Một số điểm hạn chế của Hoàng đế Lê Thánh Tông vĩ đại

Giới thiệu Hoàng đế, nhà thơ Lê Thánh Tông

Một số điểm hạn chế của Hoàng đế Lê Thánh Tông vĩ đại

Tiểu sử Hoàng đế, nhà thơ Lê Thánh Tông

Hoàng đế, nhà thơ Lê Thánh Tông, lúc nhỏ tên là Hạo, sau đổi là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng bảy năm Nhâm Tuất (25.08.1442, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, con trai út của Lê Thái Tông (1434 – 1442), sau ba anh  Nghi Dân, Khác Xương và Nhân Tông Bang Cơ. Mẹ Tư Thành là bà Ngô Thị Ngọc Dao, con Ngô Từ, khai quốc công thần thời khởi nghĩa Lam Sơn. Tư Thành sinh ra mới 14 ngày thì ngày  4 tháng Tấm (1.9.1442). xảy ra chuyện đột tử đầy bí ẩn của Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên, dẫn đến vụ án thảm khốc tru di gia tộc Nguyễn Trãi, người anh hùng trong sự nghiệp bình Ngô và sáng lập vương triều Lê SƠ. Trước đó, theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì : “Khi Quang Thục hoàng thái hậu (tứcNgô Thị Ngọc Dao) còn là Tiệp dư đã từng Vì trái ý bị vua Thái Tông bỏ tù ở vườn hoa, Trịnh Khả cứu bà thoát nạn. Cho nên vua Thánh Tông nhớ lại ơn trước, nhắc dùng con cháu ông, có ưu đãi hơn các bề tôi khác”. Truyền thuyết cũng nói, bà Ngọc Dao bị dèm pha, nhờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cứu ( giúp, che chở mới được an toàn sinh ra  – Tư Thành ở chùa Huy Văn, nằm ngoài  cung cấm. Sau đó, do bị thất sủng mà  Tư Thành vẫn cùng mê sống lánh mình  trong dân gian. Mãi đến năm bốn tuổi  mới được Thái hậu Nguyễn Thị Anh.  đang nắm chính sự thay con phong làm  Bình Nguyên Vương, được trở về cung  cấm, sống trong phủ đệ riêng, cùng học  tập với các thân vương ở tòa Kinh Diên.  Tư Thành tuấn tú, thông tuệ, biết rõ  phận mình, nên ngày đêm chăm học,  “tự che giấu, không lộ anh khí ra ngoài,  chỉ vui với sách vỠ cổ kim, nghĩa lý của  thánh hiển… sớm khuya không rời  quyển sách” (Đại Việt sử ký toàn thư). Các quan ở tòa Kinh Diên bấy giờ cho là bậc khác thường, bà Thái hậu  Nguyễn Thị Anh “yêu như cơn đẻ”,còn Nhân Tông Bang Cơ thì coi là “người  em hiếm có”. Mùa đông năm Kỷ Mão  (1459), Lạng Sơn Vương Nghi Dân, con  đầu của Lê Thái Tông, kết bè đảng giết  mẹ con Nhân Tông chiếm ngôi, đổi  phong Tư Thành là Gia Vương. Giữa  năm Canh Thìn (1460), các triều thần  dấy nghĩa, phế truất Nghi Dân, đón lập  Tư Thành làm vua. Tư Thành ở ngôi 38  năm, 10 năm đầu có niên hiệu là Quang Thuận (1460 – 1469), 28 năm sau đổi  niên hiệu là Hồng Đức (1470 – 1497).  Vua tự xưng hiệu là Thiên Nam động . chủ, Đạo Am chủ nhân, mất ngày 30  tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1497), niên   hiệu Hồng Đức thứ 28, được dâng miếu hiệu là Thánh Tông Thuần hoàng đế. Lê Thánh Tông là một ông vua “anh minh, quyết đoán, hùng tài, đại lược” (Vũ Quỳnh), có vai trò quan trọn hàng đầu trong việc củng cố, phát triển nhà nước phong kiến quan liêu theo mô hình Nho giáo. Nhà vua coi trọng việc xây dựng các chế độ, thiết chế, điển chương, pháp luật v.V… chuộng văn, trọng võ, mở mang đất đai, bờ cõi, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, có chính sách tự cường vẻ mặt đối ngoại, tự nhiệm về mặt đối nội. Nhà vua rất quan tâm đến nông nghiệp. Nhiều chính sách khuyến nông, bảo vệ để điểu, khẩn hoang, lập ấp.v.v… được ban hành, làm cho sức sản xuất xã hội tăng trưởng, đời sống nhân dân ổn định, xã hội thái bình, thịnh trị. Về mặt văn hóa, vua để cao Nho giáo, mở rộng chế độ khoa cử, lập nhà Thái học, dựng bia Văn miếu, Ưu: đãi nho thần, tuyên truyền và củng cố ý thức hệ phong kiến. Những việc làm đó tuy có phần phục vụ nhà nước phong kiến, song cũng có mặt tích cực đối với việc xây dựng và phát triển truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.

