổ đại muốn khẳng định rằng, cái làm nên giá trị của một con người là những việc làm có ý thức cụ thể. Chúng có thể xuất phát từ những mục đích tốt đẹp khác nhau và gắn với những quy mô lớn, nhỏ cũng khác nhau.
– Phân tích, chứng minh:
+ Mỗi con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình ngắn nhất, thuyết phục nhất là thông qua hành động và bằng hành động.
+ Và hành động cũng được cho là thước đo tin cậy nhất để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt đẹp của một con người.
– Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Câu nói của M. Xi-xê-rông như đã bày tỏ một quan niệm đúng đắn về một trong những thước đo bản chất tốt đẹp của con người là hành động. Bởi lẽ, suy nghĩ, nhận thức đúng đắn là biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng, khó nhận biết. Lời nói cũng biểu hiện trực tiếp bản chất ấy nhưng không có độ tin cậy cao: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”. Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả về giá trị, bản chất con người: “Câu trả lời ngắn nhất là hành động” (Héc-béc, Anh).
+ Trên thực tế cuộc sống “đức hạnh” trong lĩnh vực tu dưỡng, học tập mà bản thân mỗi con người cần trau dồi là gì? Với tuổi trẻ học đường, đặt trong bối cảnh xã hội, xu thế thời đại, “đức hạnh” cần trau dồi trong quá trình tu dưỡng, học tập là tu dưỡng và rèn luyện để một ngày mai tươi sáng hơn. Cụ thể đó là phải xác định được lí tưởng, mục đích sống cao đẹp, góp phần tích cực để xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Con người cần phải tự giác, thường xuyên rèn luyện thể chất, chăm lo sức khỏe bản thân. Biết tạo dựng cho mình một lối sống đẹp: nhân ái, năng động, tự tin, có trách nhiệm với tương lai tốt đẹp của chính mình, của đất nước. Có ý chí, quyết tâm vượt khó, say mê, sáng tạo, xác định được phương pháp học khoa học trong học tập để tích lũy, làm giàu tri thức; biết vận dụng hiệu quả những tri thức, hiểu biết ấy vào cuộc sống.
– Từ chính những phẩm chất đạo đức cần thiết đó mà mỗi người cần hành động ra sao để phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình theo đuổi? Ví dụ chứng minh:
+ Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người thân những công việc trong gia đình.
+ Tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức, phát động ở địa phương cư trú hay nơi công tác, học tập.
+ Không chỉ tránh xa mà còn phải tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ tuổi trẻ: nghiện hút, trộm cắp, đua xe và những thói quen xấu giới trẻ thường mắc phải: sống tự do, buông thả, đua đòi, lười biếng, lãng phí thời gian, cẩu thả, vô tâm, ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà không nghĩ đến trách nhiệm; lối ứng xử thiếu văn hoá nơi công cộng…
– Liên hệ bản thân:
+ Đây có thể coi là nội dung người viết cần thể hiện chân thành nhất những suy nghĩ của bản thân, thể hiện khả năng tự đánh giá về chính mình (Có thể xoáy vào những nội dung cơ bản như: đã xác định cho mình lí tưởng, mục đích sống đúng đắn chưa? Có tính kiên trì theo đuổi lí tưởng, mục đích đó không? Và trong lối sống của mình có gì cần phát huy, có gì cần khắc phục, thay đổi? Cần từ bỏ dứt khoát thói quen xấu nào?…).
+ Trong quá trình chuyển nhận thức thành hành động, chúng ta thấy xuất hiện những khó khăn, trở ngại như: lối tư duy còn máy móc, giáo điều; thiếu quyết tâm; thiếu bản lĩnh, thiếu tự chủ hoặc bị chi phối bởi dư luận; tâm lí mặc cảm, tự ti…
C. Kết bài:
– Khẳng định lại một lần nữa câu nói của nhà văn là những nhận xét thật tinh tế và như khuyên chúng ta nên biết hành động cư xử như thế nào để có thể có được một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1 – Mẫu 1
Những phẩm chất cao quý trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,”mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quý nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội.
Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp một người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi “tốt hơn cho bạn và cho tôi”.
Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: “những gì mình làm đã là tốt nhất”. Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.
Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. “Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.”. Và hãy nhớ rằng, “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1 – Mẫu 2
Danh ngôn có câu:
“Ý nghĩa là nụ hoaLời nói là bông hoaViệc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: ” Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu ” đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là những cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.
Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1 – Mẫu 3
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Mỗi con người khi sinh ra đều có mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.
Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chỉ là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái đẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.
Người ta thường nói rằng:
“Ý nghĩa là nụ, Lời nói là bông hoa, Việc làm mới là quả ngọt.”
Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành việc làm như thế, như vậy mới tạo thành “quả ngọt”.
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh.
Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven có nói “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? “Hạnh phúc” chính là cuộc tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người. Còn “cao quý” và “tốt đẹp” là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác” của Beethoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha. Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt. Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!
Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thỏa mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?. Ngoài xã hội, hiện có một lớp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi. Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!.
“Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nêu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1 – Mẫu 4
Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là yếu tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức hạnh. Đúng như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự chuyển hóa vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo đánh giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành động là yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.
Từ xưa, nhân dân ta đã đề cao và đặt ra yêu cầu cụ thể của đức hạnh, trong đó, hành động được đặt lên hàng đầu. Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động như là: Trăm nghe không bằng một thấy; Trăm hay không bằng tay quen; Nói hay không bằng cày giỏi. Đồng thời nhân dân cũng chê cười, phê phán những kẻ: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa , Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Trong văn học nước ta có nhiều nhân vật chứng minh rằng mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người sẵn sàng giúp đỡ kẻ bất hạnh. Chàng Sọ Dừa dị dạng nhưng làm việc giỏi, học hành giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Cậu bé làng Gióng lên ba mà vẫn không biết nói, không biết đi nhưng khi nghe sứ giả rao loa rằng nhà vua cần người tài giỏi đứng ra đánh giặc ngoại xâm thì cậu bé nói lời đầu tiên là lời nhận trách nhiệm đánh tan quân giặc. Lòng yêu nước khiến cậu bé lớn nhanh như thổi và trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đủ sức đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Hành động dũng cảm phi thường ấy đã đem lại thái bình cho đất nước nên cậu bé làng Gióng được nhân dân tôn vinh là Thánh Gióng và thờ phụng muôn đời. Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người anh hùng Từ Hải: Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Chàng khinh bỉ và coi thường cái triều đình phong kiến thối nát đương thời và luôn đặt nghĩa vụ của người anh hùng lên trên hết: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha. Trước ý nguyện đền ơn báo oán của Thúy Kiều, Từ Hải sốt sắng giúp nàng thực hiện công lí không chỉ của riêng nàng mà còn là của dân chúng bị áp bức. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trên đường lai kinh ứng thí thì gặp đảng cướp Phong Lai đang phá phách, bắt bớ dân lành. Chàng đã nổi giận bừng bừng, nhanh chóng Bẻ cây làm gậy tìm đàng xông vô, đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga và tì nữ Kim Liên. Khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời tạ ơn, chàng đã khẳng khái chối từ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn, bởi chàng cho rằng làm việc nghĩa là bổn phận của nam nhi. Quan niệm của Lục Vân Tiên cũng chính là quan niệm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Lịch sử nước ta còn lưu danh muôn thủa những vị anh hùng suốt đời hành động, cống hiến, hi sinh cho quyền lợi của đất nước và dân tộc. Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán, khiến cho chúng hồn bay phách lạc. Triệu Thị Trinh với câu nói nổi tiếng: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, muốn chém cá kình ngoài biển Đông, chứ không muốn làm tì thiếp người ta. Bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Tướng Trần Bình Trọng khi sa vào tay giặc, bị dụ dỗ, đe dọa, ông đã hùng hồn tuyên bố: Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, quân dân Đại Việt trên dưới đoàn kết một lòng. Từ nhà vua cho đến các tướng sĩ, từ các bô lão trong hội nghị Diên Hồng cho tới chàng thiếu niên mười sáu tuổi Trần Quốc Toản đều cùng một quyết tâm Sát Thát, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta, tạo nên hào khí Đông A lẫy lừng muôn thuở.
Ở thế kỉ XV, lòng yêu nước thương dân, căm hờn quân xâm lược đã thôi thúc Nguyễn Trãi hành động. Sau khi tiễn chân cha lên đến ải Bắc (Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc), Nguyễn Trãi nghe theo lời căn dặn tâm huyết của cha nên đã trở về thành Đông Quân, nung nấu ý chí diệt thù cứu nước, ông miệt mài ngày đêm viết Bình Ngô sách rồi lặn lội tìm đường vào Lam Sơn phó chủ tướng Lê Lợi, cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai, vượt qua bao gian lao, thử thách, lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm. Tên tuổi và sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Trãi được dân tộc ta ngàn đời ghi nhớ.
Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là một trong những tấm gương điển hình của con người hành động. Bất bình trước cảnh bè lũ chúa Trịnh lộng hành ăn chơi xa xỉ, lấn át quyền hành của vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn; căm phẫn quân Thanh mượn cớ cướp nước ta, Nguyễn Huệ đã trực tiếp dẫn quân ra Bắc, vừa đi vừa chiêu mộ binh sĩ, tạo thành một đạo quân hùng hậu đủ sức đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh trong một thời gian rất ngắn. Lòng yêu nước của ông đã biến thành hành động có sức mạnh như triều dâng bão cuốn, quét sạch quân thù, đem lại cuộc sống thanh bình cho muôn dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương chói lọi bởi những hành động cách mạng cao cả của Người. Thấm thía và đau đớn trước tình cảnh lầm than của dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm lênh đênh khắp bốn biển năm châu, Bác đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi xích xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến; giành chủ quyền độc lập, tự do; thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca về hành động, về đức hi sinh quên mình cho dân, cho nước. Sau ngày nước nhà độc lập, Bác kêu gọi đồng bào cả nước một tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và Bác là người gương mẫu thực hiện đầu tiên. Chúng ta không thể quên hình ảnh Bác đến thăm một đơn vị bộ đội trong đêm trước chiến dịch Biên giới 1951. Bác thức suốt đêm để suy nghĩ về trận đánh mở màn ngày mai.
Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ và canh cho bếp lửa hồng luôn cháy sáng. Bác không ngủ vì: Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng, Trải lá cây làm chiếu, Manh áo phủ làm chăn, Trời thì mưa lâm thâm, Làm sao cho khỏi ướt.
Kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội hoàn cầu, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Trong cuộc sống hòa bình, Bác vẫn ở trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống thanh đạm như bao người dân lao động khác. Điều tâm huyết mà suốt đời Bác phấn đấu để biến thành hiện thực là làm sao giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước, dân tộc; là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; là chiến đấu quét sạch ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng, phẩm chất đạo đức tuyệt vời thanh cao, tuyệt vời trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nhân sinh sâu sắc cho dân tộc và nhân loại.
Cách đây hơn thế kỉ, trong một lần trò chuyện với con gái, Các Mác – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới có câu nói nổi tiếng định nghĩa về hạnh phúc: Hạnh phúc là đấu tranh. Câu nói đó nhấn mạnh vai trò quyết định của những hành động thiết thực đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và quyền được hạnh phúc của con người. Tinh thần câu nói trên của Các Mác nhất quán với tinh thần câu nói của nhà văn Xi-xê-rông: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Theo Các Mác, hạnh phúc không phải tự nhiên mà có; hạnh phúc không phải là ngọn lửa thần hay phép màu nhiệm như trong thần thoại, cổ tích… mà hạnh phúc là kết quả của hành động do chính con người tạo nên. Hành động – đó là quy luật sinh tồn, vận động và phát triển của xã hội loài người.
Ngày nay, đất nước Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi mỗi con người phải thực sự có tài, có đức. Đức và tài thể hiện ở từng hành động cụ thể, ở hiệu quả làm việc cao nhất hằng ngày. Thuận lợi và thách thức đan xen, đòi hỏi mỗi thanh niên phải biết vươn lên trong học tập. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi, là hành động cách mạng của thanh niên. Hành động thiết thực của chúng ta hiện nay là dám nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm, dám khắc phục, sửa chữa, vươn lên tiếp cận cái mới, cái tiến bộ để làm giàu cho bản thân và đất nước. Điều đáng quý của tuổi trẻ ngày nay là thái độ cầu tiến, biết hành động đúng đắn, kịp thời để tự khẳng định mình. Đó mới là con đường tốt nhất để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.
Trước đây, trong chiến tranh, lớp lớp thanh niên hi sinh xương máu ngoài chiến trường để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, trong cuộc sống hòa bình, tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng phấn đấu vươn lên, học tập và cống hiến để góp phần vào sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước bản thân chúng ta.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1 – Mẫu 5
Đối với Mạnh Tử “nhân nghĩa” không chỉ dừng lại là lòng yêu thương con người mà nó cần phải được biểu hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể. Và những nhà tư tưởng lớn dù ở những không gian, thời gian khác nhau vẫn luôn có những ý tưởng chung như vậy, nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông, cũng nhận xét: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Đức hạnh là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp tồn tại trong mỗi con người. Đó là tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh, những biểu hiện tuy bé nhỏ nhưng đó chính là đức hạnh. Đức hạnh tốt sẽ là khởi nguồn cho những hành động tốt. Hành động là những việc làm cụ thể, thiết thực với bạn bè, người thân hay ngay cả với những người xa lạ khi họ gặp phải khó khăn, bất hạnh. Câu nói của nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã cho thấy sự thống nhất giữa những nét đẹp trong nhân cách, phẩm chất của con người luôn đi đôi với hành động của chính bản thân họ.
Quả thực phẩm giá và đức hạnh của mỗi người sẽ được biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất qua chính hành động của người đó. Nếu chỉ nói mà không làm thì đó chẳng phải là lời nói suông đó sao. Trong cuộc sống mỗi chúng ta sẽ có những cách riêng để bộc lộ tính cách, phẩm chất của bản thân, nhưng cách ngắn nhất và nhanh nhất chính là qua hành động của bạn với những người xung quanh. Bạn thấy một đứa trẻ lang thang đói rách, nếu yêu thương, xót xa bạn sẽ mua cho chúng chiếc bánh, cái áo. Bạn thấy một cô gái trên xe bus bị móc túi, hành động đúng đắn không phải lơ đi mà chính là ra tay giúp đỡ cô ấy, bắt lấy kẻ ăn trộm,… Những việc làm thiết thực, cụ thể mới là minh chứng rõ ràng nhất để mọi người thấy được nhân cách cao đẹp của bạn. Như vậy, ta có thể thấy rằng, hành động chính là thước đo tin cậy, xác đáng nhất để đánh giá bản chất, vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người, cũng đúng như mọi người vẫn nói: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”.
Những hành động, việc làm tốt đẹp không chỉ đem lại niềm vui, cứu giúp những người xung quanh mà ngay chính bản thân những người thực hiện hành động đó cũng có niềm vui, sự hạnh phúc. Beethoven đã từng chia sẻ rằng: “Trong cuộc sống không có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Như vậy, thực hiện một hành động tốt, một nghĩa cử cao đẹp sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn cho mỗi chúng ta.
Biểu hiện của một người có tấm lòng, nhân cách tốt có khi rất nhỏ bé, đơn giản là giúp đỡ một bà cụ qua đường, là dám đứng lên nói ra kẻ đang móc túi. Nhưng cũng có khi là những hành động, việc làm phi thường. Những ngày vừa qua, chúng ta không khỏi vui mừng và biết ơn những người lính cứu trợ quả cảm đã anh dũng cứu một đội bóng đá nhí ở Thái Lan bị mắc kẹt trong hang nhiều ngày. Và một trong những số những người anh hùng ấy đã anh dũng hi sinh trong quá trình dò đường vào hang để giải cứu các em. Những nghĩa cử, hành động cao đẹp đó, cả đời này chúng ta sẽ không bao giờ quên. Nó cũng đem đến cho chúng ta một bài học về sự cống hiến và hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Nhưng bên cạnh những người sống có đạo đức, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác bằng những hành động thiết thực, lại có rất nhiều kẻ sống giả tạo, dối trá. Chỉ có lời nói đơn thuần, không có những hành động cụ thể giúp đỡ người khác. Hoặc sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng bản thân, chăm lo cho lợi ích cá nhân. Hoặc cũng có những kẻ khi thực hiện hành động của mình lại nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, không mang tính tự nguyện đây cũng là một hành vi đáng lên án. Khi giúp đỡ những người xung quanh chúng ta phải giúp bằng một trái tim chân thành, không vụ lợi, chỉ có như vậy hành động của bạn mới trở nên ý nghĩa.
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã đem đến cho chúng ta những lời khuyên chân thành, quý giá trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định sự gắn bó thống nhất giữa lí tưởng, nhân cách cao đẹp với hành động trong thực tiễn của mỗi con người. Là một học sinh, đang trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức chúng ta phải tích cực học tập, tu dưỡng nhân cách, dám nhìn nhận những sai lầm và sửa chữa, không ngừng hoàn thiện để bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Trong quá trình đó, không tránh khỏi những lúc sợ hãi khi gặp khó khăn, bị cám dỗ bởi nhiều yếu tố xung quanh. Những lúc như vậy cần mạnh mẽ, kiên định, để không bị tha hóa về nhân cách, tinh thần.
Yêu thương, không chỉ là lời nói, nó còn là hành động, là việc làm cụ thể thiết thực. Nếu mọi người luôn yêu thương, quan tâm nhau bằng những hành động thiết thực thì xã hội sẽ càng trở nên tốt đẹp hơn, các tệ nạn xã hội sẽ được đẩy lùi.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1 – Mẫu 6
Mỗi một con người đều có những phẩm chất riêng và họ cũng thể hiện những phẩm chất của mình qua nhiều cách khác nhau không ai giống ai. Nhưng rồi chúng ta mới nhận ra rằng mọi phẩm chất và đức hạnh đều được thể hiện qua hành động. Chính vì thế nhà văn Pháp M.Xi-Xê-Rông nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Vậy “phẩm chất của đức hạnh” là gì? Là những đạo đức và tính nết tốt đẹp của con người trong cuộc sống. Và trong ai cũng cũng phẩm chất này chỉ là họ có muốn thể hiện ra hay không thôi. Không phải ai sinh ra cũng biết hết được những điều này mà phải trải qua một quá trình học tập rèn luyện lâu ngày ta mới hiểu được phẩm chất đức hạnh là như thế nào.
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” có nghĩa là những đạo đức, tính nết tốt đẹp được con người thể hiện trong từng ngày động thường ngày như lời ăn tiếng nói, các mối quan hệ giữa con người với con người. Rồi dần dần ta mới thấy rõ được tầm quan trọng của những phẩm chất và các hành động mang lại cho bản thân và xã hội như thế nào.
Hành động được xem như là một cái thước đo đánh giá đức hạnh, nhân cách của một con người, một tập thể, một cộng đồng dân tộc, một đất nước tươi đẹp. Đồng thời hành động là sự chuyển hóa kết tinh của nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.
Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người và đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ và đến bây giờ vẫn còn được lưu truyền và phát huy trong dân gian như “Trăm nghe không bằng một thấy”. Đồng thời cũng ra sức phê phán những thói quen tật xấu trong xã hội “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa”.
Đặc biệt khi đất nước còn bị xâm lăng những phẩm chất tốt đẹp ấy lại được thể hiện rất rõ. Đất nước ta đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến oanh liệt để có được hòa bình như hôm nay đó là nhờ những lí tưởng và hành động đẹp của những con người đã hiến dâng cuộc đời mình để bảo vệ đất nước như anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu, Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Huệ… Hay những con người nông dân bình thường họ cũng xung phong ra chiến trường để cùng chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là những phẩm chất tốt đẹp và đều được thể hiện qua hành động mà bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn luôn cảm thấy tự hào và nhớ đến những con người cao đẹp này.
Đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp và sáng chói của cả dân tộc Việt Nam với những hành động cao đẹp của Người. Bác đã hiến dâng cả cuộc đời vì dân vì nước mà chấp nhận ra đi tìm đường cứu nước. Bác đã đi đến nhiều nước như Liên Xô, Pháp, Mĩ Latinh và rồi Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho cả nhân tộc để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bảy mươi chín mùa xuân của Bác là những bài ca về hành động, về đức tính vì dân vì nước.
Còn hiện nay khi đất nước hòa bình những phẩm chất tốt đẹp được con người thể hiện qua những hành động trong cuộc sống hàng ngày như giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ những khó khăn vấp ngã trong cuộc sống và tạo ra niềm vui tiếng cười cho cuộc sống. Như vậy đừng ngại ngần mà không thể hiện những hành động tốt đẹp các bạn nhé. Hành động nhỏ nhưng chứa đựng một tấm lòng lớn, một ý nghĩa lớn làm cho cuộc sống hòa đồng hơn giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Như vậy bạn đang mang lại hạnh phúc đến cho người khác đấy và cho cả bản thân mình nữa.
Bởi mỗi một con người đều có một hoàn cảnh riêng đừng vì thế mà xa lánh, tự kiêu hay chà đạp nhân phẩm người khác thì chẳng khác nào bạn đang bôi nhọ chính danh dự của mình. Đừng vì lối sống ích kỉ tầm thường của cá nhân mà hãy suy nghĩ kỹ đúng rồi hẵng làm. Những cái đó sẽ làm cho bạn tụt lùi trong xã hội và khiến những người xung quanh chỉ thêm xa lánh bạn, bạn sẽ thấy cuộc sống thật là chán nản và đầy bóng tối.
Có lẽ qua đó ta thấy rằng việc tu dưỡng và học tập của bản thân mình là rất hạn chế. Vì thế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải cố gắng tiếp thu, rèn luyện, chăm chỉ học tập bởi thầy cô và nhà trường không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức mà còn dạy chúng ta cách làm người nữa.
Câu nói thật hay và rất đúng khiến ta phải suy nghĩ lại những hành động mà chúng ta đang làm là đúng với chuẩn mực của phẩm chất, đức hạnh hay chưa. Những hành động nhỏ không chỉ tôn tạo nên phẩm chất danh dự cá nhân mà còn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh làm cho xã hội ngày càng văn minh giàu đẹp hơn.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 1 – Mẫu 7
Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh khác nhau trong cuộc đời. Không đơn giản chỉ là sống mà còn là sự khẳng định vị trí của mình trong cuộc sống. Hành động chính là bằng chứng cho sự tồn tại. Nhà triết học La Mã cổ đại M.Xi-xê-rông cũng khẳng định : “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Câu nói ấy gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
“Đức hạnh” là đạo đức và tính nết tốt đẹp của con người. “phẩm chất” là giá trị mang tính bản chất bên trong, nó trái ngược hoàn toàn với “hành động” – những việc làm, cử chỉ cụ thể được biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài. Câu nói của M.Xi-xê-rông mang ý nghĩa sâu sắc đúng đắn, nhấn mạnh giá trị thực của một con người là những hành động cụ thể.
Vì sao mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động? Có được nhân cách, phẩm giá tốt đẹp cần phải trải qua cả quá trình rèn luyện, trưởng thành. Không phải tự nhiên mà một người được biết đến là có đức hạnh, điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Bạn có nhân cách tốt, suy nghĩ tốt nhưng bạn không bao giờ thể hiện ra bên ngoài bằng hành động, việc làm. Đức hạnh, chỉ trong suy nghĩ thôi chưa đủ. Nhìn vào hành động của một người, người ta có thể kết luận người đó có tính cách tốt đẹp hay không. “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm” Cái nhìn thấy bằng mắt vẫn chân thật hơn một lời nói và suy nghĩ. Trên chuyến xe buýt, bạn và một bạn khác cùng ngồi trên ghế, bạn nghĩ rằng mình nên nhường ghế cho cụ già vừa bước lên xe, nhưng bạn vẫn ngồi trên ghế, trong khi bạn kia nhanh chóng nhường lại chỗ của mình. Chắc chắn mọi người trên xe sẽ dành cho hai bạn hai ánh mắt khác nhau, ánh mắt không thiện cảm sẽ không hướng vào ai khác ngoài bạn. Bạn không phải một người ích kỷ, nhưng sự chần chừ trong hành động của bạn lại khiến người khác nghĩ bạn thật ích kỷ.
Trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, câu nói trên cũng hoàn toàn đúng đắn. Nhiệm vụ của chúng ta là “Rèn đức – luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”. Không ngừng nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân, giúp ích cho xã hội, đưa đất nước phát triển. Đó là những lý tưởng, phẩm chất tốt đẹp, là “đức hạnh” của việc rèn luyện, tu dưỡng đó. Nhưng nếu chí trong suy nghĩ, chỉ là lý tưởng không thì điều đó sẽ không có giá trị. Bạn đặt lịch báo thức và không ngừng tự nhủ mình nhất định phải dậy sớm học bài, tuy nhiên sáng hôm sau trời quá lạnh và bạn bỏ qua dự định tối qua của mình. Điều đó chỉ nói lên rằng bạn là người không có bản lĩnh, chỉ nghĩ thôi chứ không làm. Phải dùng hành động để chứng minh quyết tâm, đạo đức của mình, tự giác thường xuyên rèn luyện thể chất, chăm lo sức khỏe bản thân. Không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực học tập và biết vận dụng hiệu quả những tri thức đã học vào cuộc sống.
Có những suy nghĩ tích cực, đồng thời cũng phải có những hành động cụ thể, ý nghĩa. Dù chỉ là những điều nhỏ nhất như yêu thương gia đình của mình, hiếu thảo với ba mẹ cũng đừng ngại ngần thể hiện nó ra bằng hành động. Sự giúp đỡ nhỏ bé hay những cái ôm chắc chắn sẽ khiến ba mẹ của bạn hạnh phúc hơn rất nhiều. Trong cộng đồng, tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức. Không chỉ tránh xa mà còn phải tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ và những thói quen xấu. Để có hành động đúng đắn, bạn cũng nên suy nghĩ kỹ càng thấu đáo tránh những sai lầm không đáng. Hiểu được ” Phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” rồi, chúng ta cũng cần có cái nhìn toàn diện, đặt trong hoàn cảnh cụ thể khi nhìn nhận một sự việc, một con người. Tránh quan điểm thụ động, một chiều.
Mỗi học sinh chúng ta, khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Yêu thương và cống hiến nhiều hơn, cư xử tốt đẹp hơn để cuộc sống thêm nhiều niềm vui.
“Ý nghĩa là nụ hoa.Lời nói là bông hoa.Việc làm mới là quả ngọt.”
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2
Dàn ý bài viết số 1 lớp 12 đề 2
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, ai cũng cần phải có lí tưởng dù lớn dù nhỏ để phấn đấu đi lên. Xác định đúng vai trò của lí tưởng, văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Lí tưởng là mục đích, điều mơ ước cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới…
– Không có mục đích sống, cuộc sống của con người sẽ mất phương hướng và trở nên vô nghĩa.
2. Chứng minh
– Nếu không có lí tưởng thì ta không thể xác định được cho mình một phương hướng kiên định: Chúng ta không thể biết ta sống để đạt được điều gì và sẽ làm gì? Hướng đi chính trong cuộc đời là con đường nào?.
– Nếu một khi không có phương hướng kiên định thì cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa đối với ta nữa: Chúng ta không có động lực để phấn đấu và không đạt được điều gì trong cuộc sống.
3. Bình luận
– Lí tưởng sống có vai trò quyết định tương lai của mỗi người; tất yếu phải có lí tưởng để vươn lên.
– Cũng lưu ý suy nghĩ chín chắn mà chọn cho mình một lí tưởng “đẹp” và không ngừng vươn lên, phấn đấu cho con đường mình đã chọn với rất nhiều cách.
– Phê phán những ai sống không có lí tưởng, sống buông thả, sống dựa dẫm người khác…
III. Kết bài
– Khẳng định: Câu nói của Lép Tôn-xtôi thể hiện quan niệm đúng đắn về vai trò quan trọng có tính quyết định của lí tưởng đối với cuộc sống con người.
– Bài học nhận thức: Biết đặt ra lí tưởng và con đường phấn đấu trong cuộc sống.
– Bài học hành động: luôn không ngừng học tập và lao động.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2 – Mẫu 1
Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đối với tất cả mọi người.
Sống phải có mục đích. Sống phải có lí tưởng. Nói về tầm quan trọng của lí tưởng, nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi chỉ rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Lí tưởng là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đối với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người. Đúng vậy, “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống. Không sống vô vị nhàm chán, không sống quẩn quanh, tăm tối, mà chỉ muốn sống có ý nghĩa, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngọn đèn được tác giả so sánh với lí tưởng thật là sâu sắc và có nhiều ý nghĩa.
Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ như thế nào? Lép Tôn-xtôi cho biết: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.
Phương hướng là hướng được xác định. Kiên định là một phẩm chất tốt đẹp, là tinh thần giữ vững ý định, ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, trở lực. Khi đã không có lí tưởng, không có mục đích tốt đẹp sẽ không có phương hướng kiên định, khác nào ké đi đêm hoặc chui vào sừng trâu, đâm đầu vào lối cụt. Không có lí tưởng thì khác nào thuyền không lái, thuyền sẽ trôi về đâu, về bến bờ nào. Những kẻ sống quẩn quanh, sống bị động, hay dao động vì sống không có mục đích, không có lí tưởng, không có phương hướng. Mà khi đã không có phương hướng, hoặc không có phương hướng kiên định thì sẽ không có cuộc sống ý nghĩa. Anh sẽ không có hành động thiết thực. Nếu không có mơ ước, không có khát vọng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Anh sẽ trở thành kẻ sống thừa, sống mòn.
Nếu tuổi trẻ sống không có lí tưởng sẽ lười học, nhác lao động, sẽ sớm nhiễm phải những tệ nạn xã hội như ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc… Những học sinh “cá biệt’’ trong nhà trường hiện nay chủ yếu là do cách sống buông thả, sống không có lí tưởng.
Sống mà như chết thì sao có thể gọi là sống? Sống mà tâm hồn bị khô héo, trái tim bị băng giá thì không thể gọi là sống. Sống mà không nghĩ đến tương lai, sống mà không nghĩ đến cống hiến, phục vụ cho gia đình, đất nước thì sau có thể gọi là sống? Cô giáo em nói thời còn là học sinh, câu khẩu hiệu: “Sống, học tập, lao động và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại” có một sức mạnh ghê gớm, lôi cuốn hàng triệu thanh niên thi đua và lập công trong phong trào “ba sẵn sàng”.
Câu nói của nhà văn Nga đã chỉ rõ tầm quan trọng của lí tưởng và sống có lí tưởng. Câu nói ấy cho đến nay vẫn mới mẻ và giàu ý nghĩa đối với học sinh thanh niên chúng ta.
Đất nước đang đổi mới. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đang kêu gọi thanh niên lên đường. Có học tập tốt mới trang bị cho bản thân mỗi chúng ta kiến thức, kĩ năng khoa học, lao động. Hơn bao giờ hết chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề lí tường và sống có lí tưởng.
Lí tưởng là ngọn đèn. Với Tố Hữu, lí tưởng còn là “mùi hương chân lí”. Tôi nhớ vần thơ của ông.
“Khi ta đã say mùi hương chân líTương lai đó, trước mặt ta biển rộng Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao!”
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2 – Mẫu 2
Cuộc đời mỗi người là là hàng ngàn hàng vạn ngã rẽ vì thế đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn con đường sống cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Vì có quá nhiều ngã rẽ trong cuộc đời khiến chúng ta tự hỏi mình rằng: “Làm như thế nào để chọn được đúng con đường? ” Đó có phải là một điều quá khó lựa chọn không? Nhưng rồi chúng ta biết rằng “lí tưởng” là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất khi đi trên đường đời.
Chắc hẳn rằng nhiều người sẽ hỏi: “Lí tưởng là gì?” có lẽ lí tưởng là mục đích sống cao đẹp nhất mà ai cũng mong ước có. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi thì định nghĩa: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. Trong câu nói này, Lép Tôn-xtôi muốn khẳng định rằng lí tưởng rất quan trọng, nó là ngọn đèn soi đường dẫn lối chúng ta trong cuộc sống đưa chúng ta đi nhanh hơn đến thành công trong tương lai. Nhờ có ngọn đèn sáng này mà chúng ta có thêm niềm tin, nghị lực vào cuộc sống hiện tại và đặt ra mục đích rồi hành động vì một tương lai tốt đẹp hơn. Từ đó ta thấy rằng cuộc sống luôn tươi sáng không tối tăm mù mịt và đầy những bất trắc.
Có ai đó cũng từng nói rằng: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. “Phương hướng” là một hướng mà ta xác định muốn đi còn “kiên định” là một phẩm chất tốt đẹp của con người, là sự giữ vững tinh thần dù có ở hoàn cảnh nào thì ta vẫn có thể vượt qua. Nếu ta không có lí tưởng thì chẳng khác nào chúng ta ngồi trên chiếc thuyền trong màn đêm đen tối không có hướng đi vào bờ. Luôn sống trong quẩn quanh bế tắc không tìm ra lối thoát cho bản thân từ đó ta thấy cuộc sống đối với mình thật là tẻ nhạt và toàn là tuyệt vọng.
Câu nói của nhà văn thật hay nó như một thông điệp cuộc sống mà nhà văn muốn gửi đến tất cả mọi người. Câu nói có ý nghĩa rất lớn giúp ta thức tỉnh ước mơ, hoài bão và hành động trong cuộc sống. Vì khi có ước mơ mục đích rõ ràng thì ta mới có niềm tin phấn đấu để đạt được. Từ đó ta thấy cuộc sống nhiều màu sắc và sáng đẹp hẳn lên.
Nhất là đối với các bạn học sinh, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy xác định thật kỹ lí tưởng, con đường mình chọn đi đến tương lai. Và chăm chú tiếp thu học hỏi những điều bổ ích trong cuộc sống. Dù đôi khi có vấp ngã cũng không nên nản lòng, từ bỏ, hãy cố gắng vượt qua. Mỗi một lần thất bại chúng ta lại rút ra được một bài học quý báu trong cuộc sống.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì lí tưởng của con người dần bị mờ nhạt. Nhiều học sinh bê học hành sa, vào những tệ nạn của xã hội như nghiện điện tử, nghiện facebook, nghiện game… rồi không coi việc học ra gì cũng không nghĩ ước mơ và tương lai sau này ra sao. Kiểu sống thờ ơ với mọi thứ xung quanh mà chỉ biết đến sở thích tầm thường của mình lâu ngày sẽ trở thành thói quen và khiến con người nhanh chán nản với cuộc sống hiện tại, tụt lùi so với những người cùng trang lứa nó giống như một loại axit đang ăn mòn xã hội khiến xã hội không phát triển được.
Vì thế mỗi con người chúng ta phải tự xác định rõ lí tưởng sống của mình càng sớm càng tốt, chọn cho mình một hướng đi phù hợp và cố gắng đi đến cái đích cuối cùng. Cánh cửa thành công luôn mở để chào đón bạn bước vào một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống nhiều màu sắc và tràn đầy ý nghĩa. Lí tưởng sống luôn luôn là ngọn đèn soi sáng cho dân tộc Việt Nam, mỗi chúng ta cần phải biết xây dựng những lí tưởng sống phù hợp, để cùng phát triển và nâng những suy nghĩ và tư duy lên những tầm cao mới. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết xác định mục đích rõ ràng, từ đó xây dựng lên những kế hoạch thiết thực nhất, để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.
Mỗi người cần phải luôn luôn cố gắng xây dựng và phát triển lí tưởng sống của mình, đó là kim chỉ nam để dẫn đường và tiến bước cho chúng ta trên con đường đi sắp tới.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2 – Mẫu 3
Mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành đã trải qua một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc khoải một lí tưởng là con sinh ra được khỏe mạnh. Lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi giang và thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xuất sắc, lớn hơn nữa con sẽ là một danh nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép Tôn-xtôi).
Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ “lí tưởng” thì cảm thấy như gặp một cái gì xa vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng của Các Mác – Ăngghen, lí tưởng vô sản của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng là thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuộc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mỏi của mỗi người đặt ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của cuộc sống, và ví thế cuộc sống sẽ vô vị biết bao nếu thiếu đi “lí tưởng”.
Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, và vì là ngọn đèn chỉ đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lộ trình của cuộc sống.
Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh đang ra sức chinh phục chặng đường đua của mình.anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía trước, những bước cuối cùng của chặng đường đua là dải băng rôn về đích. anh cố hết sức và lao về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu.
Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: “Lí tưởng là phương hướng kiên định”, điều đó không có nghĩa rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịch không bao giờ có thể chuyển dịch. Trong cuộc sống có vô vàn lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng? Ví dụ như lí tưởng của một người kinh doanh là làm giàu, nhưng không phải bất chấp mọi thứ để làm giàu. Anh ta phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm. Lí tưởng của một cậu học sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Nhưng không phải là sẽ dùng những hành vi gian lận trong kì thi để đạt được điều đó.
Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chúng ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ vơ, lạc loài, rồi sẽ đi đâu về đâu. Khi bạn muốn chinh phục nóc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh Everest dù chỉ là một giây, thì phải trải qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính mạng, nhưng vẫn hết mình thực hiện cái lí tưởng của bản thân.
Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng xuống tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hàng trang duy nhất là lí tưởng tìm đường cứu nước. Giả dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giờ có can đảm ra đi. Chính vì thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bản thân. Xuân Diệu thì mải mê với lí tưởng:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắtCòn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm”
Cảm ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy “một phút huy hoàng” – đó là giây phút cháy bỏng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đông thời nhà thơ, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọi người trong cuộc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của “lí tưởng” như L.Tôn-xtôi đã khẳng định “không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ dũng cảm để sống hết mình, sống một cách trọn đấy cho lí tưởng. Chắc hẳn, chúng ta – những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho “mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng Đất Đỏ” và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi mười sáu.
Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cháy bỏng yêu thương của tâm hồn thi sĩ Xuân Diệu, với lí tưởng cách mạng cao cả của nữ anh hùng, liệt sĩ Võ Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗi chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng sống của bản thân mình để thật sự có một phương hướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng như từ đầu vẫn nói, lí tưởng không hề xa vời, lí tưởng là đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn L.Tôn-xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lí tưởng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng là không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Con đường hôm qua, hôm kia của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta đều đã lùi vào quá khứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt nhoà. Những con đường của hôm nay và của ngày mai còn tuỳ tôi, bạn và chúng ta đi như thế nào, chọn lựa “ngọn đèn lí tưởng” nào, đi theo phương hướng nào, để tiếp tục phát triển và đi lên cùng với sự thăng hoa của “ánh sáng lí tưởng”.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2 – Mẫu 4
Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Câu nói khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của mỗi con người.
Lí tưởng, đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin, là điều con người tôn thờ, khao khát. Có một niềm tin vững chắc vào lí tưởng, con người sống trong những niềm vui tột cùng như nhà thơ Tố Hữu từng hân hoan:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim”
Tố Hữu cũng như bao thanh niên Việt Nam yêu nước trong những tháng năm đất nước bị nô lệ tù đày, lí tưởng của nhà thơ là lí tưởng cộng sản, lí tưởng cách mạng, sống và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Hôm nay đây, khi nước nhà đã độc lập, lí tưởng của mỗi cá nhân rất khác nhau song đều chung nhau ở khát khao được khẳng định bản thân, được đóng góp cho gia đình và cộng đồng xã hội.
Cuộc sống con người nhiều khó khăn, gian nan và vất vả. Nếu không có ánh sáng soi đường, không có sức mạnh cổ vũ, tiếp sức thì nhiều người đã gục ngã, bỏ cuộc. Vậy đâu là ánh sáng và sức mạnh của con người? Đó là lí tưởng. Lí tưởng giống như ngọn đèn chỉ đường, nó chỉ cho con người con đường họ phải đi để đạt được mục đích, và đó là con đường sáng – con đường thiện. Nó cũng tạo ra động lực, thúc đẩy và động viên con người hành động để đạt được mục đích. Con người sống có lí tưởng luôn biết rõ con đường mình phải đi, không bị cám dỗ, níu kéo bởi những lợi ích tầm thường, hèn kém: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định”. Trong tình cảnh nước nhà có giặc ngoại xâm, lí tưởng của con người Việt Nam là giết giặc cứu nước – lí tưởng ấy soi rọi con đường mỗi người dân nước Nam đang đi, họ hiểu rõ “Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) và “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng chứ không còn con đường nào khác” (lí Tự Trọng).
Người sống không có lí tưởng luôn bị dao động, không ổn định về lập trường, tư tưởng. Khi mà lập trường, tư tưởng không vững vàng, sáng suốt, kiên định thì cuộc sống luôn chao đảo, bất bênh, và dễ lầm đường lạc lối. Đó là trường hợp của những kẻ bán nước hại dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhiều kẻ đã quy hàng thực dân Pháp, nhưng khi Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật thì lại đớn hèn lê gối làm tôi tớ cho Nhật tiếp tục phản bội giống nòi. Người sống có lí tưởng luôn có sức mạnh để vượt qua muôn vàn gian khó, nguy hiểm trên đời. Các chiến sĩ cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà không nề hiểm nguy, họ sống thiếu thốn, nghèo khổ, lam lũ, lẩn trốn sự truy đuổi kẻ thù, thậm chí phải chịu lao tù, tra tấn “điện giật, dùi đâm”, “dao cắt”, “bị bỏ đói”… Nhưng tất cả mọi thử thách dù nhọc nhằn gian khổ đến đâu đều không quật ngã được ý chí sắt đá, sự kiên cường bất khuất của những con người được tôi rèn bằng lí tưởng cách mạng.
Vậy nếu như con người sống mà không có lí tưởng? Khi ấy, điều đó đồng nghĩa với việc “không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Gọi là cuộc sống sao được nếu như những vị anh hùng của thời đại chấp nhận “đốt cháy những gì mình đã tôn thờ và tôn thờ những gì mình đã đốt cháy”, phản bội lí tưởng, phản bội niềm tin để quay lưng với lợi ích dân tộc chấp nhận cuộc đời nhung lụa trong tư thế cúi đầu đầy tủi nhục? Cũng chẳng thể gọi là cuộc sống nếu như mục đích của đời người trở thành một chiếc chong chóng đặt xuôi chiều cơn gió, bởi khi ấy, bạn đã trở thành một thứ đồ chơi trong tay kẻ khác.
Lí tưởng cao đẹp là phương hướng nhưng đồng thời đó còn là động lực giúp nhiều bạn trẻ hiện nay vượt qua những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống hiện đại để học tốt, sống tốt. Sống không lí tưởng, gặp khó khăn sẽ mau chóng nản chí, bỏ cuộc dù nó chỉ là một cơn buồn ngủ lúc canh khuya học bài. Thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay đang cần lắm những con đường sáng, những sức mạnh diệu kỳ để vượt qua khó khăn của thế hệ. Vì vậy, việc tự xây dựng cho mình một lí tưởng cao đẹp là điều ai cũng cần làm và phải làm ngay, làm gấp.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2 – Mẫu 5
Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như con người không xác định cho mình một lý tưởng sống tốt đẹp. Có ai đó đã từng nói rằng: “Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời”.
Thật vậy, lí tưởng giống như một ánh mặt trời soi sáng vạn vật. Trước hết, cần hiểu được, lí tưởng là toàn bộ những mục đích, những ước mơ tốt đẹp mà con người mong muốn và phấn đấu để đạt được. Lí tưởng rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của một đất nước.
Nếu con người không có lí tưởng sống, thì sẽ không xác định cho bản thân một phương hướng kiên định. Chúng ta sẽ không biết mình đang sống để làm gì và để trở thành người như thế nào. Lí tưởng tạo ra sức mạnh, thúc đẩy con người cố gắng để vươn tới thành công. Một người sống có ý nghĩa khi biết xác định cho mình lý tưởng tốt đẹp, không bị cám dỗ bởi những điều tầm thường.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã đem tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết để:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Họ không ngại khó khăn, thiếu thốn hay mưa bom bão đạn, thậm chí là cái chết để giành lại độc lập cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân. Đặc biệt nhất không thể kể đến những cái tên như: Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Lý Tự Trọng… Tất cả đã trở thành tấm gương sáng cho tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” – lí tưởng một thời của thế hệ thanh niên Việt Nam.
Đến ngày hôm nay, khi chiến tranh qua đi, đất nước được hưởng hòa bình. Những con người trẻ tuổi của dải đất hình chữ S đó lại mang trong mình một lí tưởng cao cả hơn. Họ muốn đưa dân tộc Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực để có thể giống như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “sáng vai với các cường quốc năm châu”. Trên nhiều lĩnh vực, có rất nhiều cái tên đã trở thành niềm tự hào của đất nước. Trong lĩnh vực Toán học, cái tên Ngô Bảo Châu chắc đã không còn xa lạ nữa – vị giáo sư trẻ tuổi đã đạt được giành được Huy chương Fields. Hay trong lĩnh vực thể thao, chúng ta phải kể đến cái tên Nguyễn Quang Hải – cầu thủ trẻ tuổi được cả châu Á biết đến với tài năng đã cùng đội tuyển U23 Việt Nam giành giải Á Quân U23 Châu Á… Tất cả họ đều mang trong mình những lí tưởng cao đẹp với khát vọng cống hiến, khát vọng đưa cái tên Việt Nam vươn tầm thế giới ở lĩnh vực đó.
Thế mới thấy được, lí tưởng sống có một vai trò quyết định đến tương lai của mỗi người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có một bộ phận không nhỏ những người sống không có lí tưởng. Họ chỉ mải mê chạy theo những cuộc vui chơi, sống buông thả hoặc dựa dẫm vào những người xung quanh. Họ không chịu dùng thời gian quý giá của mình để học tập, trau dồi mà chỉ biết sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Thậm chí nhiều người còn có những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Đó là những hành vi đáng lên án và cần phải tránh xa.
Đối với một học sinh lớp 12, chúng tôi luôn xác định cho mình được một lí tưởng sống tốt đẹp. Đồng thời, không ngừng cố gắng học tập kiến thức, không chỉ ở trường học mà còn ở ngoài xã hội. Với riêng tôi, việc có thể vượt qua kì thi THPT Quốc gia sắp tới với một kết quả cao nhất chính là mục tiêu lớn nhất. Tôi tin chắc chắn với sự cố gắng và kiên trì của mình, tôi sẽ đạt được điều mà mình mong muốn.
Qua phân tích trên, có thể khẳng định rằng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 2 – Mẫu 6
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lý tưởng là những ước mơ cao thượng nhất của con người, rất khó thực hiện nhưng lại có thể thực hiện được và đòi hỏi phải phấn đấu lâu dài, gian khổ, kiên trì…”. Quả thật, trong cuộc sống của chúng ta, lí tưởng có một vai trò vô cùng quan trọng.
Đầu tiên, cần phải hiểu rằng lí tưởng là định hướng, là mục đích sống đúng đắn, lành mạnh và tích cực. Lí tưởng sống của mỗi người khác nhau là khác nhau, đó có thể là lớn lao có thể là những điều nhỏ bé nhưng đối với mỗi người nó đều có ý nghĩa nhất định.
Vai trò của lí tưởng đối với con người cũng giống như một ngọn đèn chỉ đường. Đó chính là mục tiêu mà chúng ta hướng đến trong cuộc sống. Nhưng mục tiêu có thể cao đẹp cũng có thể tầm thường. Lí tưởng chỉ bao gồm những mục tiêu cao đẹp. Nhờ có lí tưởng thôi thúc mà con người trở nên mạnh mẽ, can đảm và kiên trì hơn khi đối mặt với những thử thách. Với mỗi bạn trẻ, đó giống như kim chỉ nam – giúp định hướng những bước đi đúng đắn trên con đường để tìm đến cái đích của thành công, của hạnh phúc.
