Notebook Fountain Pens Pen - Free photo on Pixabay

Giới thiệu Lĩnh Nam chích quái

Notebook Fountain Pens Pen - Free photo on Pixabay

Giới thiệu Lĩnh Nam Chích Quái

Tác phẩm văn xuôi chữ Hán TKXV, sưu tập các truyền thuyết, cổ tích,  truyện cổ lưu truyền trong dân gian,  được biên soạn, sửa chữa, bổ sung  nhiều lần do nhiều soạn giả. Những tên tuổi thường được nhắc đến cùng với  Lĩnh Nam chích quái là Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh và Kiểu Phú.  Trần Thế Pháp (TK XIV?), tự Thức Chi, quê ở Thạch Thất, nay thuộc Hà Tây, hiện chưa rõ năm sinh, năm mất và  hành trạng. Các học giả thời xưa đều  nói sách có tên Lĩnh Nam chích quái do Trần Thế Pháp soạn. Nhưng nguyên bản cổ không còn lưu lại đến ngày nay.

 Vũ Quỳnh (1453 – 1516), tự Thủ Phác, hiệu Đốc Trai và Yến Xương. Quê gốc : làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vũ Quỳnh xuất thân từ một gia đình khoa bảng. Thân sinh ra Vũ Quỳnh là Vũ Hựu, đỗ Hoàng giáp năm Quang Thuận thứ 9 đời Lê Thánh Tông (1468). Vũ Hựu là tác giả cuốn Đại thành toán pháp, đồng thời với Lương Thế Vinh. Có sách nói sách có tên Lập thành toán pháp. Về sau, con và cháu Vũ Quỳnh có nhiều người đỗ đạt. Vũ Quỳnh đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi (1478), làm quan đến Thượng thư bộ Lễ, kiếm Đô tổng tài Quốc sử quán. Năm 1516, ông bị tử nạn trên đường về quê nhà.  Vũ Quỳnh có soạn nhiều tác phẩm : bộ sử Đại Việt thông giám thông khảo (gọi tắt Việt giám thông khảo), tập thơ Tố Cảm và nhuận đính sách Lĩnh Nam chích quái có tên Lĩnh Nam chích quái liệt truyện. Có sách nói, ông còn soạn lại cuốn Đại thành toán pháp của cha là Vũ Hựu.

Kiều Phú (1447 -?), tự Hiếu Lễ, hiệu Ninh Sơn, người làng Lập Hạ, huyện Yên Sơn, nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, đỗ Tiến sĩ năm 1475, giữ chức Giám sát ngự sử xứ Kinh Bắc, sau giữ chức Tham chính. Bài tựa của Kiều Phú cho biết ông nhuận đính Lĩnh Nam chích quái vào năm 1493. Theo Vũ Quỳnh, người soạn ra các truyện về sau được đưa vào Lĩnh Nam chích quái là những bậc “tài cao học rộng” đời Lý – Trần. Và sách được các vị “bác nhã hiếu cổ” đời Lê nhuận sắc. Vũ Quỳnh không nói rõ tên người soạn thảo hay nhuận sắc. Nhưng Đặng Minh Khiêm (1456 – 1522), Vũ Phương Đề (1697 -?), Lê Quý Đôn (1726 – 1784) đều nói tới Trần Thế Pháp sống đồng  thời hoặc trước Vũ Quỳnh, đã tập hợp và soạn lại một số truyện dân gian nằm rải rác trong sách cố, làm thành cuốn  Lĩnh Nam chích quái lục. Trên cơ sở tư liệu của những người đi trước, Vũ  Quỳnh đã hiệu đính. Sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, gồm 2 quyển. Cuối sách có một bài Tựa, “đề năm Hồng Đức 23, liệt kê 22 truyện được chép trong sách là : Họ Hồng Bàng, Ngư tỉnh, Hồ tỉnh. Mộc tỉnh, Trầu cau, Nhất dạ trạch, Đồng Thiên Vương, Bánh chưng, Dưa hấu, Bạch tỉ, Lý Ông Trọng, Giếng Việt, Rùa Vàng, Man Nương, Tản Viên, Thần Long nhãn, Từ Đạo Hạnh – Nguyễn Minh Không, Nam Chiếu, Tô Lịch, Dương Không Lộ Nguyễn Giác Hải, Hà Ô Lôi, Dạ Thoa. Khoảng một năm sau, Kiểu Phú hoàn thành một bản Lĩnh Nam chích quái khác, chép 22 truyện. Đến giữa TK XVII, Đoàn Vĩnh Phúc đã soạn thêm quyển thứ 3. Sang TK XVII, Vũ Khâm Lân lại bổ sung thêm truyện khác vào sách, phần chép thêm ghi là “tực bổ”, “tục biên”. Đến TK XIX, có thêm nhiều tác giả vô danh hoặc hữu danh sửa chữa, thêm bớt làm cho cuốn sách có dung lượng lớn. Vẻ văn bản, hiện còn nghi vấn đối với 9 văn bản khác nhau có sách nói có lÌ văn bản. Bản ít nhất chép 22 truyện, bản nhiều nhất chép 42 truyện trong số T6 truyện khác nhau Qua đối chiếu, có thể xác định, phần cốt yếu của Lĩnh Nam chích quái gồm 23 truyện đã được chép trong sách của Vũ Quỳnh, Kiều Phú.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Mai Ngữ