Đặc biệt việc tổ chức biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, bộ sách bách khoa điển chương Thiên Nam dư hạ tập, Độ Quốc triểu hình luật, việc cổ vũ phong trào sáng tác văn học, thành lập Tao đàn, việc khuyến khích viết văn thơ Nôm, việc xuống chiếu tìm kiếm dã sử, truyền thuyết cho sử quan tham khảo, việc rửa oan cho Nguyễn Trãi và ra lệnh tìm kiếm di cảo của ông sau vụ án tru  di thảm khốc… đều có thể xem là  những sự kiện, hành vi văn hóa lớn, biểu trưng cho một thời kỳ phát triển  thịnh đạt của văn hiến dân tộc.  Lê Thánh Tông trước tác khá nhiều. Thơ văn chữ Hán có văn và thơ. Văn có văn trước thuật và văn nghệ thuật. Văn trước thuật gồm hai loại : trước thuật có tính chất quan phương thì như hịch, chiếu, chế, chỉ, dụ, sớ văn… tiêu biểu là .Dụ khuyến học (còn gọi là : Văn khuyến học hoặc Chiếu khuyến học) nêu cao chính sách giáo dục của triều đình nhằm khuyến khích nho sĩ lập chí theo con đường cử nghiệp. Loại trước thuật ít nhiều có giá trị học thuật, văn chương thì như : Liệt truyện tạp chí, Khảo sử, Tựa thơ, một số đoạn bình  thơ, bình văn…Văn nghệ thuật thì trước hết phải kể đến Lam Sơn Lương thủy phú. Đây là một bài phú có quy mô lớn, ngót 400 câu, nhằm ca ngợi sự nghiệp , khai quốc của Lê Thái Tổ từ thánh địa Lam Sơn, với bút pháp hoành tráng phảng phất hùng văn Nguyễn Trãi. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục khen bài phú : ”… khí cốt hào mại cao siêu, lời văn bay bướm sinh động không kém gì cổ nhân”. Khác với bài phú được viết theo phong cách trữ tình hào mại, có dáng dấp sử thi, Thánh Tông di thảo là một truyện ký tự sự nghệ thuật. Tác phẩm do người đời sau tập hợp biên soạn nhưng chưa rõ là ai. Cuối mỗi truyện có lời bàn của Sơn Nam Thúc, cũng chưa tường lai lịch. Tương truyền tác phẩm là của Lê Thánh Tông, nhưng xem kỹ thì thấy Lê Thánh Tông có thể chỉ là tác giả một số trong 19 truyện ký. Một số truyện chắc do người đời  Nguyễn chữa lại và một số lại có thể do người đời Nguyễn viết ra Một số  Huyện ký trong Thánh Tông dị thảo được viết với bút pháp đại gia, với nghệ thuật vững vàng và có nội dung tư tưởng phù hợp với thời đại và những tác phẩm khác của Lê Thánh Tông. Cho nên, lời tương truyền không phải hoàn toàn vô căn cứ, và vì thế có thể xem tác phẩm là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của văn tự sự truyện ký chữ Hán.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Trúc Khê