Những người sống có lí tưởng rõ ràng vô cùng sâu sắc trong suy nghĩ. Họ biết được bản thân mình mong muốn điều gì và sẽ kiên trì để đạt được nó. Ngược lại, khi không có lí tưởng, con người dễ mất đi phương hướng, sống vô ích và chẳng thể phát huy được những điểm mạnh của bản thân. Cuộc sống của họ cứ trôi qua một cách mờ nhạt, vô định bởi sự lặp lại. Chính vì vậy, những người trẻ – tương lai của một đất nước cần xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn và kiên trì theo đuổi.
Giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh – khi ra đi tìm đường cứu nước, Người chỉ là một chàng thanh niên tuổi đôi mươi. Với lòng yêu nước cùng nhiệt huyết cách mạng, Người đã ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Những khó khăn, khổ cực ở nơi đất khách quê người không khiến chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành nản chí. Lí tưởng tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân luôn cháy bỏng trong tiềm thức của Người. Nó thôi thúc Bác tiếp tục cố gắng học tập để rồi bắt gặp ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Ngày hôm nay, có những người Việt Nam đã tiếp bước cha ông làm nên những kỳ tích. Trong lĩnh vực thể thao, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã liên tiếp đạt được những danh hiệu: Á quân U23 châu Á, vô địch AFF Cup 2018 với những cái tên như Quang Hải, Công Phượng, Duy Mạnh…
Nhưng cũng thật đáng buồn khi còn không ít những người sống không có lí tưởng. Họ luôn phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy. Bản thân luôn phải phụ thuộc vào gia đình, thầy cô và bạn bè. Họ không có định hướng cho tương lai. Mỗi ngày trôi qua đối với họ có lẽ chỉ là một sự lặp lại nhàm chán.
Là một học sinh lớp 12 – đứng trước một ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời, chúng tôi luôn cố gắng tích cực học tập, rèn luyện để bản thân trở nên ngày một hoàn thiện. Cùng với đó là xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp để có thể phấn đấu, nỗ lực.
Tóm lại, lí tưởng sống đã trở thành một “ngọn đèn” soi sáng tương lai cho mỗi người. Vì vậy, chúng ta hãy tự vạch ra cho mình một lí tưởng cao đẹp để hành trình tìm đến thành công sẽ kết thúc bằng “trái ngọt”.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3
Đề bài: Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu có câu: Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Anh chị hãy bày ý kiến của mình về câu thơ trên.
Dàn ý bài viết số 1 lớp 12 đề 3
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.
– Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi cả nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1. Sống đẹp là như thế nào
– Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
– Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
– Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
– Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của việc sống đẹp
– Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.
– Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.
– Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.
3. Bàn luận, mở rộng
– Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, …
– Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở nhũng hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.
4. Liên hệ bản thân
– Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.
– Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.
– Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
– Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa
III. Kết bài
– “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3 – Mẫu 1
Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Có người chỉ biết sống cho riêng mình, cho hiện tại mà chẳng cần biết đến kẻ khác, chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng cũng có rất nhiều người luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống làm thế nào để có một cuộc sống đẹp theo đúng ý nghĩa của nó.
Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Có người chỉ biết sống cho riêng mình, cho hiện tại mà chẳng cần biết đến kẻ khác, chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng cũng có rất nhiều người luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống làm thế nào để có một cuộc sống đẹp theo đúng ý nghĩa của nó. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Một khúc ca xuân cũng đã từng bâng khuâng: “Ôi sống đẹp đẹp là thế nào hỡi bạn”.
Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
“Sống đẹp” là cách sống không phải chỉ biết sống cho riêng mình, sống theo lối sống cá nhân, ích kỉ, đi ngược lại đạo lí làm người… mà “sống đẹp” là một cách sống biết hi sinh, vị tha, biết đấu tranh cho hạnh phúc của người khác, tức là phải luôn luôn sống theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
“Sống đẹp ” còn là cách sống luôn hướng về một mục đích, một lí tưởng cao đẹp, luôn gắn bó cuộc đời mình với đất nước với nhân dân. Cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng hùng hồn cho cách sống đẹp. Vì thiết tha với đất nước, với nhân dân nên cả cuộc đời Bác phải trải qua biết bao nhiêu hi sinh, gian khổ để đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước, cho hạnh phúc của nhân dân: “Chỉ biết quên mình cho hết thảy – Như dòng sông chảy nặng phù sa” như nhà thơ Tố Hữu đã nói.
Người có cách sống đẹp là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, có ước mơ trong sáng, có niềm tin và nghị lực vượt qua bao sóng gió của cuộc đời để vươn đến một tương lai tươi sáng. Qua bao kì thi tuyển sinh vào Đại học ta đã thấy có nhiều học sinh con nhà nghèo thiếu sách vở, thiếu thời gian vì còn phải làm việc để phụ giúp gia đình nhưng nhờ có tinh thần hiếu học, luôn nỗ lực trong cuộc sống và học tập nên đã trở thành thủ khoa trong những kì thi tuyển sinh đại học ấy.
“Sống đẹp” sẽ đem lại cho chúng ta một cuộc sống thật vô cùng ý nghĩa. “Sống đẹp” sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trong sáng, thanh cao hơn, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, đẩy lùi cái xấu, phát huy cái tốt, làm cho người gần người hơn, đời sống tinh thần ngày càng phong phú văn minh hơn.
Người học sinh sống đẹp là phải biết chăm chỉ học tập, có đạo đức tót, hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với thầy cô, thân ái, hòa nhã với bạn bè, biết nghe theo những lời hay, lẽ phải mà cha mẹ và thầy cô thường dạy bảo. Hơn nữa một người học sinh sống đẹp là người học sinh ấy phải trung thực trong học tập, không quay cóp trong khi làm bài, không xả rác trong lớp học và nơi công cộng, phải biết yêu thương, trân trọng, giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, phải biết bênh vực và đấu tranh cho lẽ phải, không tham gia vào các vụ bạo lực học đường.
Hơn nữa, khi chúng ta sống đẹp, được mọi người thương yêu, trân trọng thì khi chúng ta gặp rủi ro, hoạn nạn, chúng ta sẽ được mọi người cứu giúp, cưu mang, đùm bọc để chúng ta vượt qua những rủi ro hoạn nạn ấy.
Tóm lại, “Sống đẹp” là biểu hiện cách sống của một con người có văn hóa. Sống đẹp: làm cho nhân cách của chúng la ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Muốn sống đẹp chúng ta phải luôn đấu tranh với cái ác, cái xấu, tư tưởng cá nhân ích kỉ, tầm thường, nhỏ hẹp; phát huy cái tốt, cái thiện và phải biết trân trọng cái đẹp.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3 – Mẫu 2
Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?
“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, những phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp
Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất quý giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của một con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình, khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.
“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình. Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3 – Mẫu 3
“Phải sống như thế nào?” là một câu hỏi tự đặt ra, luôn luôn trăn trở với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày. Đó là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta từng phấn đấu thể hiện không mệt mỏi. Thi sĩ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?” Có thể nói đó là một câu thơ hay, một ý thơ đẹp, nhiều gợi mở, từng trở thành hành trang tâm hồn của bao bạn trẻ ngày nay.
Vậy thế nào là sống đẹp? Cách sống là cách làm người; sống đẹp là sống đúng đạo lí của dân tộc, sống đúng gia phong nếp nhà, biết “giấy rách phải giữ lấy lề”. Sống đẹp là cách sống có văn hóa, có học, từ cách ăn mặc đi đứng đến ngôn ngữ ứng xử từ hành động thái độ đến việc làm cụ thể đều đúng mực, có ích, được mọi người đồng tình và ngợi khen, cổ nhân lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm chuẩn mực để đánh giá nhân cách kẻ sĩ để phân biệt quân tử với tiểu nhân. Ngày nay, nhân dân ta lại lấy gương người tốt việc tốt, nêu cao những con người biết sống, học tập, lao động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để hướng tới và vươn lên.
Sống đẹp phải tùy thuộc vào lứa tuổi, vị thế xã hội. Các em nhỏ chăm ngoan, vệ sinh sạch sẽ, học giỏi là sống đẹp. Các cụ già “tuổi xưa nay hiếm” lại nêu cao khẩu hiệu: “Sống khỏe, sống vui, sống có ích” để làm gương cho con cháu noi theo. Một em bé chăn trâu đã dũng cảm nhảy xuống dòng sông cứu bạn khỏi chết đuối là sống đẹp. Một cán bộ biên phòng dũng cảm băng qua dòng nước lũ để cứu dân là sống đẹp. Một Việt kiều, một cán bộ sứ quán Việt Nam đã nêu cao, làm nổi bật những nét bản sắc của nhân dân ta trước bạn bè năm châu bốn biển là sống đẹp.
Phải biết sống đẹp trong đời thường hằng ngày. Siêng năng làm ăn, cần cù lao động, sống giản dị khiêm tốn, học hành chăm chỉ là sống đẹp. Tham ô, lãng phí, đè đầu cưỡi cổ nhân dân là kẻ tha hóa, bất lương. Cán bộ, công chức sống đẹp là phái thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm theo điều Bác Hồ dạy là sống đẹp.
Thầy, cô giáo thương yêu, chăm lo dạy bảo học sinh, coi học sinh như con em ruột thịt của mình, phấn đấu dạy tốt, dạy giỏi là sống đẹp. Thầy thuốc hết lòng săn sóc bệnh nhân, chữa bệnh giỏi, lương y như từ mẫu là sống đẹp.