Theo một tài liệu được công bố năm 1993 (Tản đính Lĩnh Nam chích quái Bùi Văn Nguyên dịch thuật, chú thích) Vũ Quỳnh có biết việc biên soạn bản cổ Lĩnh Nam chích quái nhưng ông “chưa hài lòng với cách viết còn đơn giản” của tập truyện nên đã viết một bản mới khác. Đó là Tản đính Lĩnh Nam: chích quái, viết lối truyền kỳ theo dụng chương hồi, hoàn thành và để tựa có thể vào năm 1505 (?). Toàn sách có 25 hồi ứng với 25 truyện, gồm : Họ Hồng Bàng, Ngư tỉnh, Chử Đồng Từ, Trầu cau, Dưa hấu, Đồng Thiên Vương, Hồ tinh, Mộc tình, Bánh chưng, bánh dày, Thần núi Tản Viên, Lý Ông Trọng. Giếng Việt, Rùa vàng, Hai Bà Trưng, Man Nương, Sĩ Vương, Nam Chiếu, Tô Lịch, Thần Long Đỗ, Sư Khuông Việt lập đến Sóc Thiên Vương, Mị Ê. Vũ Phục, Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không, Nguyễn Giác Hải và Dương Không Lộ, Huyền Quang- Bản Tân lính Lĩnh Nam chích quái dạng chương hồi này cho đến nay vẫn đang còn nhiều vấn để cần làm rõ hơn về văn bản tác  phẩm. 

 Lĩnh Nam chích quái (Lượm lặt, lựa nhặt chuyện lạ ở cõi Lĩnh Nam), là tập  sách bao gồm những câu chuyện không đợi tạc vào đá, khắc vào gỗ mà  văn lưu hành ở lòng người, ở bia miệng: Từ em bé tuổi thơ đến cụ già tóc bạc đều trọng đạo và yêu thích…” (Cổ thuyết tựa dẫn, Trần Thế Pháp). Các truyện được chép dưới dạng thần thoại, truyền thuyết, cổ tích. Các truyện được sổ chép về nguồn gốc dân tộc có Họ Hồng ra Bàng, Ngư tính, Hồ tính, Mộc tính, đã khẳng định sự cao quý của nguồn gốc con rồng cháu tiên, tạo nên ý niệm về sự thống nhất quốc gia, dân tộc. Các truyện chép về văn hóa cổ, về những nhân vật lịch sử như Rùa vàng, Đổng Thiên Vương, Hai vị thần Long nhãn,Hai Bà Trưng, Từ Đạo Hạnh… nói lên niềm tự hào về non sông đất nước, về lịch sử anh hùng của dân tộc. Các truyện chép về phong tục, tập quán sinh hoạt dân tộc như Bánh chưng, Trầu cau, Dưa hấu… thể hiện tình yêu quê hương, đời sống tính thần phong phú riêng biệt đặc sắc và mối quan hệ đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Trở về với ‘văn học dân gian và bám sát lịch sử, Lĩnh Nam chích quái đã dựng lại một phần tiến trình lịch sử dân tộc, tạo cơ sở cho các sử gia đưa thời Hồng Bàng- Hùng Vương vào chính sử. :

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Lê Văn

Với Lĩnh Nam chích quái, các tác giả đã cố gắng “văn học hóa” kho tàng truyền thuyết dân gian còn sót lại sau hàng nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa tìm cách tiêu hủy. Tác phẩm được xem như một tập truyện ký vào loại xưa còn lại của văn học người Việt. Cùng với Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp. Vũ Quỳnh và Kiều Phú là những người tạo nền móng cho sự sinh thành văn xuôi chữ Hán của dân tộc. 

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top