Tác phẩm của Hoàng đế, nhà thơ Lê Thánh Tông

 Lê Thánh Tông viết nhiều thơ chữ Hán, viết từ thuở thiếu thời đến lúc về già, trước khi qua đời, viết trong dịp viếng lăng mộ tổ ở Lam Sơn, viết khi đi: thăm thú danh lam thắng tích, viết trong những cuộc tuần du, viễn chinh, khi cao hứng xướng họa với từ thần, khi có nhu cầu bộc lộ, giãi bày tâm sự v.v…Theo thống kê sơ bộ, thơ chữ Hán của ông còn lại khoảng 350 bài, chép rải rác trong vài chục tập sách Hán Nôm và “khắc trên bia, trên vách núi… Trong số 9 tập thơ còn tên để lại, chỉ 6 tập : Cháu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn mình cổ úy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh là có thơ để lại. Ba tập : Anh hoa hiếu trị, Cổ kim cung từ thi, Xuân vân thi, không thấy có thơ, có lẽ mất, hoặc còn, nhưng lẫn lộn vào trong nhiều tập sách có chép thơ ông. Những bài thơ chưa rõ thuộc tập nào, chiếm đến non nửa số thơ còn lại. Với khối lượng thơ văn chữ Hán nói trên, Lê Thánh Tông là tác giả viết nhiều nhất trong số những tác giả văn học nửa sau TK XV.

Trong số các tập thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông, Quỳnh uyển cửu ca là tác phẩm mà Lê Thánh Tông chỉ có 9 bài thơ, còn lại mấy trăm bài là của các từ  thân trong Tao đàn. Tao đàn là tên gọi một diễn đàn văn học được sáng lập vào năm Giáp Dân (1494). Theo sử sách và truyện ký thì nhân hai năm Sửu (1493) và Dần (1494) được mùa liền, nhà vua đã tập hợp 28 từ thần, ứng với 28 vì sao ở bốn phương trời gọi là Nhị thập bát tú, để xướng họa mừng điểm tốt trời cho, xoay quanh 9 để tài gọi là Quỳnh uyển cửu ca. Nhà vua tự xưng là Tao đàn nguyên súy, viết 9 bài xướng, 28 từ thần ở Viện hàn lâm họa lại 9 đề tài, số bài thơ sẽ là : 29×9=261 bài, nhưng hiện chỉ còn khoảng 250 bài, với tên chung của tập thơ là Quỳnh uyển cửu ca. Sự xuất hiện của Hội Tao đàn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào văn học cung đình. Tác phẩm của Hội chỉ có một tập thơ chữ Hán Quỳnh uyển cửu ca và hai bài Tựa, một của Lê Thánh Tông, một của Đào Cử, không có tập thơ nào khác nữa. Hội Tao đàn là một Hội nhà văn chính thống đầu tiên của lịch sử văn học, khác với các Tao đàn có tính chất địa phương như Thi xã Bích Động ở Đông Triều thời Trần hay Thi xã Chiêu anh các ở Hà Tiên TK XVII…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Khương Hữu Dụng

Thơ văn chữ Nôm của Lê Thánh Tông còn lại gồm năm sáu chục bài thơ Nôm và có thể là bài văn biển ngẫu : Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (Mười điều răn dạy cô hồn viết bằng quốc ngữ). Tác phẩm gồm II bài, một bài mở đầu và mười bài răn giới mười loại cô hồn. Kết thúc mỗi bài là một bài thi kệ thất ngôn bát cú hoặc xen lục ngôn, tổng cộng non 300 câu biển văn và 80 câu thơ Nôm ở 10 bài thơ. Tác phẩm được viết với mục đích giáo huấn, mượn việc răn cô hồn để khen chê, đề cao hoặc phê phán mười hạng người trong xã hội, dựa vào đạo lý, lợi ích của Nhà nước phong kiến. Hạng người như : quan liêu, nho sĩ, tướng quân thì được biểu dương, còn thiển tăng, đạo sĩ, thiên văn địa lý, lương y, thương cổ, hoa nương, đãng tử thì bị trào tiếu, mạt sát. Tuy vẫn còn ý kiến nghỉ ngại về văn bản và tác giả của tác phẩm, nhiều học giả cho rằng tác phẩm có ngôn từ của cuối TK XV và chắc là của Lê Thánh Tông.