Nhân ái là truyền thống đạo lí cao đẹp của nhân dân. Tình thương đã tỏa sáng tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Các câu ca, câu hát: “Lá lành đùm lá rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” luôn luôn được hàng triệu người nhắc đi nhắc lại và làm theo. Người có lòng nhân sống yêu thương săn sóc mọi người là sống đẹp.
Gia huấn ca tương truyền là của Nguyễn Trãi được các cụ già nhắc lại để khuyên bảo con cháu biết sống đẹp đế giữ lấy gia phong, giữ lấy nếp nhà:
Khi còn bé tại gia hầu hạ,Dưới hai thân vâng dạ theo lờiKhi ăn, khi nói, khi cười,Vào trong khuôn phép, ra ngoài đoan trang…
Thời kháng chiến chống Mĩ tuổi trẻ Việt Nam đã xả thân anh dũng chiến đấu để sống đẹp, nêu cao tâm thế và lí tưởng: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thẳng!”.
“Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn’?” – Đó là một câu thơ, câu hỏi rất thú vị. Một anh bạn đã nói: “Chí hướng của mình là học giỏi hôm nay để làm giàu ngày mai”. Lại có một cô nữ sinh lớp 12 tâm sự: “Phấn đấu thi tốt nghiệp, thi đại học đạt điểm cao, thi đỗ vào trường mà mình mơ ước”.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3 – Mẫu 4
Cuộc sống vẫn luôn đặt ra cho chúng ta rất nhiều câu hỏi khiến chúng ta phải băn khoăn, trăn trở để đi tìm câu trả lời. Sống thế nào cho đúng, sống thế nào cho không mất lòng người khác…Có quá nhiều thứ mà chúng ta cần phải lần lượt đi tìm đáp án, cũng như để hoàn thiện bản thân mình từng ngày. Tố Hữu từng băn khoăn với câu hỏi “Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn”. Một câu hỏi khiến nhiều người không thể trả lời ngay lập tức được, một câu hỏi có khi phải mất rất nhiều thời gian để tìm ra đáp án.
Tố Hữu là nhà thơ lăn lộn với đời, với nghề, với dân tộc và nhận ra rất nhiều chân lí. Thế nhưng ông vẫn cứ loay hoay với câu hỏi mà có lẽ ai cũng có thể hỏi như vậy.
Một câu cảm thán tự hỏi chính bản thân mình, rộng ra là hỏi người khác, hỏi rằng tôi và bạn đã có ai sống đẹp hay chưa? Bởi hiện nay lối sống đẹp đang là vấn đề cần phải bàn luận và gây tranh cãi. Thế nào là sống đẹp? Biểu hiện của sống đẹp và vai trò của sống đẹp hiện nay.
Mỗi người đều có một cách sống của riêng mình, đó là cách sống phù hợp nhất với suy nghĩ, với phong cách của bản thân mình. Nhưng liệu rằng cách sống đó có khiến người khác hài lòng hay không.
Sống đẹp chính là lối sống đúng với đạo lí từ xa xưa của cha ông ta, đúng với chuẩn mực xã hội, không khiến người khác phải phàn nàn, không ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục. Sống đẹp xuất phát từ phong cách của từng người, chúng ta không nên ép người khác phải sống thế này, sống thế kia, chỉ cần nó là lối sống “đúng và đẹp” như chúng ta vẫn mong.
Sống đẹp là một chuẩn mực mà rất nhiều người hướng đến, tuy nhiên nó không phải là duy nhất. Bởi vì tùy vào độ tuổi mà chúng ta ứng xử, sống như thế nào cho đẹp, cho hay. Mỗi độ tuổi sẽ có những cách sống đẹp khác nhau, không giống nhau nhưng tạo nên một thể thống nhất. Đối với những đứa trẻ thì sống đẹp không phải là cống hiến, không vi phạm luật lệ được đặt ra. Sống đẹp với các em chính là biết vâng lời cha mẹ, biết học hành chăm chỉ, biết cư xử có chủ ngữ với những người lớn hơn.. Đó chính là sống đẹp ở các em nhỏ.
Còn đối với người lớn, thì sống đẹp sẽ biểu hiện trong chính suy nghĩ và hành động của người đó hằng ngày. Sống đẹp xuất phát từ lời ăn tiếng nói hằng ngày mà chúng ta vẫn thường chứng kiến. Những người lao động thì cần phải biết chăm chỉ lao động, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi người một việc, đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc chung cho toàn xã hội.
Trong quá trình lao động thì cần phải giúp đỡ những người yếu kém hơn mình, không vi phạm những quy luật đã đề ra, không nên vì lợi ích của bản thân mình mà chà đạp, vùi dập những người xung quanh. Một ví dụ cụ thể: Trong một cơ quan, chúng ta sống và làm việc cạnh tranh nhau và muốn được vươn xa hơn nữa. Trong quá trình đó, việc bỏ ra thời gian giúp đỡ đồng nghiệp xung quanh không những trau dồi kiến thức mà còn tạo ấn tượng tốt cho những người xung quanh. Họ sẽ yêu quý bạn và trân trọng con người của bản. Như vậy chẳng phải chúng ta đang sống đẹp hay sao.
Trong hai cuộc kháng chiến, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tấm gương sống đẹp. Đó là Nguyễn Văn Trỗi, là Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu. Họ đều là những người sẵn sàng hi sinh bản thân mình để đổi lại sự hòa bình, tự do cho đất nước. Cho đến bây giờ thì lối sống của họ vẫn được nhiều người trân trọng và làm gương.
Sống đẹp sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta thoải mái, hòa đồng, tự tin; đồng thời sẽ khiến cho nhiều người yêu quý và trân trọng bạn.
Cha ông ta từ xưa đến nay vẫn có truyền thống yêu thương những người xung quanh “Thương người như thể thương thân” “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Lối sống đẹp là lối sống nên phát huy để cuộc sống này thêm tốt đẹp hơn.
Ngược lại có nhiều lại không có cách sống đẹp, mà lại sống không phù hợp với thuần phong mĩ tục, sống vi phạm pháp luật, sống ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Những người như thế sẽ không được mọi người yêu mến, cuộc sống của họ sẽ không được tốt đẹp như họ nghĩ.
Tố Hữu với câu hỏi “Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn” thực sự đã thức tỉnh được con người về cách sống nên và đúng trong cuộc sống này. Sống sao cho không hổ thẹn với bản thân mình, tốt cho mình, tốt cho người là cách sống nên tuyên truyền và phát huy hơn nữa.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3 – Mẫu 5
Tố Hữu ta không chỉ biết đến là một nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc, luôn bám sát từng sự kiện lịch sử mà ta còn biết đến ông với những vần thơ đầy chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời. Và một trong những câu thơ ấy chính là: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”. Câu hỏi đặt ra đầy ý nghĩa và đáng suy ngẫm trong xã hội hiện đại.
Sống đẹp là lối sống tích cực, luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh bằng trái tim chân thành, không vụ lợi. Sống đẹp là sống có mơ ước, lí tưởng, và luôn luôn phấn đấu để đạt được những nguyện vọng của bản thân. Sống đẹp là một lối sống cần có đặc biệt là lớp thanh niên – thế hệ quyết định cho tương lai, sự phồn vinh của đất nước. Câu nói của Tố Hữu là lời hỏi, lời chất vấn, lời nhắc nhở với mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để có nhân cách, lối sống cao đẹp.
Vậy, tại sao trong mỗi chúng ta cần phải có lối sống đẹp. Sống đẹp sẽ giúp chúng ta luôn biết cảm thông, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác đối với mình, giúp chúng ta có trái tim vị tha và bao dung hơn. Sống đẹp sẽ giúp mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi, tốt đẹp hơn, dễ hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Sống đẹp cũng giúp bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện, là một công dân có trách nhiệm với chính mình và với xã hội.
Người có lối sống đẹp là người sống có mơ ước, lí tưởng đẹp đẽ, phục vụ cho cộng đồng và xã hội. Những người như vậy thường hình thành cho bản thân đức tính tự lập, sống có hoài bão mơ ước. Đối với họ những khó khăn chỉ là thứ thuốc thử để họ tôi rèn bản lĩnh trở nên mạnh mẽ, vững vàng hơn. Họ không ngừng phấn đấu, vươn lên vì một tương lai tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn cả của những người xung quanh. Sống có lí tưởng, hoài bão chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Mang trong mình lí giải phóng đất nước khỏi vòng nô lệ, Người đã bôn ba bốn bể, không quản khó khăn và cuối cùng đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Người có lối sống đẹp còn mang trong mình một trái tim nhân hậu, trước hết họ hiểu thảo với ông bà, cha mẹ, đối xử tốt với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo. Rộng hơn họ có trái tim biết sẻ chia với những người có số phận bất hạnh bằng những hành động thiết thực như nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ. Đây cũng chính là biểu hiện của truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta “lá lành đùm lá rách”. Những người anh hùng đã giải cứu những cầu thủ nhí Thái Lan bị mắc kẹt trong hang chính là tấm gương tiêu biểu nhất cho những trái tim biết yêu thương và sẻ chia với người khác. Địa hình xấu, thời tiết bất lợi, nhưng bằng niềm tin, hơn cả là tình yêu thương, đội cứu hộ đã giải cứu thành công 11 cậu bé và huấn luyện viên. Tinh thần của họ như một viên ngọc sáng, vô cùng đáng ngợi ca, trân trọng.
