Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du

Cảm nhận về con người Nguyễn Du qua bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí

 Dàn ý Con người Nguyễn Du qua Độc Tiểu Thanh kí:

– Con người của Nguyễn Du

  • Nhạy cảm với nỗi đau đớn: Khóc cho những số kiếp mong manh, khóc cho những người tài hoa, bạc mệnh, dự cảm về nỗi đau đớn của chính mình.
  • Tấm lòng nhân ái, vị tha: đồng cảm với Tiểu Thanh và tất cả người có tài mà bất hạnh (những kẻ phong vận).
  • Cô đơn trước cõi đời, khao khát được tri âm: Nguyễn Du hướng câu hỏi bày tỏ niềm khao khát được trì âm dành cho hậu thế chứ không phải cho chính thời đại mình.

–  Cảm nghĩ: đồng cảm, thương yêu, xót xa, trân trọng…

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu mới 10

Bài làm văn mẫu

Người thơ phong vận như thơ ấy (Hàn Mặc Tử). Có phải vậy chăng mà cứ đọc một câu thơ là ta bắt gặp tâm hồn một con người? Có phải vậy chăng mà đọc Độc Tiểu Thanh kí là ta như được gặp cụ Tiên Điền, dẫu  Người đã xa cõi dương thế gần hai thế kỉ?

Bài thơ mở đầu bằng tiếng thở dài của Nguyễn Du về lẽ đời dâu bể và kiếp người mong manh:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Son phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư. _

(Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã thành gò hoang cả rồi,

Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.)

Trong vòng xoáy biến đổi dữ dội của thời đại, Tiểu Thanh, một người con gái tài hoa nhưng số phận lại vô cùng bi thảm, cũng bị vùi lấp trong quên lãng. Nhưng giữa sự lãng quên của nhân gian, vẫn còn có một trái tim ấm nóng đã nhớ và viếng thăm nàng qua nhất chỉ thư. Đến thăm Cô Sơn, Nguyễn Du chỉ còn gặp lại Tiểu Thanh qua “mảnh giấy” mong manh, chóng tàn. Và tấm lòng chan chứa yêu thương ấy ngay lập tức bén nhạy với nỗi đau của người xưa, nhỏ lệ khóc thương cho người xưa. Người nghệ sĩ đa mang không khóc thương cho những cái trọn vẹn, đầy đặn mà lại xúc động trước cái mong manh, dở dang gắn liền với số phận của con người bạc mệnh. Lời thơ cất lên đong đầy nỗi niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn.

Đọc thêm  Chứng Minh Nguyễn Trãi là Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo

Tham khảo các bài phân tích của Nguyễn Du

Cũng bởi quá nhạy cảm nên từ nỗi đau của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đẫ liên tưởng đến hết thảy những kẻ phong vận , hiển nhiên, trong đó có có cả ông, để cất lên tiếng khóc:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

(Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi là kẻ cùng một hội với con người phong vận mắc nỗi oan lạ lùng. )

Từ cuộc đời, số phận Tiểu Thanh, từ những điều trông thấy mà Nguyễn Du đã tường tận trong cuộc sống và từ chính bản thân mình, nhà thơ đã phát hiện ra quy luật nghiệt ngã: “tài hoa bạc mệnh”, “tài tử đa cùng”. Để rồi cũng từ chính đó, ông muốn hỏi cho rõ nguyên nhân gây nên bi kịch ấy.

Nguyễn Du đã tự đặt mình vào thế giới của những kẻ phong vận kì tự nhận là người cùng hội cùng thuyền để bày tỏ sự tri âm, đồng điệu giữa bán thân mình với người thiên cổ, với mọi kiếp tài hoa mà cuộc đời lại quá đỗi lận đận, truân chuyên. Tấm lòng nhân ái, vị tha của thi nhân dân vượt qua mọi rào cản không gian, thời gian để kết nối tất cả những kẻ cùng một lứa bên trời lận đận trở về châu hợp bên nhau. Nhưng người thiên cổ, kẻ lênh đênh xứ nào, có phải vậy chăng mà dẫu đắm mình trong nỗi đau nhân loại, Nguyễn Du vẫn thấu cảm sâu sắc một nỗi cô đơn giữa cuộc đời mênh mông:

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Từ hiện tại, Nguyễn Du khóc thương cho quá khứ, cho người trong qúa khứ. Và bất chợt nhà thơ tự hỏi ba trăm năm sau sẽ ai khóc thương mình. Câu hỏi đó hướng tới tương lai chứ không đặt cho hiện tại. Phải chăng vì Tố Như không thể tìm thấy sự đồng cảm trong chính thời đại của mình?Nguyễn Du từng độc điếu (một mình viếng) Tiểu Thanh, bởi thế nên ông không hi vọng sự đồng cảm của chính những con người trong thời đại mình.Lời thơ là tiếng lòng khao khát tri âm nhưng cũng bộc lộ rõ tâm thế cô đơn của thi nhân.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Dữ

Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ vẻn vẹn năm mươi sáu chữ nhưng chất chứa trong đó những tình cảm, cảm xúc thật lớn lao, cao cả. Và đằng sau tình cảm mang tầm vóc nhân loại ấy, chúng ta đã bắt gặp một Nguyễn Du rất mực nhạy cảm với những nỗi đau đớn, rất mực thương yêu đồng loại nhưng cũng rất mực cô đơn. Nguyễn Du ơi, đâu cần đến tam bách niên và đâu chỉ Chế Lan Viên, Tố Hữu mới làm thơ để tri ân với Người? Mà có lẽ rằng bất cứ ai của hậu thế này cũng đồng cảm, xót thương, yêu mến ông và hơn hết còn là sự thành kính trân trọng một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn (Hoài Thanh)

Tham khảo các bài phân tích về Truyện Kiều

Scroll to Top