Thơ Nôm Lê Thánh Tông gồm nhiều bài trong Hồng Đức quốc: âm thi tập và trong một số sách khác. Hồng Đức quốc âm thi tập là tuyển tập thơ Nôm của các tác giả thời Hồng Đức (1470 – 149?) chứ không phải là tác phẩm của Hội Tao đàn, mãi đến năm 1494 mới ra đời. Hồng Đức quốc: âm thi tập không ghi tên tác giả của tập thơ và ở mỗi bài thơ, nhưng dựa vào nội dung tư tưởng, lối ngâm vịnh, xướng họa giữa vua tôi, quan hệ giữa thi phẩm với một số tập thơ Nôm khác có thơ Nôm Lê Thánh Tông, các nhà nghiên cứu đã có thể trích xuất ra được khoảng năm sáu chục bài thơ là của Lê Thánh Tông. Hy vọng sau này thơ Nôm Lê Thánh Tông sẽ được tìm tách và sưu tập nhiều hơn nữa. Như vậy, ở nửa sau TK XV, Lê Thánh Tông không chỉ là tác giả viết nhiều nhất thơ văn chữ Hán mà còn là tác giả viết nhiều nhất thơ văn chữ Nôm. Ở một thời chữ Hán và văn chương bác học phát triển thịnh đạt như thế, chữ Nôm và văn học Nôm còn  đang ở vị thế thấp kém như vậy, việc  nhà vua cổ vũ, khuyến khích phong trào  sáng tác thơ Nôm, nắm vững luật thơ  Nôm (Đại Việt sử ký toàn thư), viết nhiều thơ văn Nôm…, đã biểu hiện thái  độ tin yêu và quý trọng ngôn ngữ văn học dân tộc. Cùng với Trần Nhân Tông, : Hồ Quý Ly… trước đó, Trịnh Căn, Trịnh : Doanh, Quang Trung, Tự Đức.. sau này, nhiều vua chúa nước Việt đã có thái độ  đúng đắn đối với văn thơ Nôm, điều mà trước đây có lúc ta còn ngộ nhận. Là tác gia lớn của văn học nửa sau TK XV, Lê Thánh Tông có những đóng góp tích cực và đây hiệu quả đối với sự phát triển của văn học dân tộc. Trước Lê Thánh Tông, văn học có đặc trưng cơ bản mang tính lịch sử, cảm hứng, âm hưởng chủ đạo là khẳng định dân tộc. Khẳng định dân tộc thực chất là khẳng định độc lập, chủ quyền, lãnh thổ dân tộc, là khẳng định văn hiến Đại Việt, chống lại âm mưu và hành động xâm lược, đồng hóa của các đế chế phương Bác. Tác giả, tác phẩm lớn thời này đều viết về những cuộc chiến tranh chống xâm lược, thống trị, Mẫu người lý tưởng của văn học là người anh hùng vệ quốc. Từ Lê Thánh Tông trở đi, đặc trưng cơ bản, cảm hứng, âm hưởng chủ đạo của sáng tác văn học là khẳng định. chính quyền phong kiến dân tộc tự chủ, nhất thống theo mô hình Nho giáo. Thực chất của sự khẳng định này là xây dựng một Nhà nước phong kiến hùng mạnh có khả năng tổ chức sự nghiệp bảo vệ biên cương, mở mang bờ cõi, đẹp trừ bạo loạn cát cứ, là đề cao trách nhiệm của triều đình, vua quan, nho sĩ quan liêu đối với nước, với dân, là phát huy nền văn hóa dân tộc, mà hạt nhân là ý thức tự lập, tự cường, khát vọng hòa bình, hạnh phúc, là ngợi ca lịch sử hào hùng, non sông gấm vóc…. Đồng thời cũng tôn sùng Nho giáo, trọng thị đạo đức phong kiến, ca công tụng đức chế độ, vua quan, duy trì trật tự lễ giáo phong kiến..*trong sự kết hợp giữa hệ tư tưởng Nho giáo với tinh thần dân tộc, nhằm kiến tạo nên một chế độ phong kiến tập quyền tự chủ, thống nhất, mạnh mẽ. Nội dung như thế nên mẫu người lý tưởng của sáng tác văn học là nhà kinh bang tế thế, kinh bang hoa quốc. Tác giả hầu hết là nho sĩ quan liêu, tiêu biểu nhất chính là ông vua nhà nho Lê Thánh Tông. Tác phẩm của ông thể hiện tập trung nhất, hay nhất, phong phú, đa dạng nhất đặc trưng cơ bản mang tính lịch sử ấy của bước phát triển mới trên lĩnh vực sáng tác văn chương.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu

Cũng do vị thế Nho giáo, nho sĩ làm văn mà văn học nho gia trở thành quan phương, chính thống. Lê Thánh Tông trong Tựa Quỳnh uyển cửu ca khi lập Hội Tao đàn đã phát biểu theo cách của ông về quan niệm Văn chở đạo, trong bài thơ Văn nhân thì lại lý tưởng hóa thi nhân ở cái đức hóa dân, đem lại xuân phong hòa khí cho đời. Và từ việc vận dụng quan niệm vẫn học nho gia vào sáng tác văn học dân tộc, Lê Thánh Tông đã phát triển thơ đề vịnh thiên nhiên thành những bài ca vừa huy hoàng, tráng lệ, đầy ấp hình tượng đất nước, vượng khí non sông, địa lính  nhân kiệt, Nam quốc, Nam thiên uy  nghi, đính đạc, cổ kính, vĩnh hằng…  vừa hiện thực, bình dị cuộc sống muôn  dân trong thời thái bình, thịnh trị no  ấm, yên vui với công cao đức cả của  vua sáng tôi hiền một thời : “Nhà nam  nhà bắc đều no mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”. Lê Thánh Tông cũng  rất xuất sắc khi lần đầu tiên dùng chữ  Nôm viết thơ vịnh Nam sử, để cao anh  hùng vệ quốc, danh nhân văn hóa, và ca  khi cổ vũ sáng tác thơ đề vịnh Bắc sử,  vốn chỉ ngẫu hứng với một ít bài trong  văn học Lý – Trần, thành thi tập hàng  trăm bài như Cổ tâm bách vịnh của  chính nhà thơ. Lê Thánh Tông đặc biệt  chững chạc, điêu luyện và sáng tạo trong lĩnh vực văn thơ Nôm. Tháp giới  cô hồn quốc ngữ văn sử dụng một cách  vững vàng và chủ động ngôn ngữ văn  học dân tộc, tạo dựng được nhiều chân dung văn học hiện thực, sống động về thương cổ, đăng tử, hoa Hương… Thơ Nôm của ông trong mối liên hệ với Hồng Đức quốc âm thi tập cũng có những cống hiến đích thực, độc đáo. Lê Thánh Tông là tác giả đầu tiên dùng thơ Nôm viết về địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử nước nhà, điều mà thơ Nôm Nguyễn Trãi trước đó không có. Thơ Nôm viết về đề tài này thường lưu chuyển hình tượng non sông đất nước,  bức tranh Nam quốc, Nam thiên đầy ắp cảm hứng lịch sử về cương vực, cảnh quan, danh lam, thắng tích. Lê Thánh Tông còn là tác giả của nhiều bài thơ vịnh về những sự vật tầm thường, những con người nhỏ bé, như : vịnh về quả dưa, củ khoai, rau cải ; cái rế, cái nón, cái đó, cái cối xay, cây đánh đu, táo bếp, con cóc, con rận, con kiến, con muỗi, người ăn mày, người bù nhìn v.v… Đây là loại thơ có những bài vẫn được coi là thơ khẩu khí, nhưng tính chất và ý nghĩa thẩm mỹ của nó thì lại là một loại thơ đề vịnh bác học theo khuynh hướng bình dị, dân dã, thường lấy việc nhỏ nói điều to, lấy sự vật, con người tâm thường nói đạo lý, sự vật, con người cao quý… Việc làm đó xuất phát từ một quan niệm thẩm mỹ chứ không phải nhằm thanh minh cho quãng đời tuổi thơ chẳng có gì mờ ám của nhà vua. Cuối cùng, thơ Nôm Lê Thánh Tông cũng như trường thơ Nôm Hồng Đức còn có nhiều sáng tạo về hình tượng nghệ thuật về non sông, đất nước, vẻ anh hùng, liệt nữ, thậm chí hình tượng nghệ thuật về người nghĩa phụ bình dân, người lính thú biên phòng. Đặc biệt, Lê Thánh Tông, kế tục Nguyễn Trãi, đẩy mạnh khuynh hướng dân tộc, dân chủ hóa trong lĩnh vực ngôn từ văn học. Không chỉ là tiếp tục Việt hóa những từ ngữ, điển cố Hán học mà còn là Việt hóa thơ Đường bằng ngôn ngữ toàn dân và khẩu ngữ hàng ngày, nhất là sử dụng rất sáng tạo nhiều loại từ lấp láy, trùng âm… và lớp từ có giọng điệu hài hước, trào lộng. Lê Thánh Tông là tác giả thứ hai, sau Nguyễn Trãi ở TK XV, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong sáng tác thơ Nôm. Cùng với thành tựu thơ văn chữ Hán, Lê Thánh Tông xứng đáng là tác giả kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. 

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top