Không chỉ vậy, người có lối sống đẹp còn là người có chí tiến thủ, ham học hỏi và cầu thị. Đối với họ, không có tri thức nào là đủ, họ không ngừng tìm tòi những tri thức mới, để mở mang đầu óc, trí tuệ, từ đó có cái nhìn toàn diện về vạn vật, có lối giao tiếp, ứng xử thông minh với mọi người. Trần Thị Diệu Linh cô bé con gái cô lao công, cuộc sống nghèo khó, vất vả, nhưng không vì thế mà em mất đi niềm đam mê học tập của mình. Bằng sự nỗ lực, kiên trì Diệu Linh đã nhận học bổng 7 tỷ của trường đại học danh giá thế giới Harvard.
Ngoài ra, những người có lối sống đẹp còn là những người sống tích cực, không gục ngã trước những khó khăn. Nhà vật lí vĩ đại Stephen William Hawking dù bị mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ nhưng không vì thế mà ông từ bỏ mơ ước, khát vọng của bản thân. Bằng sự nỗ lực, ý chí kiên cường và lối sống tích cực ông đã để lại những tri thức về vật lí vĩ đại cho nhân loại.
Nhưng bên cạnh những người có lối sống đẹp, sống lành mạnh, tích cực lại có những người có lối sống tiêu cực. Họ sống buông thả, không có mục đích, lí tưởng, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy. Và thường những người này thường sa vào các tệ nạn xã hội, là mối nguy với cộng đồng. Có những người lại sống ích kỉ, vụ lợi chỉ biết lo nghĩ cho những nhu cầu, lợi ích của bản thân. Khi thấy cái xấu, cái ác thì né tránh, sợ bị liên lụy. Và cuối cùng là có những kẻ sống vô ơn, vô cảm, thờ ơ trước những vấn đề xã hội, những người có số phận bất hạnh. Họ sống thiếu trách nhiệm với xung quan và với chính mình.
Là một học sinh chúng ta không chỉ trau dồi kiến thức mà còn phải tu dưỡng đạo đức, để trở thành công dẫn có ích trong xã hội. Muốn được như vậy, chúng là cần sống có hoài bão, lí tưởng, không ngừng nỗ lực phấn đấu. Cần có ý chí kiên cường, bền bỉ, dù gặp bất cứ khó khăn gì cũng không được nản chí, bỏ cuộc.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng có câu hát rất hay về lối sống đẹp: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Con người chỉ có sự sống hữu hạn, nhưng tiếng thơm của lòng tốt của lối sống đẹp sẽ còn mãi muôn đời. Bởi vậy, sống đẹp chính là cách để chúng ta lưu tiếng thơm với thời gian vô tận.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3 – Mẫu 6
“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”. Có bao giờ bạn tự hỏi lòng mình thế nào là sống đẹp? Vì sao phải sống đẹp? Hẳn một lần trong đời ai cũng nghĩ đến và cố công sống sao cho xứng đáng với những tháng ngày mình được sinh ra.
Sống đẹp là gì? Sống đẹp là thái độ sống ôn hòa, luôn luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn. Là thái độ sống chân thành, không giả dối, không trái với đạo đức, pháp luật. Sống đẹp còn là khi biết yêu thương, sẻ chia với những người có số phận bất hạnh hơn mình. Và cuối cùng sống đẹp là không ngừng hoàn thiện bản thân, có mơ ước, có ý chí nghị lực để vươn đến những ước mơ, những điều tốt đẹp. Sống đẹp chính là để hoàn thiện tâm cách bản thân, là đem sức mình giúp đỡ những người khác.
Sống đẹp là một thái độ sống tích cực mà chúng ta ai cũng cần có. Bởi khi bạn sống hòa đồng, thân thiện với mọi người sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Không chỉ vậy, khi giúp đỡ được ai đó gặp hoạn nạn khó khăn thì tâm an, bình thản, sẽ đem lại hạnh phúc cho chính bạn. Trong cuộc sống không tránh khỏi có những biến cố, bất chắc, khi bạn có một lối sống đẹp, lòng bao dung, nhân hậu có thể cảm hóa những con người lầm đường lạc lối. Ngoài ra, sống đẹp cũng là cái đích mà bất cứ ai cũng muốn vươn đến, nó đưa con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ. Cuối cùng lối sống tích cực, là phương thức hữu hiệu nhất giúp chúng ta hòa hợp cộng đồng, xã hội.
Nói đến biểu hiện của lối sống đẹp thật quả có vô hình vạn trạng. Đôi khi chỉ là những biểu hiện nhỏ bé, nhưng cũng có khi rất lớn lao vĩ. Sống đẹp là khi chúng ta sống có mục đích, có mơ ước, hình thành được đức tính tự lập. Khi đã có mục tiêu của bản thân phải kiên trì, nhẫn nại thực hiện đến cùng dù có vấp phải bao nhiêu khó khăn, trở ngại cũng không được ngã gục.
Những người có lối sống đẹp là những người có trái tim nhân hậu, hiếu thảo, luôn giúp đỡ những người xung quanh kém may mắn hơn mình. Hằng năm có biết bao tấm lòng hảo tâm, đã dang tay giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn, là những bạn thanh niên trẻ tuổi, đem sức trẻ đến những bản làng xa xôi mang cái chữ đến cho mọi người, mang lương thực, tình thương đến những gia đình bị lũ cuốn trôi. Đó chẳng phải là sống đẹp đó sao.
Sống đẹp còn là khi bạn không ngừng trau dồi, mở mang tri thức của bản thân. Mang những điều mình đã học được góp phần xây dựng đất nước.
Nhưng bên cạnh những người có lối sống đẹp, vẫn còn rất nhiều kẻ sống vụ lợi, ích kỉ, nhỏ nhen. Hoặc sống vô tâm, vô phế, không có mục đích cho tương lai, sống vô trách nhiệm với bản thân và với xã hội. Đây là lối sống cần phải lên án và loại trừ.
Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải hình thành cho mình một lối sống đẹp, tu dưỡng rèn luyện nhân tâm. Để đem trí tuệ và lòng nhân ái giúp đất nước phát triển, giúp đỡ những người có hoàn cảnh thiếu may mắn.
Bài viết số 1 lớp 12 đề 3 – Mẫu 7
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã một lần trăn trở về cách sống của mình. Bởi con người luôn muốn vươn tới những cái hay nhất, đẹp nhất và hoàn hảo nhất. Đứng trước những thách thức, những cám dỗ của cuộc sống? Sống có ích? Trăn trở đó cũng đã được Tố Hữu nhắc đến qua một câu thơ: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
Bạn đừng nghĩ “Sống đẹp” là một điều gì đó lớn lao, khó vươn tới ngược lại nó rất gần gũi với chúng ta. Sống đẹp đơn giản là sống có mục đích, có lý tưởng, sống tình cảm và vì mọi người. Sống đẹp là sống nhân ái, bao dung. Con người có tình thương sẽ sống đẹp và cảm thấy cuộc đời ấm áp, thân tình và đáng sống biết bao nhiêu. Tùy vào suy nghĩ của từng người mà “sống đẹp’ được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù thế nào thì nó cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp. Từ xa xưa ông cha ta đã dạy cho con cháu cách sống đẹp, đó dường như là truyền thống của con người Việt Nam được lưu truyền qua các câu ca dao, tục ngữ như: Giấy rách phải giữ lấy lề; Đói cho sạch, rách cho thơm; Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trong thực tế ta có thể thấy rất nhiều những biểu hiện của sống đẹp. Từ xưa, khi đất nước ta bị xâm lăng, trải qua hàng trăm năm đấu tranh để giành độc lập. Đã có biết bao nhiêu lớp người Việt Nam yêu nước đã ngã xuống. Họ cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó chính là lý tưởng cống hiến, xả thân hy sinh cho đất nước, cho dân tộc.Những cái tên như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Phan Đình Giót, Đặng Thùy Trâm… và rất nhiều những con người vô danh khác sẽ mãi luôn là tấm gương sáng cho lớp thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Khi mà chiến tranh đã lùi xa, đất nước đang phát triển từng ngày. Nhiều người hỏi rằng: “Thế hệ trẻ ngày nay đã cống hiến được gì cho đất nước? Họ đã sống đẹp như thế nào?” Và câu hỏi đó đã được lớp thanh niên trả lời rõ ràng trong thực tế. Khi mà mỗi cuộc thi sáng tạo, trí tuệ trẻ như Robocon, Olympic rất nhiều bạn đã mang được vinh quang về cho nước nhà khi liên tục giành được những giải thưởng cao nhất. Hay trên những đấu trường thể thao, những vận động viên trẻ như Nguyễn Thị Ánh Viên, đội tuyển bóng đá U23 đã đem được lá cờ Việt Nam phất cao trên đấu trường quốc tế. Đó chẳng phải là sống đẹp hay sao?
Tuy nhiên bên cạnh những người có lối sống đẹp thì có một số bộ phận lại có những lối sống đi ngược lại với chuẩn mực. Đó là những người có lối sống ích kỷ vụ lợi, sống buông thả tùy tiện, thiếu lý tưởng đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa. Hay có những người lại có lối sống lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kỹ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.
Trong cuộc sống chúng ta cần phải biết cách “Sống đẹp”. Tức là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình. Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Là những người học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập,mở mang kiến thức, trí tuệ của bản thân. Đó cũng là một cách để chúng ta sống đẹp. Bởi học sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức, có văn hóa từ đó đem tri thức của mình mà phát triển xã hội. Đồng thời mỗi người học sinh cũng cần phải học những cách sống lương thiện, tích cực. Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp. Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người, sẽ không có cuộc sống tốt đẹp nếu con người không biết “sống đẹp”. Vì vậy, hãy cùng nhau xây dựng một lối “sống đẹp” ngay từ bây giờ bạn nhé.